Bài 14. Khối lượng riêng trang 29, 30, 31, 32 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Công thức liên hệ giữa khối lượng m, thể tích V và khối lượng riêng D của một vật là

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

14.1

Công thức liên hệ giữa khối lượng m, thể tích V và khối lượng riêng D của một vật là

A. D = m.V                                              

B. m = D.V

C. V = m.D                                               

D. \(m = \frac{D}{V}\)

Phương pháp giải:

Công thức liên hệ giữa khối lượng m, thể tích V và khối lượng riêng D của một vật là m = D.V

Lời giải chi tiết:

Đáp án: B. m = D.V


14.2

Người ta đo được khối lượng của 200 ml nước là 200 g. Khối lượng riêng của nước tính theo đơn vị g/l là

A. D = 1000 g/l.                                    

B. D = 1 g/l.

C. D = 4 g/l.                                          

D. D = 4 000 g/l.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V}\)

Lời giải chi tiết:

Người ta đo được khối lượng của 200 ml nước là 200 g. Khối lượng riêng của nước tính theo đơn vị g/l là \(D = \frac{m}{V} = \frac{{200}}{{0,2}} = 1000g/l\)


14.3

Dầu nổi trên mặt nước vì

A. khối lượng riêng của dầu bằng khối lượng riêng của nước.

B. khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

C. khối lượng riêng của dầu lớn hơn khối lượng riêng của nước.

D. thể tích của dầu nhỏ hơn thể tích của nước.

Phương pháp giải:

So sánh khối lượng riêng của dầu và nước

Lời giải chi tiết:

Dầu nổi trên mặt nước vì khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước


14.4

Để xác định khối lượng riêng của nước, cân một bình chia độ, một chiếc cân và một lượng nước. Bình chia độ và cân có vai trò gì?

A. Bình chia độ dùng để đo thể tích của nước, cân dùng để đo khối lượng của nước.

B. Bình chia độ dùng để đổ nước vào trong cân, cân dùng để đo khối lượng của nước

C. Bình chia độ dùng để đo khối lượng của nước, cân dùng để đo thể tích của nước.

D. Bình chia độ để đo khối lượng riêng của nước, cân dùng để xác định lượng nước vừa đủ để đổ vào bình chia độ.

Phương pháp giải:

Bình chia độ dùng để đo thể tích của nước, cân dùng để đo khối lượng của nước.

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


14.5

Ghép nội dung của cột A với nội dung của cột B cho phù hợp.

Cột A

 

Cột B

1. Khúc gỗ nổi trên mặt nước vì khúc gỗ

a) được đo bằng bình chia độ.

2. Thể tích của chất lỏng

b) có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

3. Khối lượng của một vật

c) có đơn vị là kg/m3.

4. Khối lượng riêng của một chất

d) được đo bằng cân.

Phương pháp giải:

Áp dụng kiến thức về khối lượng riêng

Lời giải chi tiết:

1 - b; 2 - a; 3 - d; 4 - c.


14.6

Dầu chứa trong một bình có thể tích V = 0,330 lít. Biết khối lượng riêng của dầu là D = 0,920 kg/l.

a) Xác định khối lượng của dầu chứa trong bình theo đơn vị gam.

b) Khi đổ dầu vào nước, dầu có nổi trong nước không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V}\)

Lời giải chi tiết:

a) Khối lượng của dầu chứa trong bình:

m = D.V = 0,920.0,330 ≈ 0,304 (kg) = 304 (g).

b) Khối lượng riêng của nước Dnước = 1 000 kg/m3 = 1 kg/l. Vì khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước nên dầu sẽ nổi trong nước.

14.7

Một bình chứa 50,0 ml chất lỏng chưa biết tên (hình 14.1). Xác định tên chất lỏng chứa trong bình.

Biết khối lượng riêng của một số chất lỏng như sau:

• Khối lượng riêng của nước: 1000 kg/m3.

• Khối lượng riêng của ethanol: 789 kg/m3.

• Khối lượng riêng của glycerine: 1 260 kg/m3.

 

Phương pháp giải:

Ta có thể tính được khối lượng riêng của chất lỏng chứa trong bình, sau đó so sánh với các giá trị khối lượng riêng đã cho để xác định được chất lỏng chứa trong bình.

Lời giải chi tiết:

Đổi: 39,3 g = 0,0393 kg; 50,0 ml = 0,00005 m3

Khối lượng riêng của chất lỏng chứa trong bình là:

\(D = \frac{m}{V} = \frac{{0,0393}}{{0,00005}} = 786kg/{m^3}\)

Tính đến sai số trong các phép đo, có thể xác định được chất lỏng chứa trong bình là ethanol.

14.8

Trong quá trình điều tra, các thanh tra viên đã thu thập được một mẫu chất lỏng có thể tích 5 cm. Khối lượng của mẫu chất lỏng đó sau khi cân là 4 g. Dựa vào bảng khối lượng riêng của một số chất dưới đây, em hãy xác định tên của mẫu chất lỏng đó.

