Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học trang 22, 23, 24 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Trong chất cộng hoá trị, phát biểu nào sau đây đúng? Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong hợp chất tạo bởi C và H, hoá trị của nguyên tố C luôn bằng IV vì một nguyên tử C luôn liên kết với 4 nguyên tử H. B. Trong chất cộng hoá trị, nguyên tố H luôn có hoá trị bằng I. C. Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hoá trị bằng II. D. Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hoá trị bằng III.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

7.1

Trong chất cộng hoá trị, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hoá trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử.

B. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó.

C. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với

nguyên tố đó.

D. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.

Phương pháp giải:

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ: \({\rm{P}}_{\rm{2}}^{\rm{V}}{\rm{O}}_{\rm{5}}^{{\rm{II}}}\), ta có: 2 . V = 5 . II.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu A đúng, hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác trong phân tử.

Phát biểu B chỉ đúng trong trường hợp nguyên tử của nguyên tố liên kết với hydrogen.

Phát biểu C chỉ đúng trong trường hợp nguyên tử của nguyên tố liên kết với hydrogen và oxygen.

Phát biểu D chỉ đúng trong trường hợp nguyên tử của nguyên tố liên kết với oxygen.

⇨ Chọn A.

7.2

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong hợp chất tạo bởi C và H, hoá trị của nguyên tố C luôn bằng IV vì một nguyên tử C luôn liên kết với 4 nguyên tử H.

B. Trong chất cộng hoá trị, nguyên tố H luôn có hoá trị bằng I.

C. Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hoá trị bằng II.

D. Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hoá trị bằng III.

Phương pháp giải:

- Quy ước:

+ Nguyên tố H có hóa trị I.

⇨ Nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu H thì hóa trị bằng bấy nhiêu,

+ Nguyên tố O có hóa trị II.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu A sai, trong hợp chất tạo bởi C và H, hóa trị của nguyên tố C luôn bằng IV nhưng không phải lúc nào một nguyên tử C cũng liên kết với bốn nguyên tử H.

Phát biểu B đúng, trong chất cộng hoá trị, nguyên tố H luôn có hoá trị bằng I.

Phát biểu C sai, trong một số hợp chất nguyên tố O có hóa trị I, ví dụ như hợp chất H2O2,…

Phát biểu D sai, nguyên tố N có hóa trị V trong hợp chất N2O5 hay hóa trị II trong hợp chất NO.

⇨ Chọn B.

7.3

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Công thức hoá học cho biết thành phần nguyên tố và số nguyên tử của chất.

B. Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết hoá trị của chất.

C. Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết khối lượng phân tử của chất.

D. Công thức hoá học dùng để biểu diễn các nguyên tố có trong chất.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu A đúng, từ công thức hóa học ta có thể biết được thành phần nguyên tố và số nguyên tử của chất.

Phát biểu B sai, để biết hóa trị của chất từ công thức hóa học ta phải sử dụng quy tắc hóa trị.

Phát biểu C sai, để biết được khối lượng phân tử của chất, ta phải tính tổng khối lượng của tất cả nguyên tử có trong công thức hóa học.

Phát biểu D sai, công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố trong chất (số nguyên tử của nguyên tố đó) chứ không biểu diễn nguyên tố.

⇨ Chọn A.

7.4

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Công thức hoá học cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử của chất.

B. Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết chất đó là đơn chất hay hợp chất.

C. Công thức hoá học cho ta biết được khối lượng phân tử của chất.

D. Công thức hoá học cho biết được trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Phương pháp giải:

- Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

- Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử đó của mỗi nguyên tố có trong phân tử đó. Từ đó có thể tính được khối lượng phân tử.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu A đúng, từ chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học ta biết được số nguyên tử của nguyên tố của chất.

Phát biểu B đúng, từ công thức hóa học ta biết được thành phần nguyên tố và xác định được chất đó là hợp chất hay đơn chất.

Phát biểu C đúng, công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử đó của mỗi nguyên tố có trong phân tử đó. Từ đó có thể tính được khối lượng phân tử.

Phát biểu D sai, từ công thức hóa học ta không thể biết được trật tự sắp xếp của nguyên tử trong phân tử. Trật tự sắp xếp của nguyên tử trong phân tử được biểu diễn bởi công thức cấu tạo.

