Bài 11. Tốc độ và an toàn giao thông trang 34, 35, 36 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạoPhát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
11.1 Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường? A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ. B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi Luật Giao thông đường bộ. C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn. D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn. Lời giải chi tiết: Chọn D. (Vì khi gặp mưa hoặc thời tiết xấu làm đường dễ trơn trượt, làm giảm tốc độ ma sát giữa mặt đường và bánh xe, từ đó hệ thống phanh xe giảm hiệu quả và dễ gây tai nạn nên cần tăng khoảng cách giữa các xe để đảm bảo an toàn giao thông.) 11.2 Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những đoạn đường khác nhau? Phương pháp giải: - Mỗi loại xe có tải trọng khác nhau, có mức độ ma sát khác nhau với mặt đường, do đó phải quy định tốc độ giới hạn cho từng loại xe, tránh tình trạng lật xe, mất lái hoặc va chạm có thể xảy ra. - Ở đoạn đường cong, đường trơn trượt, đường cắt qua khu dân cư (những đường có chướng ngại vật) phải quy định tốc độ giới hạn thấp để đảm bảo an toàn cho phương tiện giao thông, cho người điều khiển phương tiện giao thông và cả người đi bộ trên đường. 11.3 a) Biển báo trong hình dưới đây có ý nghĩa gì?
b) Vì sao chúng ta phải giữ khoảng cách an toàn khi lái xe trên đường? Phương pháp giải: a) Ý nghĩa của biển báo: Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các xe là 8 m. b) Chúng ta phải giữ khoảng cách an toàn giữa các xe khi lưu thông trên đường để đảm bảo có đủ thời gian phản ứng, không đâm vào xe phía trước khi gặp tình huống bất ngờ. 11.4 Đánh dấu (x) vào cột đúng hoặc sai về phương diện an toàn giao thông cho mỗi hoạt động sau.
Lời giải chi tiết:
11.5 Em được phân công soạn một bộ quy tắc ứng xử dành cho các bạn học sinh để đảm bảo an toàn giao thông trên đường đi học mỗi ngày. Hãy nêu nội dung bộ quy tắc ứng xử của em. Phương pháp giải: Một số quy tắc giúp học sinh tham gia giao thông an toàn - Đi bên tay phải, đi sát lề đường; đi bộ ở những nơi có vạch kẻ dành cho người đi bộ, không được băng ngang dải phân cách. - Khi điều khiển phương tiện, phải đi đúng hướng, phần đường của mình. - Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải quan sát trước sau, xin đường. - Luôn vượt xe về bên trái và trong điều kiện đủ an toàn. - Khi đi từ đường nhánh, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên. - Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường. - Không được đi mô tô, xe gắn máy dưới 50cm3 khi chưa đủ 16 tuổi và trên 50cm3 khi chưa đủ 18 tuổi, chưa có giấy phép lái xe theo quy định. - Phải đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn khi ngồi trên xe đạp điện, xe gắn máy/phải nhắc nhở phụ huynh nếu không được trang bị mũ bảo hiểm đạt chuẩn. - Không dàn hàng, chở người đứng hay chở quá 2 người trên/xe (cả xe đạp và xe gắn máy). - Không nghe điện thoại, dừng xe giữa đường nói chuyện hay buông thả hai tay khi lái xe. - Không vượt đèn đỏ, không đùa giỡn trên đường. - Không chen lấn, xô đẩy, tuân thủ hướng dẫn của nhân viên nhà xe và thể hiện văn hóa giao thông khi đi trên xe buýt, các phương tiện công cộng… - Nhắc nhở các bạn thực hiện đúng quy định an toàn giao thông. 11.6 Ghép cặp tốc độ lưu hành của phương tiện giao thông đường bộ phù hợp với khoảng cách an toàn tối thiểu.
