Bài 16. Áp suất trang 34, 35, 36 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Đơn vị của áp suất là

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

16.1

Đơn vị của áp suất là

A. niu ton (N).                                                 

B. paxcan (Pa).

C. mét/giây (m/s).                                            

D. kilôgam (kg).

Phương pháp giải:

Đơn vị của áp suất là paxcan (Pa).

Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


16.2

Mối liên hệ giữa áp lực F, diện tích bị ép S và áp suất p là

A. p = F.S                                            

B. S = p.F

C. \(p = \frac{F}{S}\)                                  

D. \(F = \frac{p}{S}\)

Phương pháp giải:

Mối liên hệ giữa áp lực F, diện tích bị ép S và áp suất p là\(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


16.3

Độ lớn áp lực của nước biển tác dụng lên một người thợ lặn đang lặn ở đáy biển được tính theo đơn vị

A. niu ton (N).                                             B. paxcan (Pa).

C. kilôgam (kg).                                          D. mét (m).

Phương pháp giải:

Độ lớn áp lực của nước biển tác dụng lên một người thợ lặn đang lặn ở đáy biển được tính theo đơn vị niu ton (N)

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


16.4

Áp lực là

A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

B. lực ép có phương song song với mặt bị ép.

C. lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.

D. lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Phương pháp giải:

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


16.5

Áp suất tăng khi

A. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S tăng.

B. diện tích bị ép S tăng, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S không đổi.

C. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S giảm.

D. áp lực tăng bao nhiêu lần thì diện tích bị ép S cũng tăng lên bấy nhiêu lần.

Phương pháp giải:

Áp suất tăng khi diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S tăng

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


16.6

Áp lực của nước có áp suất 2,3.105 Pa tác dụng lên mặt nạ của thợ lặn có diện tích 0,0042 m2 là

A. F = 5,5.107 N.                                 B. F = 9,7.102 N.

C. F = 1,8.108 N.                                D. F = 1,8.107 N.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức: F = p.S

Lời giải chi tiết:

F = p.S = 2,3.105.0,0042 = 966 N ≈ 9,7.102 N.

Đáp án: B

16.7

Có bốn khối tam giác có khối lượng bằng nhau đặt trên mặt sàn như hình 16.1. Khối tam giác ở hình nào tác dụng áp suất lớn nhất lên sàn?

 

Phương pháp giải:

Áp dụng lý thuyết áp lực

Lời giải chi tiết:

Vì bốn khối tam giác có cùng khối lượng nên áp lực tác dụng lên sàn là như nhau. Ở hình B, khối tam giác có diện tích mặt tiếp xúc với sàn nhỏ nhất nên áp suất tác dụng lên sàn là lớn nhất.


16.8

Một chiếc ghế bốn chân có khối lượng 5,0 kg được đặt trên mặt sàn, trong đó diện tích tiếp xúc của mỗi chân ghế là 3,0 cm. Tính áp suất chiếc ghế tác dụng lên sàn trong trường hợp một người có khối lượng 50 kg ngồi trên ghế.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết:

Lực của ghế và người tác dụng lên sàn là:

F = (5,0 +50).10 = 5,5.102 (N).

Diện tích tiếp xúc của bốn chân ghế là:

S = 4.3,0= 12 (cm²) = 1,2.103 (m²).

Áp suất chiếc ghế tác dụng lên sàn là:

\(p = \frac{F}{S} = \frac{{5,{{5.10}^2}}}{{1,{{2.10}^{ - 3}}}} \approx 4,{6.10^5}Pa\)

16.9

Vì sao những xe ô tô chở khối lượng lớn hàng hóa lại có nhiều bánh xe (hình 16.2)?

 

Phương pháp giải:

Áp dụng lý thuyết về áp lực

Lời giải chi tiết:

Xe ô tô chở khối lượng lớn hàng hoá gây ra áp lực lớn lên đường, làm đường dễ hư hỏng. Để tránh điều này, các phương tiện cần có nhiều bánh xe để tăng diện tích tiếp xúc với đường, làm giảm áp suất tác dụng lên đường.

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close