⇨ Chọn D.

7.5

Có các phát biểu sau:

(a) Cách biểu diễn công thức hoá học của kim loại và khí hiếm giống nhau.

(b) Công thức hoá học của các đơn chất phi kim trùng với kí hiệu nguyên tố

hoá học.

(c) Dựa vào công thức hoá học, ta luôn xác định được hoá trị các nguyên tố.

(d) Các chất có cùng khối lượng phân tử thì có cùng công thức hoá học.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                             

B.2.                              

C.3.                                      

D. 4.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu a đúng, vì đơn chất của kim loại, khí hiếm thì kí hiệu hóa học của nguyên tố là công thức hóa học.

Phát biểu b sai vì đơn chất phi kim ở thể rắn mới có kí hiệu hóa học của nguyên tố là công thức hóa học.

Phát biểu C đúng vì từ công thức hóa học, ta xác định được hóa trị nguyên tố dựa trên quy tắc hóa trị.

Phát biểu D sai, có những chất có cùng khối lượng phân tử nhưng công thức hoá học khác nhau. Ví dụ như carbon monooxide (CO) và khí nitrogen (N2).

⇨ Có 2 phát biểu đúng.

⇨ Chọn B.

7.6

Có các phát biểu sau:

(a) Trong hợp chất gồm các nguyên tố C, H, O thì O luôn có hoá trị bằng II.

(b) Tuỳ thuộc vào nguyên tử liên kết với nguyên tố P mà hoá trị của P có thể  bằng III hoặc bằng V.

(c) Trong các hợp chất gồm nguyên tố S và nguyên tố O thì S luôn chỉ có 1 hoá trị.

(d) Nguyên tố H và nguyên tố Cl đều có hoá trị bằng I trong các hợp chất

Số phát biểu đúng là

A. 1.                              

B. 2.                              

C. 3.                                     

D. 4.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu a đúng, trong hợp chất gồm các nguyên tố C, H, O thì O luôn có hoá trị bằng II.

Phát biểu b đúng, nguyên tố P có hai hóa trị là III và V, phụ thuộc vào khả năng liên kết của nguyên tử P với nguyên tử khác. Ví dụ trong hợp chất PH3 (P có hóa trị III khi liên kết với H), P2O5 (P có hóa trị V khi liên kết với O).

Phát biểu c sai vì trong hợp chất của nguyên tố S và O, S có thể có hóa trị khác nhau. Ví dụ trong hợp chất SO2 (S hóa trị IV), SO3 (S hóa trị VI).

Phát biểu d sai, trong các hợp chất H luôn có hóa trị I, nhưng Cl có thể có hóa trị khác I, ví dụ trong hợp chất KClO3 (Cl có hóa trị V).

⇨ Có 2 phát biểu đúng.

⇨ Chọn B.

7.7

Có các phát biểu sau:

(a) Công thức hoá học của kim loại trùng với kí hiệu nguyên tố vì mỗi phân tử kim loại chỉ gồm nguyên tử kim loại.

(b) Các nguyên tố khí hiếm không kết hợp với nguyên tố khác hoặc với chính

nó vì chúng trơ về mặt hoá học. Do đó, công thức hoá học của nó trùng với kí hiệu nguyên tố.

(c) Nguyên tố oxygen thường xếp ở cuối công thức hoá học.

(d) Nguyên tố kim loại luôn xếp ở đầu công thức hoá học

(e) Trong công thức hoá học, tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố bằng tỉ lệ hoá trị của các nguyên tố tương ứng.

Số phát biểu không đúng là

A.1.                              

B.2.                              

C.3.                                      

D. 4.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu a đúng, đơn chất của kim loại có kí hiệu hóa học của nguyên tố là công thức hóa học.

Phát biểu b đúng vì các nguyên tố khí hiếm có 8 electron lớp ngoài cùng bền vững, chúng không kết hợp với nguyên tố khác hay chính nó do đó, công thức hoá học của nó trùng với kí hiệu nguyên tố.

