Tuần 7 trang 22 SGK hoạt động trải nghiệm lớp 3 kết nối tri thứcSắm vai quần áo cũ trong tủ nói chuyện với nhau. Kể các lý do em muốn loại bỏ hoặc tiếp tục sử dụng một số đồ cũ của em.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Ứng xử với đồ cũ Câu 1 Tham gia tiểu phẩm “Nỗi buồn buồn của quần áo cũ” - Sắm vai quần áo cũ trong tủ nói chuyện với nhau. - Tưởng tượng và nói ra tâm sự của: + Chiếc áo không dùng tới. + Chiếc quần mới mặc vài lần bị bỏ quên. + Đôi tất (vớ) bị rơi dưới gầm tủ, bụi bám đầy. Phương pháp giải: Tưởng tượng mình là những đồ vật bị bỏ rơi, lãng quên để nói lên tâm sự của chúng. Lời giải chi tiết: Trong không gian chật chỗi của chiếc tủ quần áo, những âm thanh than thở, mở đầu là tiếng khóc của chiếc áo không được dùng tới: “Hu…Hu…Hu, tôi tủi thân quá. Không biết anh quần đen, chị áo khoác, em váy như thế nào nhưng tôi đã nằm ở đây được hơn nửa năm, cô chủ chẳng bao giờ để ý đến tôi cả. Tôi buồn lắm vì không được phát huy công dụng của bản thân. Hu…Hu…Hu….” Nghe thế anh quần đen cũng lên tiếng: “Tôi cũng không khác gì anh. Lúc mới mua về, cô chủ yêu thích tôi lắm, mặc tôi đi chơi mấy lần liền. Nhưng sau đó, tôi bị lãng quên mất rồi! Mỗi lần chuẩn bị đồ đi chơi, cô chủ thấy tôi là dẹp qua một bên….”. Anh quần đen đang nói thì có một tiếng vọng thút thít từ phía dưới gầm tủ của bé tất: “Cháu cũng thế ạ! Cô chủ dùng cháu xong cũng không hề tắm rửa cho cháu, cứ thế quăng thẳng cháu xuống dưới gầm tủ. Cháu đã nằm ở đây gần hai tháng rồi, người cháu bụi bám đầy, bốc mùi rất khó chịu…Híc…Híc….” ……. Câu 2 Thảo luận về đồ cũ: nên dùng tiếp hay bỏ đi. - Kể các lý do em muốn loại bỏ hoặc tiếp tục sử dụng một số đồ cũ của em. - Đưa ra cách sửa chữa một số đồ cũ bị hỏng để có thể tiếp tục dùng được: gắn, buộc, dán lại,.... - Thảo luận những cách chia tay với đồ cũ của em: + Bỏ đi + Cho, tặng. + Những cách khác. Phương pháp giải: Em tham gia thảo luận với các bạn theo gợi ý trên. Lời giải chi tiết: - Những lý do em muốn loại bỏ đồ cũ của em: + Đã bị hỏng. + Không còn hợp thời trang. + Không cần thiết phải sử dụng nữa. + Nhà không còn chỗ để chứa đồ. - Những lý do em muốn tiếp tục sử dụng đồ cũ của em: + Có thể tận dụng cho những việc khác. + Chưa có tiền để mua đồ mới. + Đồ vật chưa hỏng và vẫn còn sử dụng được. - Những cách sửa chữa đồ bị cũ hỏng: + Dùng keo dán lại + Sơn lại màu - Những cách chia tay với đồ cũ của em: + Bỏ đi. + Cho, tặng Phân loại đồ cũ Câu 1 Chia sẻ về việc phân loại đồ cũ của em ở nhà. - Kể những khó khăn khi tìm và phân loại đồ cũ. - Chia sẻ cách xử lý đồ cũ sau khi phân loại: + Bỏ đi đối với những đồ quá cũ. + Mang tặng những đồ cũ còn tốt. Phương pháp giải: Em chia sẻ với các bạn về việc phân loại đồ cũ của em. Lời giải chi tiết: - Những khó khăn khi tìm và phân loại đồ cũ: + Khó khăn trong việc đánh giá mức độ cũ của đồ + Phân vân giữa việc giữa việc bỏ hay giữ - Cách xử lý đồ sau khi phân loại: + Bỏ đi đối với những đồ quá cũ. + Mang tặng những đồ còn tốt: sách vở, đồ dùng học tập,... + Đối với quần áo: quyên góp hoặc dùng làm khăn, giẻ lau, lót ổ cho thú cưng,... + Tái chế: dùng vỏ chai nhựa làm bình cắm hoa, bình tưới, chậu cây,... Câu 2 Làm giỏ đựng đồ cũ ở lớp - Chuẩn bị hai chiếc giỏ hoặc thùng giấy để đựng đựng đồ cũ. - Trang trí, dán nhãn và đạt giỏ vào góc lớp để nhận đồ cũ còn dùng được. Phương pháp giải: Em cùng các bạn làm theo hướng dẫn để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: Học sinh tự thực hiện.
|