Giải câu hỏi Khám phá 2 trang 6 GDCD 6 Kết nối tri thứcEm hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: 1. Dung xa nhà lên huyện học. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống hay học tập, Dung lại nhớ ông ngoại, người đã cần cù lao động, khai khẩn đất đai để trồng trọt, chăn nuôi. Cũng như ông ngoại, bố mẹ của Dung không quản Đề bài Đề bài: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: 1. Dung xa nhà lên huyện học. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống hay học tập, Dung lại nhớ ông ngoại, người đã cần cù lao động, khai khẩn đất đai để trồng trọt, chăn nuôi. Cũng như ông ngoại, bố mẹ của Dung không quản khó khăn, vất vả để tiếp tục mở rộng và phát triển kinh tế. Dung cảm thấy tự hào về tinh thần lao động chăm chỉ và không ngại khó khăn của ông ngoại và bố mẹ mình. Nhờ đó, bạn có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà. 2. Gia đình Nam có nhiều thế hệ sống chung một nhà, việc duy trì nề nếp, gia phong “kính trên, nhường dưới”, “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành truyền thống của gia đình. Mỗi thế hệ có nề nếp, cách nghĩ, cách sống khác nhau nhưng mọi người biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của khác nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm. a. Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung? b. Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam? c. Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội? Phương pháp giải - Xem chi tiết Xử lý tình huống Lời giải chi tiết Lời giải chi tiết: a. Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ và hình ảnh người ông ngoai, bố mẹ Dung tần tảo vất vả làm lụng để phát triển kinh tế đã giúp Dung có động lực, tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà. b. Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại ý nghĩa cho gia đình Nam: Mọi người trong gia đình đều biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm.
|