Phát biểu c đúng vì nguyên tố oxygen thường xếp ở cuối công thức hoá học và trong một số công thức hóa học, nguyên tố oxygen không xếp ở cuối công thức hóa học, ví dụ như: CH3COOH,…

Phát biểu d sai vì trong một số công thức hóa học nguyên tố kim loại vẫn có thể xếp cuối công thức hóa học, ví dụ như CH3COONa,…

Phát biểu e sai vì theo quy tắc hóa trị, tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố bằng nghịch đảo tỉ lệ hóa trị của các nguyên tố tương ứng.

⇨ Có 2 phát biểu sai.

⇨ Chọn B.

7.8

Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các cầu dưới đây:

a) Trong chất cộng hoá trị, nguyên tử H luôn có (1)..., nguyên tố O thường có (2)...

b) Trong hợp chất, nguyên tố P có hoá trị (3).... Nguyên tố N có hoá trị (4)...

Phương pháp giải:

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ: \({\rm{P}}_{\rm{2}}^{\rm{V}}{\rm{O}}_{\rm{5}}^{{\rm{II}}}\), ta có: 2 . V = 5 . II.

- Quy ước:

+ Nguyên tố H có hóa trị I.

⇨ Nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu H thì hóa trị bằng bấy nhiêu,

+ Nguyên tố O có hóa trị II.

Lời giải chi tiết:

a) Trong chất cộng hoá trị, nguyên tử H luôn có (1) I, nguyên tố O thường có (2) II.

b) Trong hợp chất, nguyên tố P có hoá trị (3) III, V. Nguyên tố N có hoá trị (4) II, III, V.

7.9

Trong các nguyên tố sau: H, N, O, C, S, Na, Mg, Al, Fe.

a) Nguyên tố nào có nhiều hoá trị trong hợp chất? Cho ví dụ.

b) Nguyên tố nào có hoá trị cao nhất? Cho ví dụ.

Lời giải chi tiết:

a) Nguyên tố có nhiều hóa trị: N, O, C, S, Fe.

Ví dụ:

b) Nguyên tố S có hóa trị cao nhất: VI

7.10

Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu dưới đây:

a) Công thức hoá học dùng để (1).... Công thức hoá học cho biết (2)...

b) Công thức hoá học chung của phân tử có dạng (3).... Từ % nguyên tố và khối lượng phân tử, ta luôn (4)...

Phương pháp giải:

- Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

- Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử đó của mỗi nguyên tố có trong phân tử đó. Từ đó có thể tính được khối lượng phân tử.

- Công thức hóa học tổng quát có dạng AxBy.

- Khi biết được % nguyên tố và khối lượng phân tử, ta xác định được công thức hóa học của chất.

Lời giải chi tiết:

a) Công thức hoá học dùng để (1) biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học. Công thức hoá học cho biết (2) thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử đó của mỗi nguyên tố có trong phân tử đó, từ đó có thể tính khối lượng phân tử.

b) Công thức hoá học chung của phân tử có dạng (3) AxBy. Từ % nguyên tố và khối lượng phân tử, ta luôn (4) xác định được công thức hóa học của chất.

7.11

Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu dưới đây:

a) Từ quy tắc hoá trị, ta rút ra được tỉ lệ số nguyên tử bằng (1).... Khi biết tỉ lệ số nguyên tử, ta (2)...

b) Công thức hoá học của kim loại và khí hiếm (3).... Đơn chất phi kim có công thức hoá học (4)...

Lời giải chi tiết:

a) Từ quy tắc hoá trị, ta rút ra được tỉ lệ số nguyên tử bằng (1) nghịch đảo của tỉ lệ hóa trị tương ứng. Khi biết tỉ lệ số nguyên tử, ta (2) suy ra được công thức hóa học.

b) Công thức hoá học của kim loại và khí hiếm (3) trùng với kí hiệu nguyên tố. Đơn chất phi kim có công thức hoá học (4) trùng với kí hiệu nguyên tố hoặc thêm chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

7.12

Xác định công thức hoá học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ sulfur hoá trị VI và oxygen.

Phương pháp giải:

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ: \({\rm{P}}_{\rm{2}}^{\rm{V}}{\rm{O}}_{\rm{5}}^{{\rm{II}}}\), ta có: 2 . V = 5 . II.