Chất

Rượu

Dầu

Dầu mỏ

Nước tinh khiết

Khối lượng riêng (kg/m3)

791

800

918

1 000

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V}\)

Lời giải chi tiết:

Khối lượng riêng của mẫu chất lỏng là: 

\(D = \frac{m}{V} = \frac{4}{5} = 0,8g/c{m^3} = 800kg/{m^3}\)

Chất lỏng đó là dầu.

14.9

a) Tính khối lượng riêng của một miếng gỗ có khối lượng 9,70 g, biết thể tích của nó là 10,0 cm3.

b) So sánh khối lượng riêng của miếng gỗ với khối lượng riêng của dầu. Điều gì xảy ra khi thả miếng gỗ vào trong dầu? Biết khối lượng riêng của dầu bằng 0,80 kg/l.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V}\)

Lời giải chi tiết:

a) Khối lượng riêng của gỗ là:

\(D = \frac{m}{V} = \frac{{9,7}}{{10}} = 0,97g/c{m^3}\)

b) Đổi: D = 0,97 g/cm³ = 0,97 kg/l

So sánh với khối lượng riêng của dầu, ta thấy khối lượng riêng của gỗ lớn hơn khối lượng riêng của dầu. Vì vậy, miếng gỗ sẽ chìm xuống khi thả vào trong dầu.

14.10

Một bạn muốn biết viên nước đá nổi hay chìm trong dầu (dầu có khối lượng riêng 0,800 g/ml) nên đã tiến hành thí nghiệm bằng cách thả viên nước đá vào trong 110 cm3 dầu và thu được kết quả như hình 14.2.

 

a) Xác định khối lượng riêng của nước đá.

b) Xác định khối lượng riêng của nước.

c) Từ kết quả tính được, giải thích vì sao viên nước đá nổi trong nước nhưng lại chìm khi thả vào dầu.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V}\)

Lời giải chi tiết:

a) Từ hình 14.2a và 14.2b, ta có thể xác định được khối lượng riêng của nước đá.

Khối lượng của nước đá là:

mnước đá = 271 – 210 = 61 (g).

Thể tích của nước đá là:

Vnước đá =176 – 110 = 66 (cm3) = 66 (ml).

Khối lượng riêng của nước đá là:

\({D_{nd}} = \frac{{{m_{nd}}}}{{{V_{nd}}}} = \frac{{61}}{{66}} = 0,92g/ml\)

b) Từ hình 14.2a và 14.2c, ta có thể xác định được khối lượng riêng của nước.

Khối lượng của nước là: mnước = mnước đá = 61 (g).

Thể tích của nước: Vnước = 170 - 110 = 60 (cm³) = 60 (ml).

Khối lượng riêng của nước là:

\({D_n} = \frac{{{m_n}}}{{{V_n}}} = \frac{{61}}{{60}} = 1,02g/ml\)

c) Vì Dnước đá < Dnước và Dnước đá > Ddầu nên viên nước đá nổi trong nước nhưng lại chìm khi thả vào dầu.

14.11

Để xác định khối lượng riêng của nước, người ta tiến hành thí nghiệm như hình 14.3.

a) Nêu các bước tiến hành thí nghiệm.

b) Xác định khối lượng riêng của nước từ kết quả thí nghiệm ở hình 14.3.

 

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V}\)

Lời giải chi tiết:

a) - Đặt bình chia độ lên cân, nhấn nút ON/TARE để điều chỉnh cân về số 0.

- Đổ một lượng nước xác định vào bình chia độ. Để đặt

- Đọc giá trị thể tích của nước và khối lượng của nước.

- Dựa vào công thức \(D = \frac{m}{V}\) xác định khối lượng riêng của nước.

b) Khối lượng riêng của nước: \(D = \frac{m}{V} = \frac{{40}}{{40}} = 1g/ml\)

14.12

Dưới đây là phương án thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một vật rắn không thấm nước.

a) Nêu các bước tiến hành thí nghiệm ở hình 14.4.

b) Từ kết quả thí nghiệm ở hình 14.4, xác định khối lượng riêng của vật rắn đó theo đơn vị g/ml.

 

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V}\)

Lời giải chi tiết:

a) - Dùng cân đo khối lượng của vật.

- Đổ nước vào bình chia độ và đọc giá trị thể tích V1 của nước ban đầu.

- Thả nhẹ nhàng vật vào trong bình chia độ (tránh làm tràn nước ra ngoài). Đọc thể tích V2 của vật và nước.

- Xác định thể tích của vật: V = V2 - V1.

- Dựa vào công thức \(D = \frac{m}{V}\) xác định khối lượng riêng của vật

b) Khối lượng riêng của vật rắn: \(D = \frac{m}{V} = \frac{9}{6} = 1,5g/ml\)

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close