Giải mục 3 trang 115, 116 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diềuTrong Hình 55, đỉnh của góc (AIB) có thuộc đường tròn hay không? Hai cạnh của góc chứa hai dây cung nào của đường tròn? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 115 SGK Toán 9 Cánh diều Trong Hình 55, đỉnh của góc \(AIB\) có thuộc đường tròn hay không? Hai cạnh của góc chứa hai dây cung nào của đường tròn?
Phương pháp giải: Dựa vào hình ảnh trực quan để đưa ra nhận xét. Lời giải chi tiết: - Đỉnh của góc \(AIB\) có thuộc đường tròn. - Hai cạnh của góc chứa hai dây cung \(IA,IB\) của đường tròn. LT3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 115 SGK Toán 9 Cánh diều Hãy vẽ một đường tròn và hai góc nội tiếp trong đường tròn đó. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức vừa học để vẽ hình. Lời giải chi tiết: HĐ4 Video hướng dẫn giải Trả lời câu hỏi Hoạt động 4 trang 115 SGK Toán 9 Cánh diều Cho góc \(AIB\) nội tiếp đường tròn tâm \(O\) đường kính \(IK\) sao cho tâm \(O\) nằm trong góc đó (Hình 57). a) Các cặp góc \(\widehat {OAI}\) và \(\widehat {OIA};\widehat {OBI}\) và \(\widehat {OIB}\) có bằng nhau hay không? b) Tính các tổng \(\widehat {AOI} + 2\widehat {OIA},\widehat {BOI} + 2\widehat {OIB}\). c) Tính các tổng \(\widehat {AOI} + \widehat {AOK},\widehat {BOI} + \widehat {BOK}\). d) So sánh \(\widehat {AOK}\) và \(2\widehat {OIA},\widehat {BOK}\) và \(2\widehat {OIB},\widehat {AOB}\) và \(2\widehat {AIB}\). Phương pháp giải: Dựa vào các kiến thức đã học về đường tròn để xác định. Lời giải chi tiết: a) Do \(OI = OA = R\) nên tam giác \(IOA\) cân tại \(O\) suy ra \(\widehat {OAI} = \widehat {OIA}\) Do \(OI = OB = R\) nên tam giác \(IOB\) cân tại \(O\) suy ra \(\widehat {OBI} = \widehat {OIB}\) b) Xét tam giác \(AOI\) cân tại \(O\) có: \(\widehat {AOI} + \widehat {OIA} + \widehat {OAI} = 180^\circ \Rightarrow \widehat {AOI} + \widehat {OIA} + \widehat {OIA} = 180^\circ \Rightarrow \widehat {AOI} + 2\widehat {OIA} = 180^\circ \) Xét tam giác \(BOI\) cân tại \(O\) có: \(\widehat {BOI} + \widehat {OIB} + \widehat {OBI} = 180^\circ \Rightarrow \widehat {BOI} + \widehat {OIB} + \widehat {OIB} = 180^\circ \Rightarrow \widehat {BOI} + 2\widehat {OIB} = 180^\circ \) c) Ta có: \(\widehat {AOI} + \widehat {AOK} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) \(\widehat {BOI} + \widehat {BOK} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) d) Do \(\widehat {AOI} + 2\widehat {OIA} = 180^\circ \) lại có \(\widehat {AOI} + \widehat {AOK} = 180^\circ \) nên \(2\widehat {OIA} = \widehat {AOK}\) Do \(\widehat {BOI} + 2\widehat {OIB} = 180^\circ \) lại có \(\widehat {BOI} + \widehat {BOK} = 180^\circ \) nên \(2\widehat {OIB} = \widehat {BOK}\) Ta có: \(\widehat {OIA} + \widehat {OIB} = \widehat {AIB} \Rightarrow 2\left( {\widehat {OIA} + \widehat {OIB}} \right) = 2\widehat {AIB} \Rightarrow 2\widehat {OIA} + 2\widehat {OIB} = 2\widehat {AIB}\) Mà \(2\widehat {OIA} = \widehat {AOK},2\widehat {OIB} = \widehat {BOK}\) nên \(\widehat {AOK} + \widehat {BOK} = 2\widehat {AIB} \Rightarrow \widehat {AOB} = 2\widehat {AIB}\) LT4 Video hướng dẫn giải Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 116 SGK Toán 9 Cánh diều Cho đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) và dây cung \(AB = R\). Điểm \(C\) thuộc cung lớn \(AB,C\) khác \(A\) và \(B\). Tính số đo góc \(ACB\). Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức vừa học về góc nội tiếp và góc ở tâm để tính. Lời giải chi tiết: Xét tam giác \(OAB\) có: \(OA = OB = AB = R\). Suy ra tam giác \(OAB\) là tam giác đều nên \(\widehat {AOB} = 60^\circ \). Xét đường tròn \(\left( O \right)\): Vì \(\widehat {AOB}\) là góc ở tâm và \(\widehat {ACB}\) là góc nội tiếp cùng chắn cung \(AB\) nên: \(\widehat {ACB} = \frac{1}{2}\widehat {AOB} = \frac{1}{2}.60^\circ = 30^\circ \). Vậy \(\widehat {ACB} = 30^\circ \). HĐ5 Video hướng dẫn giải Trả lời câu hỏi Hoạt động 5 trang 116 SGK Toán 9 Cánh diều Quan sát Hình 60 và nêu mối liên hệ giữa a) \(\widehat {AIB}\) và sđ$\overset\frown{AmB}$; b) \(\widehat {AKB}\) và sđ$\overset\frown{AmB}$; c) \(\widehat {AIB}\) và \(\widehat {AKB}\). Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức “Góc nội tiếp có số đo bằng nửa số đo cung bị chắn” để làm bài. Lời giải chi tiết: a) Ta thấy: \(\widehat {AIB}\) là góc nội tiếp chắn $\overset\frown{AmB}$ nên $\widehat{AIB}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{AmB}$. b) Ta thấy: \(\widehat {AKB}\) là góc nội tiếp chắn $\overset\frown{AmB}$ nên $\widehat{AKB}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{AmB}$. c) Do $\widehat{AIB}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{AmB};\widehat{AKB}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{AmB}$ nên \(\widehat {AIB} = \widehat {AKB}\). LT5 Video hướng dẫn giải Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 119 SGK Toán 9 Cánh diều Trong Hình 61, gọi \(I\) là giao điểm của \(AD\) và \(BC\). Chứng minh \(IA.ID = IB.IC\).
Phương pháp giải: Dựa vào tính chất góc nội tiếp để chứng minh. Lời giải chi tiết: Ta có: \(\widehat {ACB}\) và \(\widehat {ADB}\) là hai góc nội tiếp chắn cung \(AB\) nên \(\widehat {ACB} = \widehat {ADB}\) hay \(\widehat {ACI} = \widehat {BDI}\). Do \(\widehat {CIA}\) và \(\widehat {DIB}\) là hai góc đối đỉnh nên \(\widehat {CIA} = \widehat {DIB}\). Xét \(\Delta CIA\) và \(\Delta DIB\) có: $\left\{ \begin{align}\widehat{ACI}=\widehat{BDI} \\ \widehat{CIA}=\widehat{DIB} \end{align} \right.\Rightarrow \Delta CIA\backsim \Delta DIB\left( g.g \right) \Rightarrow \frac{CI}{DI}=\frac{IA}{IB}\Rightarrow IA.ID=IC.IB.$
|