- Quy ước:

+ Nguyên tố H có hóa trị I.

⇨ Nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu H thì hóa trị bằng bấy nhiêu,

+ Nguyên tố O có hóa trị II.

Lời giải chi tiết:

Ta có công thức dạng chung của sulfur và oxygen là \({\rm{S}}_{\rm{x}}^{{\rm{VI}}}{\rm{O}}_{\rm{y}}^{{\rm{II}}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị: x .V I = y . II

                                      \( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{  =  }}\frac{{{\rm{II}}}}{{{\rm{VI}}}}{\rm{  =  }}\frac{1}{3}\)

⇨ Chọn x = 1; y = 3.

⇨ Công thức hóa học cần tìm là SO3.

7.13

Xác định công thức hoá học của hợp chất calcium phosphate có cấu tạo từ Ca và nhóm (PO4). Tính khối lượng phân tử của hợp chất calcium phosphate.

Phương pháp giải:

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ: \({\rm{P}}_{\rm{2}}^{\rm{V}}{\rm{O}}_{\rm{5}}^{{\rm{II}}}\), ta có: 2 . V = 5 . II.

- Khối lượng phân tử (KLPT) của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử khối của chất đó.

- Đơn vị: amu.

Lời giải chi tiết:

Ta có công thức hóa học dạng chung của zinc phosphate là \({\rm{Ca}}_{\rm{x}}^{{\rm{II}}}{\rm{(P}}{{\rm{O}}_4})_{\rm{y}}^{{\rm{III}}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị: x . II = y . III

                                      \( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{  =  }}\frac{{{\rm{III}}}}{{{\rm{II}}}}{\rm{  =  }}\frac{3}{2}\)

⇨ Chọn x = 3; y = 2.

⇨ Công thức hóa học cần tìm là Ca3(PO4)2.

⇨ KLPT (Ca3(PO4)2) = 3.40 + (31 + 4.16).2 = 310 (amu).

7.14

Trong khí thải nhà máy (hình bên) có các oxide của carbon và sulfur (cùng hoá trị).

a) Hãy xác định công thức hoá học của các hợp chất này và tính khối lượng phân tử của chúng.

b) Trong phân tử của các hợp chất trên có chứa loại liên kết hoá học gì?

Phương pháp giải:

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ: \({\rm{P}}_{\rm{2}}^{\rm{V}}{\rm{O}}_{\rm{5}}^{{\rm{II}}}\), ta có: 2 . V = 5 . II.

- Khối lượng phân tử (KLPT) của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử khối của chất đó.

- Đơn vị: amu.

Lời giải chi tiết:

a) Hóa trị của S và C trong oxide là IV.

Gọi công thức hóa học dạng chung của oxide là \({\rm{M}}_{\rm{x}}^{{\rm{IV}}}{\rm{O}}_{\rm{y}}^{{\rm{II}}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị: x . IV = y . II

                                      \( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{  =  }}\frac{{{\rm{II}}}}{{{\rm{IV}}}}{\rm{  =  }}\frac{{\rm{2}}}{{\rm{4}}}{\rm{  =  }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}\)

⇨ Chọn x = 1; y = 2.

⇨ Công thức hóa học cần tìm là CO2 và SO2.

⇨ KLPT (CO2) = 12 + 2.16 = 44 (amu).

⇨ KLPT (SO2) = 32 + 2.16 = 64 (amu).

b) Trong phân tử của các hợp chất trên chứa liên kết cộng hóa trị vì các nguyên tử trong hai phân tử đều là phi kim. Liên kết giữa các nguyên tử phi kim là liên kết cộng hóa trị.

7.15

Hợp chất (E) là oxide của nguyên tố M có hoá trị VI. Biết (E) có khối lượng phân tử bằng 80 amu và có 60% oxygen. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (E).

Phương pháp giải:

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ: \({\rm{P}}_{\rm{2}}^{\rm{V}}{\rm{O}}_{\rm{5}}^{{\rm{II}}}\), ta có: 2 . V = 5 . II.

- Khối lượng phân tử (KLPT) của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử khối của chất đó.