Lời giải chi tiết: 1 – B; 2 – D; 3 – C; 4 – A. (Khi tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe phải càng xa hơn.) 11.7 Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Ngày 08/09/2021, Tổ chức An toàn Giao thông Toàn cầu đã công bố một bản báo cáo với tiêu đề “Tai nạn giao thông đường bộ, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và tổng chi phí của tốc độ: Sáu biểu đồ nói lên tất cả”. Bản báo cáo đã làm sáng tỏ những hiểu lầm phổ biến về tác động của tốc độ đối với an toàn giao thông đường bộ, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cũng như chi phí đi lại. Dẫn chứng cụ thể trong báo cáo một lần nữa nhấn mạnh giảm tốc độ là một trong những cách hiệu quả nhất giúp cải thiện an toàn đường bộ. Cụ thể, nếu tốc độ phương tiện tăng lên 1% thì số người chết vì tai nạn giao thông tương ứng tăng từ 3,5 – 4%. Báo cáo cũng chỉ ra rằng việc áp dụng các giới hạn tốc độ thấp hơn sẽ tối ưu hơn về mặt kinh tế. Các phân tích ủng hộ việc cho phép tốc độ cao thường chỉ tập trung vào lợi ích của việc tiết kiệm thời gian di chuyển mà bỏ qua các chi phí kinh tế khác nảy sinh từ va chạm, khí thải, nhiên liệu và bảo dưỡng phương tiện. Báo cáo cũng nêu những lợi ích khác của giảm tốc độ trong việc thúc đẩy giao thông bền vững. Đó là giảm tốc độ biến đổi khí hậu của giao thông đường bộ, tăng hiệu suất sử dụng (nhiên liệu và bảo dưỡng phương tiện), cải thiện sự hòa nhập xã hội và mức độ thân thiện với người đi bộ của hệ thống giao thông. (Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải) a) Dẫn chứng một số liệu từ bản báo cáo cho thấy tốc độ ảnh hưởng rất lớn đến an toàn giao thông đường bộ. b) Biện pháp nào là hữu hiệu nhất để giúp cải thiện an toàn giao thông đường bộ? c) Nêu những lợi ích của việc giảm tốc độ đối với xã hội. Lời giải chi tiết: a) Dẫn chứng: “Nếu tốc độ phương tiện tăng lên 1% thì số người chết vì tai nạn giao thông tương ứng tăng từ 3,5 – 4%.” b) Biện pháp hữu hiệu nhất để giúp cải thiện an toàn giao thông đường bộ là giảm tốc độ. c) Một số lợi ích của việc giảm tốc độ: - Giảm các chi phí kinh tế khác nảy sinh từ va chạm, khí thải, nhiên liệu và bảo dưỡng phương tiện. - Giảm tác động biến đổi khí hậu của giao thông đường bộ, tăng hiệu suất sử dụng (nhiên liệu và bảo dưỡng phương tiện), cải thiện sự hòa nhập xã hội và mức độ thân thiện với người đi bộ của hệ thống giao thông. 11.8 Camera của một thiết bị “bắn tốc độ” ghi hình và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 20 m là 0,83 s. Nếu tốc độ giới hạn quy định trên làn đường là 70 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép hay không? Phương pháp giải: Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\) +) v: tốc độ chuyển động của vật (m/s) +) s: quãng đường đi được của vật (m) +) t: thời gian đi được quãng đường s của vật (s) Đổi đơn vị vận tốc: 1m/s = 3,6 km/h Lời giải chi tiết: Tóm tắt: s = 20 m t = 0,83 s v = ? Lời giải: Tốc độ của ô tô là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{20}}{{0,83}} \approx 24,1(m/s)\) Đổi 24,1 m/s = 86,75 km/h. Vậy ô tô này đã vượt quá tốc độ cho phép. 11.9 Quan sát hình dưới đây, em hãy nêu nhận xét về ảnh hưởng của tốc độ với sự an toàn của người và xe khi xảy ra tai nạn. Lời giải chi tiết: Quan sát hình ta thấy theo mức độ tăng dần của tốc độ thì độ biến dạng (hay hư hỏng) của chiếc xe càng lớn, nên tốc độ càng lớn sẽ càng làm tăng mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra. 11.10 Dựa vào quy định về khoảng cách an toàn theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam, em hãy phân tích ảnh hưởng của tốc độ trong tình huống ở hình dưới đây.
Lời giải chi tiết: Theo quy định về khoảng cách an toàn theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam, tốc độ 60km/h có khoảng cách an toàn tối thiểu là 30 m. Trên hình, khoảng cách là 45 m > 35 m nên khoảng cách này vẫn giữ được an toàn cho cả 2 bên tham gia giao thông.
|