Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 30, 31Giải Cùng em học Tiếng Việt 5 tập 1 tuần 9 câu 1, 2, 3, 4 trang 30, 31 với lời giải chi tiết. Câu 4: Viết từng cặp hai câu, trong đó một câu theo yêu cầu....
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cây trám đen Ở đầu bản tôi có cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang. Vươn tỏa như những gọng ô. Trên những cái gọng ô ấy xòe tròn như một cái ô xanh ngút ngàn. Lá trám đen to chỉ bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang. Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp có màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập ngón tay cái mà không chạm hạt. Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được làm ô mai, phơi khô ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám trên đầu bản. (Theo Hồ Thủy Giang) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a) Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của cây trám trong bài đọc ? A. Cây mới lớn, rất tươi tốt được trồng ở đầu bản. B. Cây cổ thụ lâu năm rất gắn bó với dân làng. C. Cây bóng mát, chưa lâu năm nhưng rất xanh tốt. b) Tác giả miêu tả cây trám đen theo trình tự nào? A. Tả sự phát triển của cây ở từng thời kì. B. Tả từng bộ phận của cây. C. Kết hợp tả từng bộ phận của cây và từng thời kì phát triển của cây. c) Quả trám nếp có đặc điểm gì? A. Bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn, cùi nông, cứng, có phần hơi khô. B. To bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang, cùi dày béo, bùi. C. Có màu tím, quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập ngón tay cái mà không chạm hạt. Phương pháp giải: a. Em suy nghĩ và trả lời b. Em đọc thật kĩ từng đoạn văn và xác định. c. Em đọc đoạn văn thứ 2. Lời giải chi tiết: a. Dòng nêu đúng đặc điểm cây trám đen được miêu tả trong bài đó là: B. Cây cổ thụ lâu năm rất gắn bó với dân bản. b. Tác giả miêu tả cây trám đen theo trình tự: B. Tả từng bộ phận của cây. c. Quả trám đen nếp có đặc điểm: C. Có màu tím, quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập ngón tay cái mà không chạm hạt. Câu 2 Viết vào chỗ chấm những từ láy, từ ghép gợi tả hình ảnh được dùng trong bài đọc. Phương pháp giải: Em đọc kĩ bài. Lời giải chi tiết: Cao vút, cột nước, mập mạp, chiếc ô xanh, ngút ngát, mỡ màng Câu 3 Chọn từ thích hợp nhất (trong các từ cho sẵn sau) để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: - Trong lành, trong vắt (1) - Bao la, mênh mông (2) - Lăn tăn, li ti (3) - Ngào ngạt, thơm phức (4) - Im lìm, lặng ngắt(6) Hồ về thu, nước ........(1)........... Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng .........(3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn .............(4) mấy đóa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió .........(5). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề ..............(6). Phương pháp giải: Em đọc kĩ rồi lựa chọn từ phù hợp để viết vào chỗ trống. Lời giải chi tiết: Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt. Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề lặng ngắt. Câu 4 Viết từng cặp hai câu, trong đó một câu theo yêu cầu: - Có thể dùng đại từ để thay thế danh từ: - Có dùng đại từ để thay thế động từ: - Có dùng động từ để thay thế tính từ: Phương pháp giải: Em đọc kĩ các yêu cầu để đặt câu sao cho phù hợp. Lời giải chi tiết: - Có dùng đại từ để thay thế danh từ -> Ngọc được cô giáo khen ngợi trước lớp, nó rất vui. - Có dùng đại từ để thay thế động từ -> 5 giờ sáng, Ngọc thức dậy, cô em cũng thế. - Có dùng đại từ để thay thế tính từ -> Loan xinh đẹp, Thảo cũng vậy. HocTot.Nam.Name.Vn
|