Lời giải chi tiết:

Vì E là oxide của nguyên tố M nên ta có: công thức hóa học dạng chung của E là \({\rm{M}}_{\rm{x}}^{{\rm{VI}}}{\rm{O}}_{\rm{y}}^{{\rm{II}}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị: x . VI = y . II

                                      \( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{  =  }}\frac{{{\rm{II}}}}{{{\rm{VI}}}}{\rm{  =  }}\frac{{\rm{2}}}{6}{\rm{  =  }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{3}}}\)

⇨ Chọn x = 1; y = 3.

⇨ Công thức hóa học cần tìm là MO3.

KLPT (MO3) = 80 (amu)

⬄ KLNT (M) + 3.16 = 80

⇨ KLNT (M) = 80 – 48 = 32 (amu)

⇨ M là S.

⇨ Công thức hóa học của E là SO3.

7.16

Ammonium carbonate là hợp chất được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, ... Nó còn được gọi là ammonia của thợ làm bánh và là tiền thân của các chất men hiện đại hơn như baking soda và bột nở.

a) Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất ammonium carbonate.

b) Tính phần trăm (%) của nguyên tố N trong hợp chất trên.

Phương pháp giải:

- Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ: \({\rm{P}}_{\rm{2}}^{\rm{V}}{\rm{O}}_{\rm{5}}^{{\rm{II}}}\), ta có: 2 . V = 5 . II.

- Với hợp chất AxBy, ta có:

\({\rm{\% A  =  }}\frac{{{\rm{KLNT(A) }}{\rm{. x}}}}{{{\rm{KLPT(}}{{\rm{A}}_{\rm{x}}}{{\rm{B}}_{\rm{y}}}{\rm{)}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\% }}\)

Lời giải chi tiết:

a) Ta có công thức hóa học dạng chung của ammonium carbonate là \({\rm{(N}}{{\rm{H}}_4})_{\rm{x}}^{\rm{I}}{\rm{(C}}{{\rm{O}}_3})_{\rm{y}}^{{\rm{II}}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị: x . I = y . II

                                      \( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{  =  }}\frac{{{\rm{II}}}}{{\rm{I}}}{\rm{  =  }}\frac{{\rm{2}}}{1}{\rm{ }}\)

⇨ Chọn x = 2; y = 1.

⇨ Công thức hóa học cần tìm là (NH4)2CO3.

b) KLPT ((NH4)2CO3) = (14 + 4.1).2 + 12 + 3.16 = 96 (amu)

\({\rm{\% N  =  }}\frac{{{\rm{14 }}{\rm{. 2}}}}{{{\rm{96}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\%  }} \approx {\rm{ 29,17\% }}\)

7.17

Bột thạch cao có nhiều ứng dụng quan trọng như: Tạo hình trong những công trình kiến trúc, làm vật liệu xây dựng, vữa trát tường, đúc tượng, làm khuôn đúc chịu nhiệt, ... Trong y tế, nó còn dùng làm khung xương, bó bột, khuôn mẫu trong nha khoa,...

 

Thành phần chính của bột thạch cao là hợp chất (G) gồm calcium và gốc sulfate.

a) Xác định công thức hoá học của hợp chất (G).

b) Hãy cho biết trong phân tử hợp chất (G), nguyên tố nào có phần trăm (%) lớn nhất?

Phương pháp giải:

- Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ: \({\rm{P}}_{\rm{2}}^{\rm{V}}{\rm{O}}_{\rm{5}}^{{\rm{II}}}\), ta có: 2 . V = 5 . II.

- Với hợp chất AxBy, ta có:

\({\rm{\% A  =  }}\frac{{{\rm{KLNT(A) }}{\rm{. x}}}}{{{\rm{KLPT(}}{{\rm{A}}_{\rm{x}}}{{\rm{B}}_{\rm{y}}}{\rm{)}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\% }}\)

Lời giải chi tiết:

a) Ta có công thức hóa học dạng chung của hợp chất G là \({\rm{Ca}}_{\rm{x}}^{{\rm{II}}}{\rm{(S}}{{\rm{O}}_4})_{\rm{y}}^{{\rm{II}}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị: x . II = y . II

                                      \( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{  =  }}\frac{{{\rm{II}}}}{{{\rm{II}}}}{\rm{  =  }}\frac{{\rm{2}}}{{\rm{2}}}{\rm{  =  }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{1}}}\)

⇨ Chọn x = 1; y = 1.

