Bài 8. Văn hoá tiêu dùng - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thứcVăn hoá tiêu dùng là? Nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của văn hoá tiêu dùng? Một trong những đặc điểm của văn hoá tiêu dùng Việt Nam là? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 a Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn. a) Văn hoá tiêu dùng là A. những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và toàn dân tộc. B. nguyên nhân cơ bản và đầu tiên đấn đến hành vi tiêu dùng. C. những hành vi tiêu dùng của con người ở bất kì nơi đâu. D. những đặc điểm tiêu dùng của mỗi cá nhân, cộng đồng và cả dân tộc. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8: Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: a) Chọn A. những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và toàn dân tộc. Giải thích: Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng. Câu 1 b b) Nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của văn hoá tiêu dùng? A. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. B. Góp phần tạo nên những sắc thái văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng của cộng đồng, dân tộc. C. Làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người. D. Là tập hợp các hành vi tiêu dùng thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi bị chi phối bởi việc tiêu dùng. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8: Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: b) Chọn D. Là tập hợp các hành vi tiêu dùng thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi bị chi phối bởi việc tiêu dùng. Giải thích: Văn hoá tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội: - Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. - Là cơ sở duy trì tiêu dùng bền vững, góp phần tạo nên những sắc thái văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng của cộng đồng, dân tộc. - Làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người, góp phần hình thành tư duy chiến lược trên phạm vi rộng lớn, gắn bó chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Câu 1 c c) Một trong những đặc điểm của văn hoá tiêu dùng Việt Nam là A. chịu tác động của các xu hướng tiêu dùng trên thế giới. B. tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm ngày càng chiếm ưu thế. C. thường “sính ngoại” và không quan tâm đến những hàng hoá sản xuất trong nước. D. chịu tác động của điều kiện địa lí. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8: Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: c) Chọn B. tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm ngày càng chiếm ưu thế. Giải thích: Văn hoá tiêu dùng Việt Nam gắn với sự lên ngôi của yếu tố chất lượng. Giá trị con người ngày càng được nâng cao. Tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm ngày càng chiếm ưu thế trở thành một xu hướng phát triển của xã hội. Câu 1 d d) Mỗi người dân cần phải làm gì để xây dựng được văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam? A. Tiêu dùng theo sở thích của bản thân và gia đình. B. Chỉ tiêu dùng các sản phẩm giá rẻ. C. Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường. D. Chỉ tiêu dùng các sản phẩm nhập khẩu. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8: Văn hóa tiêu dùng – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: d) Chọn C. Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường. Giải thích: Để xây dựng được văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam, một trong những việc mỗi người dân cần phải làm là thực hiện tiêu dùng thông minh, tiêu dùng xanh và sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng có trách nhiệm, định hưởng các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và bảo vệ được sức khỏe của con người, bảo vệ được môi trường sống. Câu 2 Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao? a. Tiêu dùng là mục đích và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. b. Dùng hàng hiệu mới thể hiện được phong cách và giá trị bản thân. c. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng. d. Người tiêu dùng thông minh là người có lựa chọn hợp lý cho sản phẩm tiêu dùng trên thị trường. e. Để thực hiện được hành vi tiêu dùng có văn hóa cần phải hiểu về văn hóa tiêu dùng. Phương pháp giải: Đọc các ý kiến và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình về ý kiến đó. Giải thích Lời giải chi tiết: a. Đồng tình, vì tiêu dùng là đơn đặt hàng của xã hội đối với sản xuất về số lượng, chất lượng, cơ cấu, chủng loại. Do đó, tiêu dùng sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. b. Không đồng tình, vì giá trị của mỗi con người không thể hiện ở trang phục hay các sản phẩm đắt tiền người đó tiêu dùng mà thể hiện ở những yếu tố bên trong. c. Đồng tình, vì văn hoá tiêu dùng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Văn hoá tiêu dùng trước tiên xuất phát từ phía khách hàng, doanh nghiệp muốn bán được sản phẩm thì phải tìm hiểu để đáp ứng tốt nhất nhu cầu này. d. Đồng tình, vì người tiêu dùng thông minh là người luôn chủ động lập kế hoạch chi tiêu, tiếp cận thông tin sản phẩm trên thị trường để chọn được sản phẩm hợp lí, tốt cho sức khỏe, phù hợp nhất với điều kiện của mình. e. Đồng tình, vì muốn thay đổi hành vi cần phải thay đổi nhận thức, từ đó tác động đến hành vi tiêu dùng, góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng Câu 3 Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về các quan điểm dưới đây: a. “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền” b. Văn hóa tiêu dùng “con gà tức nhau tiếng gáy” chi phối xu hướng tiêu dùng của phần lớn người Việt hiện nay c. Yếu tố vùng miền không ảnh hưởng