Bài 9. Quy tắc octet trang 49, 50, 51, 52 Hóa 10 Cánh diềuTải vềQuan sát hiện tượng tự nhiên sau: Oxygen có Z = 8, cho biết xu hướng cơ bản của nguyên tử oxygen khi hình thành liên kết hóa học. Hãy vẽ sơ đồ minh họa quá trình đó Tính phi kim được đặc trưng bằng khả năng nhận electron. Xu hướng cơ bản của nguyên tử O và F trong các phản ứng hóa học là nhường hay nhận bao nhiêu electron
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
CH tr 49 MĐ
Lời giải chi tiết: Viên bi có xu hướng dịch chuyển từ nơi có năng lượng cao hơn (kém bền) về nơi có năng lượng thấp hơn (bền hơn) => Như vậy quá trình trên diễn ra theo xu hướng tạo nên hệ bền hơn (nơi có có năng lượng thấp hơn) CH tr 49 CH
Phương pháp giải: - Viết cấu hình electron của các nguyên tử => Nguyên tử nào có 8 electron ở lớp ngoài cùng thì có lớp electron ngoài cùng bền vững Lời giải chi tiết: Cấu hình của các nguyên tử: + Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 + Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 + Ne (Z = 10): 1s22s22p6 + Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6 => Chỉ có nguyên tử Ne và Ar là có 8 electron ở lớp ngoài cùng => Nguyên tử Ne và Ar có lớp electron ngoài cùng bền vững CH tr 50 CH
Phương pháp giải: - Z = 8 => Cấu hình electron của oxygen => Xu hướng nhận hay nhường electron khi hình thành liên kết hóa học - Sơ đồ: tham khảo Hình 9.2 SGK
Lời giải chi tiết: - Nguyên tử oxygen có Z = 8 => Oxygen có 8 electron => Cấu hình electron: 1s22s22p4 => Oxygen có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng cơ bản của nguyên tử oxygen khi hình thành liên kết hóa học là nhận thêm 2 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng - Sơ đồ nguyên tử O nhận 2 electron vào lớp vỏ ngoài cùng
CH tr 50 LT
Phương pháp giải: - O và F đều là phi kim - Viết cấu hình electron của O và F => Xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt cấu hình electron bền vững Lời giải chi tiết: - Ta có: O và F đều là phi kim => Xu hướng cơ bản của nguyên tử O và F trong phản ứng hóa học là nhận electron - Cấu hình electron O (Z = 8): 1s22s22p4 => Có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận 2 electron - Cấu hình electron F (Z = 9): 1s22s22p5=> Có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận 1 electron CH tr 51 LT
Phương pháp giải: - Các kim loại có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng nhường bớt toàn bộ các electron này để tạo thành ion dương - Các phi kim với 5, 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng nhận thêm electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng Lời giải chi tiết: a) - K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 => Có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhường 1 electron
- O (Z = 8): 1s22s22p4 => Có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận 2 electron
b) - Li (Z = 3): 1s22s1 => Có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhường 1 electron
- F (Z = 9): 1s22s22p5 => Có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận 1 electron
c) - Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 => Có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhường 2 electron
- P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 => Có 5 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận 3 electron
CH tr 51 LT
Phương pháp giải: Chu kì 2 có 2 phân lớp: phân lớp s và phân lớp p Lời giải chi tiết: - Chu kì 2 có 2 phân lớp đó là: phân lớp s và phân lớp p - Phân lớp s chứa tối đa 2 electron, phân lớp p chứa tối đa 6 electron => Chu kì 2 chỉ chứa được tối đa 8 electron Bài tập 1
Phương pháp giải: Bước 1: Viết cấu hình electron của nitrogen (Z = 7) và nhôm (Z = 13) Bước 2: Dựa vào số electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Nguyên tử có xu hướng nhường hay nhận electron - Các kim loại có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng nhường bớt toàn bộ các electron này để tạo thành ion dương - Các phi kim với 5, 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng nhận thêm electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng tạo thành ion âm Lời giải chi tiết: - Cấu hình nguyên tử nitrogen (Z = 7): 1s22s22p3 => Có 5 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Có xu hướng nhận thêm 3 electron để đạt cấu hình electron khí hiếm - Cấu hình nguyên tử nhôm (Z = 13): 1s22s22p63s23p1 => Có 3 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Có xu hướng nhường đi 3 electron để đạt cấu hình electron khí hiếm Đáp án A Bài tập 2