⇨ Công thức hóa học cần tìm là CaSO4.

b) KLPT (CaSO4) = 40 + 32 + 4.16 = 136 (amu)

\(\begin{array}{l}{\rm{\% Ca  =  }}\frac{{{\rm{40}}}}{{136}}{\rm{ }}{\rm{. 100\%  }} \approx {\rm{ 29,41\% }}\\{\rm{\% S  =  }}\frac{{{\rm{32}}}}{{136}}{\rm{ }}{\rm{. 100\%  }} \approx {\rm{ 25,53\% }}\\ \Rightarrow {\rm{\% O  =  100\%   -  (29,41\%   +  25,53\% )  =  45,06\% }}\end{array}\)

⇨ Nguyên tố O chiếm phần trăm lớn nhất.

7.18

Một oxide có công thức XOn , trong đó X chiếm 30,43% (khối lượng); Biết khối lượng phân tử của oxide bằng 46 amu. Xác định công thức hoá học của oxide trên.

Phương pháp giải:

- Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

- Với hợp chất AxBy, ta có:

\({\rm{\% A  =  }}\frac{{{\rm{KLNT(A) }}{\rm{. x}}}}{{{\rm{KLPT(}}{{\rm{A}}_{\rm{x}}}{{\rm{B}}_{\rm{y}}}{\rm{)}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\% }}\)

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}{\rm{\% X  =  }}\frac{{{\rm{KLNT(X)}}}}{{{\rm{KLPT(X}}{{\rm{O}}_{\rm{n}}}{\rm{)}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\% }}\\ \Leftrightarrow {\rm{ 30,43\%   =  }}\frac{{{\rm{KLNT(X)}}}}{{{\rm{46}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\% }}\\ \Rightarrow {\rm{KLNT(X)}} = \frac{{{\rm{30,43\% }}}}{{{\rm{100\% }}}}{\rm{ }}{\rm{. 46}} \approx {\rm{14 (amu)}}\end{array}\)

⇨ X là N.

Mặt khác: KLPT(XOn) = 46 (amu)

⬄ 14 + n . 16 = 46

\( \Rightarrow {\rm{n  =  }}\frac{{{\rm{46  -  14}}}}{{{\rm{16}}}}{\rm{  =  2}}\)

⇨ Công thức hóa học cần tìm là NO2.

7.19

Để pháo hoa có nhiều màu sắc khác nhau, người ta sẽ cho vào thuốc pháo các chất phụ gia tạo màu. Các chất phụ gia này thường là các muối của một số kim loại, trong đó có muối (Y) gồm kim loại M và nguyên tố chlorine. Biết (Y) có khối lượng phân tử là 135 amu và M chiếm 47,41% theo khối lượng. Xác định công thức hoá học của (Y).

Phương pháp giải:

- Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ: \({\rm{P}}_{\rm{2}}^{\rm{V}}{\rm{O}}_{\rm{5}}^{{\rm{II}}}\), ta có: 2 . V = 5 . II.

- Với hợp chất AxBy, ta có:

\({\rm{\% A  =  }}\frac{{{\rm{KLNT(A) }}{\rm{. x}}}}{{{\rm{KLPT(}}{{\rm{A}}_{\rm{x}}}{{\rm{B}}_{\rm{y}}}{\rm{)}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\% }}\)

Lời giải chi tiết:

Giả sử hóa trị của kim loại M là n.

Ta có công thức hóa học dạng chung của M và chlorine là \({\rm{M}}_{\rm{x}}^{\rm{n}}{\rm{Cl}}_{\rm{y}}^{\rm{I}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị: n . I = y . I

                                      \( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{  =  }}\frac{{\rm{I}}}{{\rm{n}}}{\rm{  =  }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{n}}}\)

⇨ Chọn x = 1; y = n.

⇨ Công thức hóa học của muối Y là MCln.

