Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 30, 31Giải Cùng em học tiếng việt lớp 5 tập 2 tuần 26 câu 1, 2, 3, 4 trang 30, 31 với lời giải chi tiết. Câu 1.a: Tác giả miêu tả màu sắc của những sự vật nào ở nhà Bác?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Về thăm nhà Bác Về thăm nhà Bác, làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng Có con bướm trắng lượn vòng Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa Chiếc giường tre quá đơn sơ Võng gai ru mát những trưa nắng hè. Làng Sen như mọi làng quê Ngôi nhà lẫn với hàng tre bóng tròn. Kìa hàng hoa đỏ màu son Kìa con bướm trắng chập chờn như mơ. (Nguyễn Đức Mậu) a/ Tác giả miêu tả màu sắc của những sự vật nào ở nhà Bác? b/ Em tìm hiểu thế nào về dòng thơ “Kìa con bướm trắng chập chờn như mơ”? c/ Nêu cảm nghĩ của em về phong cảnh quê Bác. Phương pháp giải: a. Con đọc lại toàn bộ đoạn thơ. b. Những điều giống như trong mơ thường gợi cho em cảm giác gì? c. Con có hình dung gì về cảnh vật ở quê Bác? Lời giải chi tiết: a. Những sự vật được tác giả miêu tả màu sắc đó là: - Hàng râm bụt (màu đỏ) - Con bướm (màu trắng) - Chùm ổi chín (vàng ong sắc trời) b. Những điều ở trong mơ thường rất kì diệu, rất đẹp. Hình ảnh “Kìa con bướm trắng chập chờn như mơ” khiến người ta có thêm hình dung rõ hơn về khung cảnh quanh ngôi nhà Bác. Cảnh vật bình yên, bình dị lại nên thơ, đẹp như thể trong giấc mơ. c. Phong cảnh làng Sen quê Bác đẹp bình dị và thơ mộng. Câu 2 Gạch dưới những từ ngữ nói về truyền thống của dân tộc ta trong đoạn văn sau: Cần khẳng định rằng, những giá trị truyền thống cơ bản vẫn có ý nghĩa tác động tích cực đến việc xây dựng con người mới và nền văn hóa đương đại của chung ta. Lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở tinh thần giữ nước, mà nó còn hun đúc cho mọi người Việt Nam tinh thần quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp. Lòng tự cường dân tộc đã tiếp cho người dân một sức mạnh để đưa đất nước nhập vào dòng chảy phát triển của thế giới. Tính cần cù, sáng tạo đã giúp con người và văn hóa Việt Nam đạt được những tiến bộ rất quan trọng. Lòng khoan dung cũng là một giá trị truyền thống quan trọng của dân tộc ta. (Theo nhandan.com.vn) Phương pháp giải: Truyền thống là những thói quen hình thành đã từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền từ đời này sang đời khác. Lời giải chi tiết: Những từ ngữ nói về truyền thống của dân tộc ta có trong đoạn văn đó là: Lòng yêu nước, tinh thần giữ nước, tinh thần quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, lòng tự cường dân tộc, tính cần cù sáng tạo, lòng khoan dung. Câu 3 Gạch dưới từ ngữ được thay thế để nối các câu và các từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn. Nêu tác dụng của các từ đó. Ga-rô-nê lớn nhất lớp, sắp lên mười bốn tuổi, đầu to, vai rộng. Anh ấy rất tốt bụng, cứ trông nụ cười của anh thì đủ biết. Lúc nào anh cũng có vẻ suy nghĩ và chán chắn. (Theo A-mi-xi) Phương pháp giải: - Con hãy tìm những từ ngữ thay thế cho Ga-rô-nê trong đoạn văn. Lời giải chi tiết: Ga-rô-nê lớn nhất lớp, sắp lên mười bốn tuổi, đầu to, vai rộng. Anh ấy rất tốt bụng, cứ trông nụ cười của anh thì đủ biết. Lúc nào anh cũng có vẻ suy nghĩ và chín chắn. - Từ anh ấy được dùng để thanh thế cho Ga-rô-nê ở câu thứ nhất, anh ấy được đặt ở đầu câu có tác dụng liên kết câu thứ nhất và câu thứ 2 của đoạn văn. - Các từ anh ở câu thứ 2 và câu thứ 3 trong đoạn văn được lặp lại có tác dụng liên kết câu thứ 2 và câu thứ 3 của đoạn văn. Câu 4 a/ Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ các câu trong đoạn văn sau.
Cây cọ như cũng biết thương người nông dân nghèo. Tự nó bám rễ vào đất đồi cằn khô mà vươn lên. Cọ là loại cây rễ chùm như cây dừa cây cau cây tre. Rễ cọ bám vào đất đồi lan tỏa kiếm tìm từng chút dinh dưỡng để nuôi cây lớn lên từng ngày nuôi lá tốt xanh cho con người lợp nhà chằm nón. (Tản văn) b/ Tác giả đã dùng phép liên kết nào trong đoạn trên? Phương pháp giải: a. - Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, chỉ người hay sự vật làm chủ sự việc. - Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm,… của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ. b. Có ba phép liên kết câu trong đoạn văn đó là: - Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ. - Liên kết bằng cách lặp từ ngữ. - Liên kết bằng cách dùng từ nối Con hãy xem lại đoạn văn xem tác giả đã dùng cách thức nào để liên kết. Lời giải chi tiết: a. b. - Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ: Từ cây cọ ở câu thứ nhất được thay thế bằng nó ở câu thứ hai. - Liên kết bằng cách lặp lại từ ngữ: Các câu 2, 3, 4 được liên kết với nhau bằng cách lặp lại từ cọ và từ rễ. HocTot.Nam.Name.Vn
|