gì đến văn hóa tiêu dùng d. Tiêu dùng có văn hóa sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội Phương pháp giải: Đọc các ý kiến và bày tỏ quan điểm của bản thân về các ý kiến đó. Lời giải chi tiết: a. Đây là quan điểm đúng, vì ăn, mặc là hai nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. “Ăn lấy chắc” ý chỉ ăn cho no, có thể là không nhiều món ăn nhưng miễn sao là đáp ứng đủ no bụng để làm việc là được. Còn “mặc lấy bền” tức là yêu cầu đối với mặc chỉ cần chất lượng mặc sao cho bền, được lâu và ấm là đủ, không cần cầu kì về kiểu dáng, màu sắc,... mà vẫn đảm bảo sức khỏe. b. Đây là quan điểm không đúng, nói về tâm lí ganh đua không chịu thua kém người khác. Tiêu dùng theo xu hướng như vậy gây lãng phí, nhiều khi không phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của bản thân, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cá nhân và cộng đồng. c. Đây là quan điểm không đúng, vì yếu tố vùng miền có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá tiêu dùng. Ví dụ: Người dân miền Nam thường mua hoa mai và bánh tét để trưng trong ngày Tết, còn người miền Bắc thường mua hoa đào và bánh chưng, d. Đây là quan điểm đúng, vì sự thay đổi tích cực của tiêu dùng sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội. Câu 4 Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể dưới đây: a. Bạn nói rất tự hào vì được các bạn phong tặng biệt danh cây thời trang hàng hiệu. b. Khi đi ăn tự chọn, T luôn lành ra vài phút để dạo quanh một vòng trên thực đơn của nhà hàng có những gì để xem những món nào mình thích và vị trí ở đâu sau đó mới đi lấy đĩa và lựa chọn lần lượt từ món khai vị, món chính đến món tráng miệng và chỉ lấy vừa đủ ăn. c. Chính quyền tỉnh H vận động người dân mỗi huyện sản xuất một loại hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc của địa phương để tổ chức bán trong các buổi hội chợ của tỉnh. d. Khi xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, công ty Y chỉ quan tâm đến chính sách sản phẩm. Phương pháp giải: Đọc các trường hợp và nhận xét hành vi của các chủ thể trong các trường hợp đó. Lời giải chi tiết: a. Bạn N cần hiểu rằng “hàng hiệu” thường có giá rất cao. Việc thường xuyên mua sắm hàng hiệu cần phải chi phí rất nhiều, gây lãng phí tiền bạc. Bởi vậy, cần tiêu dùng có chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và môi trường sống. b. Hành vi của bạn T khi đi ăn tự chọn rất hợp lí vì vừa đạt được mục đích vừa tránh mất thời gian lựa chọn thực đơn và không lãng phí thức ăn. c. Việc làm của chính quyền tỉnh H rất tốt vì vừa tạo được việc làm cho người dân trong khu vực vừa xây dựng được thương hiệu của những sản phẩm quê thương. Tuy nhiên, việc thực hiện không dễ dàng, do vậy chính quyền cần xây dựng kế hoạch với sự tư vấn của người có chuyên môn và sự tham gia đóng Shu góp của toàn dân. d. Để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm đến chính sách sản phẩm mà cần phải quan tâm đến rất nhiều chính sách khác như: chính sách bán hàng, chính sách thu hút đầu tư,... Vì vậy, khi xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, Công ty Y chỉ quan tâm đến chính sách sản phẩm là chưa đủ. Câu 5 Em hãy đọc trường hợp sau đây để trả lời câu hỏi: Bạn Q có thói quen sử dụng các loại thức ăn nhanh vì cho rằng rất tiện lợi và ngon miệng. - Em có nhận xét gì về những hành vi tiêu dùng này của bạn Q? - Nếu là bạn thân của bạn Q em sẽ nói gì với bạn với thói quen này? Phương pháp giải: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh của bạn Q có thể không lành mạnh và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Các loại thức ăn nhanh thường giàu calo, chất béo và đường, trong khi thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, các vấn đề sức khỏe và tiềm năng cho các bệnh mãn tính. - Nếu em là bạn thân của bạn Q, em sẽ trò chuyện và chia sẻ với bạn Q về tác động tiêu cực của việc sử dụng thức ăn nhanh đối với sức khỏe. Em có thể nhắc nhở bạn Q về việc lựa chọn thực phẩm tốt hơn, như thực phẩm tươi sống, xay nhuyễn, hay nấu món ăn tự nấu nhanh và dễ dàng. Ngoài ra, em có thể đề xuất cùng bạn Q tham gia các hoạt động thể dục và làm việc với nhau để duy trì một lối sống lành mạnh và cân bằng. Câu 6 Em hãy viết bài giới thiệu chương trình OCOP (mỗi xã/ phường một sản phẩm) tại địa phương để quảng bá hình ảnh và văn hóa tiêu dùng. Phương pháp giải: Viết bài giới thiệu chương trình OCOP (mỗi xã/ phường một sản phẩm) tại địa phương để quảng bá hình ảnh và văn hóa tiêu dùng. Lời giải chi tiết: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Đồng Mỏ và xã Chi Lăng, xã Y Tịch, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình gì? Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (One Commune, One Product, gọi tắt là Chương trình OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hóa địa phương...) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Chương trình OCOP được nhiều nước trên thế giới triển khai với các tên gọi khác nhau, nhưng đều có điểm chung là phát huy nội lực của các địa phương gắn với đơn vị làng, xã để tập trung phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị gia tăng cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cơ chế thị trường. Trọng tâm Chương trình OCOP ở Việt Nam là phát triển sản nhiều công nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với các chủ thể. Các chủ thể tham gia Chương trình OCOP bao gồm các thành phần kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác) và kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất). Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ tín dụng, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm. |