Bài 7. Đạo đức kinh doanh - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thứcĐạo đức kinh doanh có vai trò? Đạo đức kinh doanh không góp phần?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 a Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn. a. Đạo đức kinh doanh có vai trò A. góp phần làm hài lòng khách hàng nhưng không tạo ra lợi nhuận. B. góp phần tạo ra lợi nhuận, khẳng định chất lượng của doanh nghiệp. C. góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh nhưng không làm hài lòng khách hàng. D. không tạo ra lợi nhuận nhưng tạo ra sự tận tâm của nhân viên. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 7: Đạo đức kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: a) Chọn B. góp phần tạo ra lợi nhuận, khẳng định chất lượng của doanh nghiệp. Giải thích: Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh đồng thời tạo nên sự vững mạnh của nền kinh tế. Câu 1 b b) Đạo đức kinh doanh không góp phần A. cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả công việc. B. tạo sự trung thành của khách hàng. C. làm lợi ích kinh tế đạt được lớn hơn. D. làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 7: Đạo đức kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: b) Chọn D. làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Giải thích: Đạo đức kinh doanh không góp phần làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp mà ngược lại, đạo đức kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Câu 1 c c) Đạo đức kinh doanh góp phần gắn kết và tạo ra sự tận tâm của nhân viên vì A. tạo được môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng và thực hiện đầy đủ trách nhiệm ghi trong hợp đồng. B. khách hàng sẽ thích mua sản phẩm của doanh nghiệp có danh tiếng tốt. C. khi đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết thì công ty sẽ phát tiền vững mạnh. D. tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 7: Đạo đức kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm Lời giải chi tiết: c) Chọn A. tạo được môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng và thực hiện đầy đủ trách nhiệm ghi trong hợp đồng. Giải thích: Biểu hiện của đạo đức kinh doanh được thể hiện ở việc chủ thể sản xuất kinh doanh phải tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế độ chính sách,... ) theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên. Chính vì vậy, đạo đức kinh doanh góp phần gắn kết và tạo ra sự tận tâm của nhân viên vì tạo được môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng và thực hiện đầy đủ trách nhiệm ghi trong hợp đồng. Câu 2 Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao? a. Đạo đức kinh doanh chỉ để cập đến đối tượng là các chủ cơ sở kinh doanh. b. Đạo đức kinh doanh tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh. c. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm với doanh nghiệp. d. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau. Phương pháp giải: Đọc các ý kiến và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình về ý kiến đó. Giải thích. Lời giải chi tiết: a. Không đồng tình, vì đạo đức kinh doanh không chỉ đề cập đến các chủ cơ sở kinh doanh mà còn cả với những người lao động tham gia trong cơ sở kinh doanh đó. b. Đồng tình, vì đạo đức kinh doanh thể hiện sự trung thực, trách nhiệm, tôn trọng khách hàng, tôn trọng đối thủ cạnh tranh nên góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh c. Đồng tình, vì đạo đức kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh có uy tín, tôn trọng quyền lợi của nhân viên và khách hàng, đồng thời dựa trên những biểu hiện của đạo đức kinh doanh để đánh giá hành vi của các nhân viên nên các nhân viên phải cam kết thực hiện đúng các chuẩn mực hành vi đạo đức kinh doanh đồng thời khiến cho họ tin tưởng, tự hào được phục vụ cho một đơn vị kinh doanh có đạo đức nên sẽ tận tâm với doanh nghiệp d. Không đồng tình, vì có khi vì thực hiện đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải chi phí nhiều hơn, từ đó có thể làm giảm lợi nhuận nhưng khi kinh doanh có đạo đức, được khách hàng, các nhân viên tín nhiệm thì doanh nghiệp lại bán được hàng nhiều hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Câu 3 Em hãy cho biết vai trò của đạo đức kinh doanh trong các trường hợp dưới đây: a. Doanh nghiệp A rất coi trọng việc bảo đảm an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất. b. Ngay từ khi mới thành lập, Công ty B đã kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ quy trình sản xuất. c. Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng K luôn tuân thủ quy trình xử lí chất thải công nghiệp trong quá trình sản xuất. d. Công ty Z kinh doanh đúng những mặt hàng đã được quy định trong giấy phép kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho các nhân viên trong công ty. Phương pháp giải: Đọc các trường hợp và cho biết vai trò của đạo đức kinh doanh trong các trường hợp đó. Lời giải chi tiết: a. Đây là việc làm thể hiện đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp trong việc luôn quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người lao động, chấp hành quy định của pháp luật trong việc sử dụng lao động, từ đó sẽ tạo được sự tin tưởng, tận tâm, gắn bó với doanh nghiệp của người lao động, tạo được uy tín của doanh nghiệp với xã hội. b. Đây là việc làm thể hiện đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp trong việc quan tâm đến lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn thực phẩm, nhờ đó doanh nghiệp tạo được uy tín, sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, sẽ bán được nhiều hàng, thu được nhiều lợi nhuận, từ đó không ngừng phát triển bền vững. c. Đây là việc thể hiện đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường, tuân thủ quy định của pháp luật nhờ đó khẳng định trách nhiệm đối với xã hội, kinh doanh bền vững. d. Việc làm của công ty thể hiện đạo đức kinh doanh thông qua việc tuân thủ quy định của pháp luật trong kinh doanh đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhân viên sẽ tạo được gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp và đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Câu 4 Em hãy cho biết hành vi của các chủ thể kinh doanh trong những trường hợp sau là phù hợp hay vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Vì sao? a. Công ty G đã sử dụng hàng nước ngoài kém chất lượng, dán tem hàng Việt Nam chất lượng cao để bán. b. Cô X đã cung cấp thông tin bí mật về một công nghệ mới của công ty mình đang làm việc cho đối tác đều được một khoản tiền. c. Thấy các nguyên liệu làm bánh kẹo đã quá hạn ghi trên bao bì anh xe đề nghị với giám đốc xí nghiệp không sử dụng các nguyên liệu đó để sản xuất mặc dù hương vị vẫn thơm ngon màu sắc vẫn hấp dẫn. Phương pháp giải: Đọc các trường hợp và cho biết hành vi của các chủ thể kinh doanh trong những trường hợp đó là phù hợp hay vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Giải thích. Lời giải chi tiết: a. Đây là hành vi làm giả, làm nhái tạo ra hàng kém chất lượng vi phạm đạo đức kinh doanh. Hành vi này vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến lợi ích, sức khỏe của người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh sẽ mất uy tín, bị xử lí theo quy định của pháp luật, có thể dẫn đến phá sản, gây tâm lí hoài nghi về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam. b. Đây là hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh: không trung thực trách nhiệm với công ty vì lợi ích cá nhân mà gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hành vi này có thể bị cơ quan pháp luật xử lý nếu doanh nghiệp phát hiện có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại xử lý kỷ luật của việc. c. Đây là hành vi thực hiện tốt đạo đức kinh doanh vì sức khỏe của người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm đã hết hạn sử dụng để làm ra sản phẩm kém chất lượng bán trên thị trường. Câu 5 Em hãy viết bài nói về đạo đức khi kinh doanh mang lại sự tin tưởng của xã hội đối với đội ngũ danh nhân Việt Nam. Phương pháp giải: Viết bài nói về đạo đức khi kinh doanh mang lại sự tin tưởng của xã hội đối với đội ngũ danh nhân Việt Nam. Lời giải chi tiết: Đạo đức khi kinh doanh mang lại sự tin tưởng của xã hội đối với đội ngũ danh nhân Việt Nam Kinh doanh không chỉ đơn thuần là việc tạo ra lợi nhuận và phát triển kinh tế, mà còn đem lại nhiều giá trị về đạo đức và lòng tin của xã hội đối với đội ngũ danh nhân Việt Nam. Đạo đức trong kinh doanh đóng vai trò quan trọng và là yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng một xã hội công bằng, phát triển bền vững. Đạo đức trong kinh doanh đòi hỏi từ mỗi doanh nhân một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu và phương cách hoạt động. Những danh nhân Việt Nam nổi tiếng như Ông Trần Thái Ngọc Dung - Chủ tịch Tập đoàn Đảm bảo giao thông vận tải Việt Nam hay Bà Đỗ Thị Hoàng Trâm - CEO Công ty TNHH Mỹ phẩm Malie đã chứng minh rằng, thành công trong kinh doanh không chỉ nhìn vào lợi nhuận mà còn phải xem xét đến tác động xã hội và giá trị lòng tin của mọi bên liên quan. Một trong những yếu tố quan trọng của đạo đức trong kinh doanh là sự trung thực. Đội ngũ danh nhân Việt Nam đã chứng tỏ sự trung thực và tôn trọng trong mọi giao dịch của mình, không tung ra những thông tin sai lệch hay không công bằng để đạt được lợi ích cá nhân. Họ đếm những nỗ lực để xây dựng một hình ảnh đáng tin cậy, đồng thời tạo tiền đề cho một môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch. Đạo đức trong kinh doanh cũng phản ánh trong việc