Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 33 vở thực hành Toán 7 tập 2Cho hai đa thức P và Q sao cho cả ba đa thức P, Q, (P + Q) đều khác đa thức không. Khi đó luôn xảy ra A. Bậc của (P + Q) lớn hơn bậc của P và của Q. B. Bậc của (P + Q) nhỏ hơn bậc của P và của Q. C. Bậc của (P + Q) bằng bậc của P hoặc bằng bậc của Q. D. Bậc của (P + Q) bằng bậc của P nếu bậc của P lớn hơn bậc của Q. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau: Câu 1 Trả lời Câu 1 trang 33 Vở thực hành Toán 7 Cho hai đa thức P và Q sao cho cả ba đa thức P, Q, \(P + Q\) đều khác đa thức không. Khi đó luôn xảy ra A. Bậc của \(P + Q\) lớn hơn bậc của P và của Q. B. Bậc của \(P + Q\) nhỏ hơn bậc của P và của Q. C. Bậc của \(P + Q\) bằng bậc của P hoặc bằng bậc của Q. D. Bậc của \(P + Q\) bằng bậc của P nếu bậc của P lớn hơn bậc của Q. Phương pháp giải: Cho một đa thức. Khi đó, bậc của hạng tử có bậc cao nhất gọi là bậc của đa thức. Lời giải chi tiết: Luôn xảy ra: Bậc của \(P + Q\) bằng bậc của P nếu bậc của P lớn hơn bậc của Q Chọn D Câu 2 Trả lời Câu 2 trang 33 Vở thực hành Toán 7 Cho hai đa thức \(F\left( x \right) = {x^3} + 3{x^2} - x - 3\) và \(G\left( x \right) = {x^3} - 3{x^2} - x + 3\). Khi đó A. \(x = - 3\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\), \(x = 3\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) - G\left( x \right)\). B. \(x = 1\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\), \(x = - 1\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) - G\left( x \right)\). C. \(x = 0\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\), \(x = - 3\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) - G\left( x \right)\). D. \(x = - 1\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\), \(x = 0\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) - G\left( x \right)\). Phương pháp giải: + Để cộng (trừ) hai đa thức, ta viết hai đa thức trong dấu ngoặc và nối chúng bởi dấu “+” (hay “\( - \)”). Sau đó bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc và thu gọn. + Nếu tại \(x = a\) (a là một số), giá trị của một đa thức bằng 0 thì ta gọi a (hay \(x = a\)) là một nghiệm của đa thức đó. Lời giải chi tiết: Ta có: \(F\left( x \right) + G\left( x \right) = \left( {{x^3} + 3{x^2} - x - 3} \right) + \left( {{x^3} - 3{x^2} - x + 3} \right)\) \(F\left( x \right) + G\left( x \right) = {x^3} + 3{x^2} - x - 3 + {x^3} - 3{x^2} - x + 3\) \(F\left( x \right) + G\left( x \right) = \left( {{x^3} + {x^3}} \right) + \left( {3{x^2} - 3{x^2}} \right) - \left( {x + x} \right) - \left( {3 - 3} \right)\) \(F\left( x \right) + G\left( x \right) = 2{x^3} - 2x\) \(F\left( x \right) - G\left( x \right) = \left( {{x^3} + 3{x^2} - x - 3} \right) - \left( {{x^3} - 3{x^2} - x + 3} \right)\) \(F\left( x \right) - G\left( x \right) = {x^3} + 3{x^2} - x - 3 - {x^3} + 3{x^2} + x - 3\) \(F\left( x \right) - G\left( x \right) = \left( {{x^3} - {x^3}} \right) + \left( {3{x^2} + 3{x^2}} \right) + \left( {x - x} \right) - \left( {3 + 3} \right)\) \(F\left( x \right) - G\left( x \right) = 6{x^2} - 6\) Với \(x = - 1\) thay vào \(F\left( x \right) - G\left( x \right)\) ta có: \(6.{\left( { - 1} \right)^2} - 6 = 0\) nên \(x = - 1\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) - G\left( x \right)\). Với \(x = 0\) thay vào \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\) ta có: \({2.0^3} - 2.0 = 0\) nên \(x = 0\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\). Với \(x = 1\) thay vào \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\) ta có: \({2.1^3} - 2.1 = 0\) nên \(x = 1\) là nghiệm của đa thức \(F\left( x \right) + G\left( x \right)\). Chọn B
|