Bài 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức

Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân? Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 a

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

a) Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền chính trị.

B. Quyền văn hoá - xã hội.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền tự do hội họp.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

a) Chọn C. Quyền tự do ngôn luận.

Giải thích: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước là biểu hiện của quyền tự do ngôn luận.

Câu 1 b

b) Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận?

A. Người từ 18 tuổi trở lên.

B. Cán bộ, công chức nhà nước

C. Nhà báo.

D. Mọi công dân.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

b) Chọn D. Mọi công dân.

Giải thích: Mọi công dân có quyền tự do ngôn luận.

Câu 1 c

c) Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?

A. Tự do phát biểu ở bất cứ đâu, về bất cứ điều gì.

B. Trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học, khu dân cư nơi mình cư trú.

C. Biểu tình để phản đối những việc làm sai trái của chính quyền địa phương.

D. Phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng xã hội.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

c) Chọn B. Trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học, khu dân cư nơi mình cư trú.

Giải thích: Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học, khu dân cư nơi mình cư trú.

Câu 1 d

d) Trong dịp đại biểu Hội đồng nhân dân xã S tiếp xúc với cử tri, nhiều người dân trong xã đã kiến nghị với cử tri về hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Đây là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền phát triển kinh tế.

B. Quyền bày tỏ ý kiến.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền xây dựng chính quyền địa phương.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

d) Chọn C. Quyền tự do ngôn luận.

Giải thích: Trong dịp đại biểu Hội đồng nhân dân xã S tiếp xúc với cử tri, nhiều người dân trong xã đã kiến nghị với cử tri về hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Đây là biểu hiện quyền tự do ngôn luận.

Câu 1 e

e) Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?

A. Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.

B. Chê bai trường mình ở nơi khác.

C. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.

D. Đưa tin tức không hay về trường mình lên mạng xã hội.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

e) Chọn A. Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.

Giải thích: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.

Câu 2

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? 

(Đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích)


Phương pháp giải:

Đọc các ý kiến và đánh dấu X vào ô tương ứng trong bảng để bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình. Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Em có nhận xét gì về những hành vi sau đây?

a. K luôn chủ động phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở lớp, ở trường và ở địa phương.

b. X từ chối bày tỏ ý kiến dù luôn được bố mẹ, thầy cô giáo khuyến khích.

c. N chủ động lên mạng tìm kiếm các thông tin cần thiết phục vụ cho học tập.

d. Y liên hệ tòa soạn báo B yêu cầu họ đính chính thông tin sai lệch về mình trên báo.

Phương pháp giải:

Đọc các trường hợp và nhận xét về hành vi của chủ thể trong các trường hợp đó.

Lời giải chi tiết:

a. Hành vi của K là đúng vì hành vi đó đã phát huy tích cực quyền công dân của bản thân, đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp và quê hương, đất nước.

b. Hành vi của X là không tốt, không thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân dù đã được mọi người tạo điều kiện. Hành vi này khiến mọi người không hiểu được suy nghĩ, mong muốn của X, đồng thời khiến X trở nên thụ động và khép mình hơn, khó khăn trong việc hoà nhập với mọi người xung quanh.

c. Hành vi của N là đúng, thể hiện sự chủ động trong việc tiếp cận những thông tin có ích nhằm nâng cao hiểu biết cho bản thân và học tập tốt hơn.

d. Hành vi của Y là đúng, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, tránh gây hiểu nhầm đáng tiếc.

Câu 4

Em hãy nêu những cách mà học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận.

Phương pháp giải:

Nêu được trách nhiệm của học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận.

Lời giải chi tiết:

Học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như:

- Trực tiếp phát biểu ý kiến trong giờ học, thảo luận tại lớp, phát biểu trong giờ sinh hoạt lớp, đóng góp ý kiến với giáo viên, Ban Giám hiệu trường,... nhằm xây dựng trường học, môi trường giáo dục trở lên tốt hơn. Ngoài ra cũng có thể góp ý qua hòm thư góp ý của nhà trường.

- Gửi bài đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề trong cuộc sống để ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu.

- Đóng góp ý kiến khi được trưng cầu ý kiến về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân, những vấn đề mình quan tâm cho các đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân.

Câu 5

Hiện nay có một số người Việt Nam sống lưu vong ở nước ngoài thường xuyên viết bài, in ấn sách, báo để xuyên tạc về công cuộc đổi mới về chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta. Theo em, những người này có vi phạm pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những người này có vi phạm pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận. Họ đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để thường xuyên viết bài, in ấn sách, báo để xuyên tạc về công cuộc đổi mới về chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta. Những hành vi này có thể gây ra những hậu quả tiêu cực như: xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân; ảnh hưởng trật tự quản lí hành chính nhà nước; làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước; có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần, danh dự, uy tín, công việc của công dân;... Do đó, mọi người cần cần hết sức cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phần tử xấu; tìm hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật để phòng tránh vi phạm. Tự do ngôn luận, tự do báo chí đều có những giới hạn nhất định, không phải là tự do quá trớn. Chúng ta rất hoan nghênh những ý kiến xây dựng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước; đồng thời lên án, phê phán những ý kiến với mưu đồ phá hoại công cuộc đổi mới, phát triển ở nước ta.

 

Câu 6

Em hãy xử lí các tình huống sau:

a) Mặc dù cùng trong nhóm học tập nhưng P và K hay mâu thuẫn với nhau do có quan điểm khác nhau trong cách giải quyết nhiệm vụ học tập chung của nhóm. P đã đăng tải một bài viết bịa đặt, nói xấu K trên mạng xã hội vì cho rằng mình có quyền tự do ngôn luận. K phát hiện và yêu cầu P xoá bài nhưng P không thực hiện.

Nếu là K, em sẽ làm gì?

b) Lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở xã D, một số đối tượng đã đưa những thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh trên mạng xã hội, gây ra tâm lí hoang mang cho người dân trong xã và gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Nếu là người dân xã D, em sẽ làm gì?

Phương pháp giải:

Đọc tình huống và xử lí tình huống.

Lời giải chi tiết:

a) Nếu là K, em sẽ giải thích cho P hiểu việc làm của bạn là vi phạm quyền tự do ngôn luận. Nếu bạn không xoá bài, em sẽ nhờ thầy cô giáo can thiệp.

b) Nếu là người dân xã D, em sẽ báo sự việc trên với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương để kịp thời xử lí những đối tượng đưa thông tin sai lệch.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close