đối xử công bằng với nhân viên và đối tác. Danh nhân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ làm việc với nhân viên, tôn trọng quyền lợi và đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết để nhân viên có thể làm việc hiệu quả. Đồng thời, họ cũng đảm bảo rằng đối tác của mình được đối xử tôn trọng, xem xét đến lợi ích chung và không áp đặt hoặc lợi dụng trong khâu đàm phán và thỏa thuận hợp tác. Một yếu tố không thể bỏ qua trong đạo đức kinh doanh là trách nhiệm xã hội. Đội ngũ danh nhân Việt Nam không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế mà còn chung tay xây dựng cộng đồng và sống tốt đẹp hơn. Họ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân, đầu tư vào các dự án xã hội, nhân đạo và bảo vệ môi trường. Bằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội đúng mực, đội ngũ danh nhân Việt Nam đã đạt được sự tôn trọng và lòng tin từ cộng đồng. Tầm nhìn đạo đức trong kinh doanh không chỉ giúp danh nhân Việt Nam xây dựng một sự nghiệp thành công, mà còn giúp họ góp phần vào việc thay đổi cách nhìn của xã hội về đạo đức kinh doanh. Sự tin tưởng và lòng tin đối với đội ngũ danh nhân Việt Nam đã được tạo nên dựa trên các giá trị đạo đức mà họ mang lại. Bằng cách duy trì và phát triển đạo đức trong kinh doanh, danh nhân Việt Nam đang thể hiện vai trò lãnh đạo và góp phần vào sự phát triển bền vững của Toàn cầu. Câu 6 Em hãy sưu tầm và viết bài giới thiệu về một tấm gương đạo đức kinh doanh của một doanh nhân. Phương pháp giải: Sưu tầm và viết bài giới thiệu về một tấm gương đạo đức kinh doanh của một doanh nhân. Lời giải chi tiết: Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, là doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam với tầm nhìn chiến lược và đạo đức kinh doanh sáng ngời. Bắt đầu từ việc xây dựng thương hiệu mì ăn liền Mivina tại Ukraine, ông đã trở về Việt Nam và phát triển Vingroup thành tập đoàn hàng đầu, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, y tế, giáo dục, và công nghiệp ô tô. Ông luôn cam kết chất lượng trong sản phẩm, đề cao trách nhiệm xã hội qua các dự án giáo dục và y tế như VinSchool, VinUniversity, Vinmec, và tích cực đóng góp cho cộng đồng. Trong đại dịch COVID-19, Vingroup đã hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng cho y tế và phòng chống dịch. Phạm Nhật Vượng là biểu tượng của ý chí, khát vọng và tinh thần kinh doanh vì sự phát triển bền vững của đất nước. Câu 7 Em hãy cùng các bạn xây dựng kịch bản và biểu diễn tiểu phẩm về một học sinh đã vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh. Phương pháp giải: Xây dựng kịch bản và biểu diễn tiểu phẩm về một học sinh đã vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh. Lời giải chi tiết: Nhân vật:
Cảnh 1: Tại nhà Minh (Minh đang ngồi học bài, bỗng nghe tiếng bố mẹ nói chuyện ở phòng khách.) Bố Minh: (giọng hào hứng) Mình ạ, dạo này khách đến mua hàng đông hơn hẳn, có vẻ như giá rẻ mình nhập từ nguồn kia hợp lý đấy! Mẹ Minh: (chần chừ) Nhưng em thấy nguồn hàng đó chất lượng không đảm bảo lắm. Có lần khách phàn nàn rồi mà anh quên à? Bố Minh: (thở dài) Biết vậy, nhưng giá rẻ thế này lợi nhuận cao hơn mà. (Minh nghe được, đứng dậy bước vào phòng khách.) Minh: Bố mẹ ơi, con vừa học bài về đạo đức kinh doanh. Con thấy mình làm kinh doanh không chỉ cần lợi nhuận mà còn phải đặt sức khỏe và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Bố Minh: (ngạc nhiên) Con nói vậy nghĩa là sao? Minh: Nếu mình bán hàng không chất lượng, khách hàng sẽ mất lòng tin. Lợi nhuận chỉ là tạm thời, nhưng uy tín mới là lâu dài. Mẹ Minh: Con nói đúng đấy, anh ạ. Mình thử tìm nguồn hàng đảm bảo hơn đi. Dù giá có cao hơn một chút, khách hàng sẽ an tâm và quay lại nhiều hơn. Bố Minh: (suy nghĩ) Được rồi, để bố xem xét lại nguồn hàng. Cảnh 2: Tại cửa hàng (Minh giúp bố mẹ tiếp khách. Một khách hàng đến phàn nàn về sản phẩm.) Khách hàng: Chào anh chị, lần trước tôi mua hoa quả ở đây, nhưng có vài quả bị hỏng. Tôi mong anh chị xem lại. Bố Minh: (ngượng ngùng) Thật xin lỗi anh/chị. Cảm ơn anh/chị đã góp ý. Chúng tôi cam kết từ nay sẽ nhập hàng từ nguồn đảm bảo hơn. Minh: (mỉm cười) Cô chú yên tâm ạ. Gia đình cháu đang hướng tới kinh doanh dựa trên sự hài lòng và sức khỏe của mọi người. Khách hàng: (hài lòng) Nếu vậy thì tốt quá. Tôi sẽ tiếp tục ủng hộ cửa hàng. Cảnh 3: Kết thúc (Bố mẹ Minh nhìn nhau, gật đầu hài lòng.) Bố Minh: Cảm ơn con, Minh. Nhờ con nhắc nhở, bố mẹ mới nhận ra tầm quan trọng của đạo đức trong kinh doanh. Minh: (vui vẻ) Bố mẹ cứ làm tốt, khách hàng sẽ yêu quý và cửa hàng mình sẽ ngày càng phát triển. Mẹ Minh: (mỉm cười) Đúng vậy, kinh doanh bằng đạo đức thì mới bền lâu. Kết thúc tiểu phẩm (Cả gia đình Minh cùng cười vui vẻ, khép lại bài học ý nghĩa về đạo đức kinh doanh.)
|