Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 15, 16

Giải Cùng em học tiếng việt lớp 5 tập 2 tuần 22 câu 1, 2, 3, 4 trang 15, 16 với lời giải dễ hiểu. Câu 1c: Tác giả câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Những vòng tròn

            Nhớ hồi tôi chừng 7 tuổi, ông nội dẫn tôi đến bên hồ cá trong trang trại rồi bảo tôi thử ném 1 viên đá xuống nước. Sau đó, ông bảo tôi quan sát những vòng tròn tỏa ra trên mặt nước bởi chính viên đá vừa ném. Rồi ông bảo tôi:

            -Cháu hãy thử hình dung mình như viên đá kia. Trong đời, cháu cũng có thể tạo ra rất nhiều vòng tròn xao động và chúng sẽ ảnh hưởng đến sự yên bình của tất cả những người xung quanh.

            Và rồi ông tiếp tục:

            -Hãy luôn nhớ rằng cháu là người chịu trách nhiệm về những gì cháu đã đặt vào trong vòng tròn của chính mình và vòng tròn đó cũng sẽ lan tỏa và chạm vào rất nhiều vòng tròn khác. Vì vậy, hãy sống sao cho những điều tốt đẹp mà vòng tròn của cháu tạo nên được gửi đi như những thông điệp của hòa bình và nhân ái đến khắp mọi người. Ngược lại, những xao động sinh ra từ sự giận dữ hoặc ganh tị chắc chắn sẽ lan tỏa và ảnh hưởng đến những vòng tròn khác. Do đó, cháu cần phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với tất cả những điều trên.

            Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nhận ra rằng sự yên bình nội tại hay sự bất an trong mỗi con người đều chảy ra thế giới. Vì thế sẽ không thể tạo nên một thế giới hòa bình khi chúng ta đang còn bị vướng bận bởi những xung đột nội tại, hận thù, hồ nghi hay giận dữ bên trong đầu cho những xúc cảm hay ý nghĩ đó có được nói ra hay không.

            Mọi khuấy động xung quanh những vòng tròn diễn ra trong mỗi chúng ta đều tràn ra thế giới rộng lớn này, hoặc để tô vẽ thêm vẻ đẹp cho cuộc sống, hoặc cản trở, phá vỡ những vòng tròn khác…

(Hạt giống tâm hồn)

a/ Người ông đã làm gì với bạn nhỏ?

b/ Người ông đã nói với cháu điều gì sau khi bảo cháu quan sát những vòng tròn tỏa ra trên mặt nước?

c/ Tác giả câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

Phương pháp giải:

a. Con đọc đoạn văn thứ nhất.

b. Con đọc lời người ông nói ở phần đầu câu chuyện.

c. Con đọc kĩ nửa cuối câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

a. Người ông đã dẫn bạn nhỏ đến bên một hồ cá trong trang trại rồi bảo bạn nhỏ ném thử 1 viên đá xuống nước. Sau đó ông bảo tôi quan sát những vòng tròn toả ra trên mặt nước bởi chính viên đá bị ném.

b. Sau khi bảo cháu quan sát những vòng tròn toả ra trên mặt nước, người ông đã bảo cháu rằng: “Cháu hãy thử hình dung mình giống như những viên đá kia. Trong đời, cháu cũng có thể tạo ra rất nhiều vòng tròn xao động và chúng sẽ ảnh hưởng đến sự bình yên của tất cả những người xung quanh.”

c. Tác giả câu chuyện muốn khuyên chúng ta rằng: Trong cuộc đời, mỗi một người đều có mối quan hệ qua lại và tương tác với những người khác nhau trong xã hội này. Mỗi một lời nói và hành động dù là nhỏ của mình đều sẽ có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh. Bởi vậy hãy sống thật trong sáng, lương thiện và hãy gửi những điều tốt đẹp và những thông điệp tích cực tới khắp mọi người.

Câu 2

Điều quan hệ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp chỗ trống để hoàn chỉnh những câu ghép sau:

a/ ……… mẹ đã nhắc nhiều, ……… Hồng vẫn không làm bài tập đầy đủ.

b/ ……… em gái tôi rất thích đi xe đạp ……… nó vẫn sợ không dám đi xe một mình.

c/ ……… ông ở xa em ……… ông vẫn theo dõi rất sát tình hình học tập của em.  

Phương pháp giải:

- Đọc thật kĩ các câu.

- Xác định mối quan hệ về nghĩa giữa hai vế câu ghép trong câu.

- Lựa chọn quan hệ từ phù hợp để điền vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

a. Mặc dù mẹ đã nhắc nhiều nhưng Hồng vẫn không làm bài tập đầy đủ.

b. em gái tôi rất thích đi xe đạp nhưng nó vẫn sợ không dám đi xe một mình.

c. Tuy ông ở xa em nhưng ông vẫn theo dõi rất sát tình hình học tập của em.

Câu 3

Khoanh vào chữ cái trước quan hệ từ, hoặc cặp quan hệ từ thế hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu.

a/ tuy …. nhưng

b/ dù …. nhưng

c/ tuy

d/ dù     

e/ mặc dù

g/ mặc dù …. nhưng

h/ không những … mà còn.

i/ nên

k/ nhưng.

Phương pháp giải:

Quan hệ tương phản là quan hệ đối lập với nhau. Con đọc kĩ các đáp án xem có quan hệ từ nào nằm trong quan hệ đó.

Lời giải chi tiết:

Những quan hệ từ, hoặc cặp quan hệ từ thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế là:

a. tuy …. nhưng

b. dù …. nhưng

g. mặc dù ….nhưng

k. nhưng

Câu 4

Khoanh vào chữ cái trước câu ghép có hai vế câu biểu thị quan hệ tương phản.

a/ Nếu trời rét thì con phải mặc áo thật ấm.

b/ Do cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên em bé này rất ngoan.

c/ Tuy Nam không được khỏe nhưng Nam vẫn đi học đều.

d/ Mặc dù nhà Lan xa nhưng Lan không bao giờ đi học muộn.

Phương pháp giải:

- Xác định hai vế của câu ghép.

- Xác định quan hệ từ trong câu ghép.

- Xác định xem hai vế câu biểu thị quan hệ gì?

Lời giải chi tiết:

a. Nếu trời / rét // thì con / phải mặc áo thật ấm.

           C1     V1         C2             V2

Cặp quan hệ từ trong câu là nếu – thì

-> Hai vế câu biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả

b. Do cha mẹ / quan tâm dạy dỗ nên em bé / này rất ngoan.

            C1                V1                       C2             V2

Cặp quan hệ từ trong câu là do – nên

-> Hai vế câu biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả

c.Tuy Nam / không được khoẻ nhưng Nam / vẫn đi học đều.

            C1              V1                            C2                V2

Cặp quan hệ từ trong câu là tuy – nhưng

-> Hai vế câu biểu thị quan hệ tương phản  

d. Mặc dù nhà Lan / xa nhưng Lan / không bao giờ đi học muộn

                    C1         V1             C2                   V2

Cặp quan hệ từ trong câu là mặc dù – nhưng

-> Hai vế câu biểu thị quan hệ tương phản.

Vậy chọn đáp án:  c, d

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Giải câu 5, 6, 7, vui học trang 17, 18

    Giải Cùng em học tiếng việt lớp 5 tập 2 tuần 22 câu 5, 6, 7, vui học trang 17, 18 với lời giải chi tiết. Câu 6: Thêm vế câu để hoàn chỉnh các câu ghép sau

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close