Giải mục 2 trang 61, 62 SGK Toán 10 tập 2 - Chân trời sáng tạoViết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) tại điểm A(4;6) Một vận động viên ném đĩa đã vung đĩa theo một đường tròn (C) có phương trình: Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ Khám phá 2 Cho điểm M0(x0;y0) nằm trên đường tròn (C) tâm I(a;b)và cho điểm M(x;y) tùy ý trong mặt phẳng Oxy. Gọi Δ là tiếp tuyến với (C) tại M0. a) Viết biểu thức tọa độ của hai vt →M0M và →M0I. b) Viết biểu thức tọa độ của tích vô hướng của hai vecto →M0M và →M0I. c) Phương trình →M0M.→M0I=0 là phương trình của đường thẳng nào? Phương pháp giải: a) Với A(a;b),B(x;y) thì tọa độ của vt →AB=(x−a;y−b). b) Với →a=(a,b),→b=(x;y) thì →a.→b=ax+by. c) Từ tích vô hướng đưa ra kết luận là →M0M=(x−x0;y−y0), →M0I=(a−x0;b−y0). Lời giải chi tiết: a) Biểu thức tọa độ của hai vecto →M0M và →M0I là →M0M=(x−x0;y−y0), →M0I=(a−x0;b−y0). b) Ta có: →M0M.→M0I=(x−x0)(a−x0)+(b−y0)(y−y0). c) →M0M.→M0I=0⇒→M0M⊥→M0I M0I là đoạn thẳng nối tâm với điểm thuộc đường tròn, suy ra đường thẳng MM0 là tiếp tuyến của đường tròn tại điểm M0, hay chính là Δ. Thực hành 3 Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C):x2+y2−2x−4y−20=0 tại điểm A(4;6). Phương pháp giải: Phương trình tiếp tuyến của đường tròn tâm I(a;b) tại điểm M(x0;y0)nằm trên đường tròn là: (a−x0)(x−x0)+(b−y0)(y−y0)=0. Lời giải chi tiết: Ta có 42+62−2.4−4.6−20=0, nên điểm A thuộc (C). Đường tròn (C):x2+y2−2x−4y−20=0 có tâm I(1;2). Phương trình tiếp tuyến d của (C) tại A(4;6) là: (1−4)(x−4)+(2−6)(y−6)=0 ⇔3x+4y−36=0. Vận dụng 3 Một vận động viên ném đĩa đã vung đĩa theo một đường tròn (C) có phương trình: (x−1)2+(y−1)2=169144. Khi người đó vung đĩa đến vị trí điểm M(1712;2) thì buông đĩa (hình 4). Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) tại điểm M. Phương pháp giải: Phương trình tiếp tuyến của đường trong tâm I(a;b) tại điểm M(x0;y0) nằm trên đường tròn là: (a−x0)(x−x0)+(b−y0)(y−y0)=0. Lời giải chi tiết: Ta có (1712−1)2+(2−1)2=169144, nên điểm M thuộc (C). Đường tròn (x−1)2+(y−1)2=169144 có tâm I(1;1). Phương trình tiếp tuyến d của (C) tại M(1712;2) là: (1−1712)(x−1712)+(1−2)(y−2)=0 ⇔−512x−y+373144=0 ⇔5x+12y−37312=0.
|