Phương pháp giải: - Nguyên tố Boron: Z = 5 - Nguyên tố Potassium: Z = 19 - Nguyên tố Helium: Z = 2 - Nguyên tố Fluorine: Z = 9 Bước 1: Viết cấu hình electron các nguyên tố Bước 2: Từ cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Nguyên tố có xu hướng nhường đi electron Lời giải chi tiết: - Cấu hình electron B (Z = 5): 1s22s22p1 => Có 3 electron ở lớp ngoài cùng => Xu hướng nhường đi 3 electron - Cấu hình electron K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 => Có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Xu hướng nhường đi 1 electron - Cấu hình electron He (Z = 2): 1s2 => Đạt cấu hình bền vững - Cấu hình electron F (Z = 9): 1s22s22p5 => Có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Xu hướng nhận thêm 1 electron => Nguyên tử nguyên tố Potassium (K, Z = 19) có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học Đáp án B Bài tập 3
Phương pháp giải: a) Kim loại có xu hướng nhường electron, phi kim có xu hướng nhận electron b) Hai phi kim đều có xu hướng nhận thêm electron Lời giải chi tiết: a) - Kim loại có xu hướng nhường electron, phi kim có xu hướng nhận electron => Phi kim sẽ lấy electron của kim loại để cả phi kim và kim loại đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm - Ví dụ: NaCl + Na: có 1 electron ở lớp ngoài cùng + Cl: có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Na sẽ nhường 1 electron và Cl sẽ nhận 1 electron của Na để đạt cấu hình có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng b) - Hai phi kim đều có xu hướng nhận thêm electron => Cả 2 phi kim sẽ bỏ ra electron để góp chung Ví dụ: N2 tác dụng với H2 tạo thành NH3 + N: có 5 electron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 3 electron + H: có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 1 electron => N sẽ bỏ ra 3 electron và 3H mỗi H bỏ ra 1 electron để góp chung
Bài tập 4
Phương pháp giải: - Na: có 1 electron ở lớp ngoài cùng - Cl: có 7 electron ở lớp ngoài cùng - NaCl: 2 nguyên tố liên kết chặt chẽ với nhau Lời giải chi tiết: - Cấu hình electron Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 => Có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Xu hướng cho đi 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững => Dễ dàng tham gia phản ứng hóa học - Cấu hình electron của Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 => Có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững => Dễ dàng tham gia phản ứng hóa học - NaCl: Được tạo bởi 2 nguyên tố là Na và Cl. Trong hợp chất này Na sẽ nhường 1 electron và Cl sẽ nhận 1 electron của Na để đạt cấu hình có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Cả 2 nguyên tử đều đạt cấu hình electron bền vững => NaCl khó tham gia các phản ứng mà có sự nhường hoặc nhận elecrton Bài tập 5
Phương pháp giải: a) Quy tắc octet: Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững như của khí hiếm b) - Nguyên tử C có 4 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Khi tham gia liên kết sẽ góp chung 4 electron - Nguyên tử H có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Khi tham gia liên kết sẽ góp chung 1 electron Lời giải chi tiết: - Nguyên tử C có 4 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Khi tham gia liên kết sẽ góp chung 4 electron - Nguyên tử H có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Khi tham gia liên kết sẽ góp chung 1 electron a) - Xét hydrocarbon: \(H - C \equiv C - H\) + Mỗi nguyên tử C có 4 (-), như vậy xung quanh mỗi nguyên tử C có 4 đôi electron chung => Có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm Ne + Mỗi nguyên tử H có 1 (-), như vậy xung quanh mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron chung => Có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm He => Thỏa mãn quy tắc octet - Xét hydrocarbon: \({H_2}C = C{H_2}\) + Mỗi nguyên tử C có 4 (-) 2 gạch giữa 2 C và 2 gạch với H, như vậy xung quanh mỗi nguyên tử C có 4 đôi electron chung => Có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm Ne + Mỗi nguyên tử H có 1 (-) giữa C và H, như vậy xung quanh mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron chung => Có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm He => Thỏa mãn quy tắc octet - Xét hydrocarbon: \({H_3}C - C{H_3}\) + Mỗi nguyên tử C có 4 (-) 1 gạch giữa 2 C và 3 gạch với H, như vậy xung quanh mỗi nguyên tử C có 4 đôi electron chung => Có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm Ne + Mỗi nguyên tử H có 1 (-) giữa C và H, như vậy xung quanh mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron chung => Có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Đạt cấu hình khí hiếm He => Thỏa mãn quy tắc octet b) - Nguyên tử C tham gia 4 liên kết, nguyên tử H tham gia 1 liên kết để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm - Trong phân tử hydrocarbon, để x lớn nhất thì liên kết giữa C-H phải nhiều nhất => Liên kết giữa C và C phải là 1 (-) Ta được công thức như sau: \({H_3}C - C{H_2} - C{H_3}\) => Có 8 nguyên tử H => Giá trị x lớn nhất có thể là 8
|