Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Để một hệ sinh thái đạt được trạng thái cân bằng tự nhiên, điều kiện nào sau đây là không cần thiết?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

42.1

Để một hệ sinh thái đạt được trạng thái cân bằng tự nhiên, điều kiện nào sau đây là không cần thiết?

A. Quần xã sinh vật trong hệ sinh thái thích nghi với các điều kiện sống trong môi trường.

B. Các thành phần sinh vật trong quần xã cân bằng nhau.

C. Khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường cân bằng với nhu cầu của các sinh vật trong quần xã.

D. Nguồn sống trong môi trường đủ và dư thừa so với nhu cầu của các sinh vật trong quần xã.

Phương pháp giải:

Để một hệ sinh thái đạt được trạng thái cân bằng tự nhiên, nguồn sống trong môi trường đủ và dư thừa so với nhu cầu của các sinh vật trong quần xã là không cần thiết.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án D.

42.2

Hoạt động nào sau đây có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên?

A. Bảo vệ các khu rừng già.

B. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.

C. Khai thác rừng đầu nguồn để xây dựng các công trình thuỷ điện.

D. Xử lí nghiêm các trường hợp săn bắn, mua bán, tiêu thụ các động vật hoang dã.

Phương pháp giải:

Khai thác rừng đầu nguồn để xây dựng các công trình thuỷ điện có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án C.

42.3

Biện pháp nào sau đây có tác dụng bảo vệ môi trường tự nhiên?

A. Phá bỏ các khu rừng già, thay thế bằng các khu rừng trồng nhằm nâng cao sản lượng khai thác.

B. Khai thác hết rừng đâu nguồn để trồng cây, gây rừng mới nhằm tăng cường khả năng phòng hộ của rừng.

C. Chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp hoặc đất để xây dựng nhà ở và các công trình giao thông.

D. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.

Phương pháp giải:

Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia có tác dụng bảo vệ môi trường tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án D.

42.4

Trong những hoạt động sau đây, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên?

(1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.

(2) Tích cực trồng cây gây rừng.

(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

(4) Xây dựng các nhà máy thuỷ điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng.

(5) Duy trì tập quán du canh, du cư của đồng bào dân tộc thiểu số.

A. 1.                      B. 2.                           C. 3.                          D. 4.

Phương pháp giải:

Các hoạt động góp phần vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên: (2), (3).

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B

42.5

Sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại lên đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là

A. biến đổi môi trường.                                              B. ô nhiễm môi trường.

C. nhiễm bẩn môi trường.                                          D. biến động môi trường.

Phương pháp giải:

Sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại lên đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là ô nhiễm môi trường

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B

42.6

Những hoạt động nào sau đây góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?

(1) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong trồng trọt.

(2) Kiểm soát chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

(4) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

(6) Sử dụng rộng rãi các loại thuốc hoá học tiêu diệt các loại sâu, bệnh và cỏ dại.

(7) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.

A. (1), (2), (4), (7).                                                  B. (1), (3), (5), (7).

C. (2), (3), (4), (6).                                                  D. (1), (4), (5), (6).

Phương pháp giải:

(1), (2), (4), (7).                  

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án A

42.7

Nối mỗi hoạt động của con người với ý nghĩa của hoạt động đó cho phù hợp.

Hoạt động của con người

 

Ý nghĩa của hoạt động

(1) Tăng cường sử dụng các vật liệu có thể tái sử dụng và thân thiện với môi trường.

a) Hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.

(2) Thu gom và tiêu huỷ gia súc, gia cầm bị bệnh theo đúng quy trình.

b) Hạn chế ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật.

(3) Bảo vệ các loài thiên địch của các loài sinh vật hại cây trồng.

c) Hạn chế ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.

(4) Lắp đặt các thiết bị lọc khí thải từ các nhà máy.

d) Hạn chế ô nhiễm rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

Phương pháp giải:

Dựa vào tác hại/ lợi ích của các hoạt động.

Lời giải chi tiết:

(1) - d; (2) - c; (3) - b; (4) - a.

42.8

Nối mỗi thời kì phát triển xã hội với các tác động của con người đối với môi trường ở thời kì đó cho phù hợp.

Thời kì phát triển xã hội

 

Tác động của con người đối với môi trường

(1) Thời kì nguyên thuỷ

 

a) Săn bắt, hái lượm, sống hòa đồng với thiên nhiên.

b) Diện tích rừng tự nhiên và đất trồng trọt bị thu hẹp.

(2) Xã hội nông nghiệp

 

c) Nhiều giống vật nuôi cây trồng được lai tạo và để nhân giống.

d) Đa dạng sinh học và chất lượng môi trường bị suy giảm.

(3) Xã hội công nghiệp

 

e) Làm cháy nhiều khu rừng khi dùng lửa để nấu chín thức ăn và xua đuổi thú dữ.

g) Chặt phá, đốt rừng lấy đất để trồng trọt và chăn thả gia súc.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự phát triển của xã hội qua các thời kỳ.

Lời giải chi tiết:

(1) - a, e; (2) - c, g; (3) - b, d.

42.9

Bạn An cho rằng hạn chế gia tăng dân số là một trong những biện pháp giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường, em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Giải thích.

Phương pháp giải:

Đồng ý

Lời giải chi tiết:

Dân số gia tăng kéo theo nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu,... tăng lên buộc con người phải gia tăng tốc độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời thải ra môi trường lượng chất thải ngày càng lớn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

42.10

Nối mỗi tác nhân gây ô nhiễm môi trường với các biện pháp hạn chế tương ứng.

Tác nhân gây ô nhiễm môi trường

 

Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường

(1) Ô nhiễm do khí thải từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

 

a) Bảo vệ các loài thiên địch.

b) Tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học.

(2) Ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật

 

c) Xây dựng quy trình thu gom và xử lí rác thải một cách khoa học.

d) Kiểm soát khí thải từ các nhà máy và các phương tiện giao thông.

(3) Ô nhiễm do các chất phóng xạ

 

e) Hạn chế xây dựng và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử.

g) Tăng cường nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng.

(4) Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh

h) Chống thử và sử dụng vũ khí hạt nhân

Phương pháp giải:

Dựa vào các biện pháp bảo vệ môi trường

Lời giải chi tiết:

(1) - d, g; (2) - a, b; (3) - e, h; (4) - c.

42.11

Cần làm gì để tăng năng suất trong hệ sinh thái nông nghiệp mà không gây ô nhiễm môi trường?

Phương pháp giải:

Một số biện pháp tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoá học; ...

Lời giải chi tiết:

Một số biện pháp tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoá học; tăng cường sử dụng đạm sinh học bằng cách sử dụng phân bón vi sinh và luân canh các cây họ Đậu; tăng cường bảo vệ các loài thiên địch và tái sử dụng các loại rác thải hữu cơ;...

42.12

Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát kìm hãm sự phát triển của các loài sinh vật khác. Cần làm gì để hệ sinh thái đầm không bị ô nhiễm nặng.

Phương pháp giải:

Vận dụng quan hệ dinh dưỡng của các loài trong đầm nước

Lời giải chi tiết:

Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ hoặc thả thêm vào đầm một số cá dữ (bậc 4) ăn vi khuẩn lam và các loài tảo, ngăn chặn sự phát triển quá mức của tảo và ăn tôm và cá nhỏ nhằm tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển mạnh hơn để vi khuẩn lam trong đầm. Ngoài ra có thể hạn chế nguồn thức ăn của vi khuẩn lam và tạo bằng cách tháo nước, nạo vét bùn ở đáy đầm để loại bớt các chất gây ô nhiễm

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close