\(\begin{array}{l}{\rm{\% M  =  }}\frac{{{\rm{KLNT(M)}}}}{{{\rm{KLPT(MC}}{{\rm{l}}_{\rm{n}}}{\rm{)}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\% }}\\ \Leftrightarrow {\rm{ 47,41\%   =  }}\frac{{{\rm{KLNT(M)}}}}{{{\rm{135}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\% }}\\ \Rightarrow {\rm{KLNT(M)}} = \frac{{{\rm{47,41\% }}}}{{{\rm{100\% }}}}{\rm{ }}{\rm{. 135}} \approx {\rm{64 (amu)}}\end{array}\)

⇨ M là Cu.

Mặt khác: KLPT(CuCln) = 135 (amu)

⬄ 64 + n . 35,5 = 135

\( \Rightarrow {\rm{n  =  }}\frac{{{\rm{135  -  64}}}}{{35,5}}{\rm{  =  2}}\)

⇨ Công thức hóa học của muối Y là CuCl2.

7.20

Hợp chất (Z) là khoáng vật có ánh kim và sắc vàng đồng từ nhạt tới đậm. Màu sắc của khoáng vật này đã tạo nên tên hiệu riêng của nó là vàng của kẻ ngốc (ảnh bên), do nó trông tương tự như vàng. Trong hợp chất (Z) có 46,67% iron, còn lại là sulfur. 

a) Xác định công thức hoá học của hợp chất (Z). 

b) Tìm hiểu trên internet, em hãy cho biết tên gọi và một số ứng dụng của (Z).

Hợp chất (Z) là khoáng vật có ánh kim và sắc vàng đồng từ nhạt tới đậm. Màu sắc của khoáng vật này đã tạo nên tên hiệu riêng của nó là vàng của kẻ ngốc (ảnh bên), do nó trông tương tự như vàng. Trong hợp chất (Z) có 46,67% iron, còn lại là sulfur. 

a) Xác định công thức hoá học của hợp chất (Z). 

b) Tìm hiểu trên internet, em hãy cho biết tên gọi và một số ứng dụng của (Z).

 

 

Phương pháp giải:

- Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

- Với hợp chất AxBy, ta có:

\({\rm{\% A  =  }}\frac{{{\rm{KLNT(A) }}{\rm{. x}}}}{{{\rm{KLPT(}}{{\rm{A}}_{\rm{x}}}{{\rm{B}}_{\rm{y}}}{\rm{)}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\% }}\)

Lời giải chi tiết:

a) Vì Z được cấu tạo bởi hai nguyên tố là iron và sulfur, nên ta có:

% S = 100% - %Fe = 100% - 46,67% = 53,33%

Gọi công thức hóa học của Z là FexSy, ta có:

\(\begin{array}{l}{\rm{\% Fe  =  }}\frac{{{\rm{KLNT(Fe) }}{\rm{. x}}}}{{{\rm{KLPT(F}}{{\rm{e}}_{\rm{x}}}{{\rm{S}}_{\rm{y}}}{\rm{)}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\%  }}\\{\rm{\% S  =  }}\frac{{{\rm{KLNT(S) }}{\rm{. y}}}}{{{\rm{KLPT(F}}{{\rm{e}}_{\rm{x}}}{{\rm{S}}_{\rm{y}}}{\rm{)}}}}{\rm{ }}{\rm{. 100\%  }}\\ \Rightarrow \frac{{{\rm{\% Fe}}}}{{{\rm{\% S}}}} = \frac{{{\rm{KLNT(Fe) }}{\rm{. x}}}}{{{\rm{KLNT(S) }}{\rm{. y}}}}\\ \Leftrightarrow \frac{{46,67}}{{53,33}} = \frac{{{\rm{56 }}{\rm{. x}}}}{{{\rm{32 }}{\rm{. y}}}}\\ \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{  =  }}\frac{{{\rm{46,67 }}{\rm{. 32}}}}{{{\rm{53,33 }}{\rm{. 56}}}} \approx \frac{1}{2}\end{array}\)

⇨ Chọn x = 1, y = 2.

⇨ Công thức hóa học của Z là FeS2.

b) Tên gọi của Z là iron pryte.

Ứng dụng: dùng để sản xuất sulfur dioxide từ đó tạo ra sulfuric acid và dùng trong công nghiệp sản xuất giấy.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close