Giải bài tập 6.3 trang 70 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thứcGieo hai con xúc xắc cân đối, đồng chất. Tính xác suất để: a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7 nếu biết rằng ít nhất có một con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm; b) Có ít nhất một con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm nếu biết rằng tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7. Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Hoá - Sinh - Sử - Địa Đề bài Gieo hai con xúc xắc cân đối, đồng chất. Tính xác suất để: a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7 nếu biết rằng ít nhất có một con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm; b) Có ít nhất một con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm nếu biết rằng tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7. Phương pháp giải - Xem chi tiết Sử dụng kiến thức về công thức tính xác suất có điều kiện để tính: Cho hai biến cố A và B bất kì, với P(B)>0. Khi đó, P(A|B)=P(AB)P(B). Lời giải chi tiết Gieo hai con xúc xắc cân đối, đồng chất thì số phần tử của không gian mẫu là n(Ω)=6.6=36 Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7”, B là biến cố “ít nhất có một con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”. Khi đó biến cố AB là: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7 và ít nhất có một con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”. Tập hợp các kết quả thuận lợi của biến cố A là: {(1;6);(2;5);(3;4);(4;3);(5;2);(6;1)} nên n(A)=6. Do đó, P(A)=636 Tập hợp các kết quả thuận lợi của biến cố B là: {(1;5);(2;5);(3;5)(4;5);(5;5);(6;5);(5;1);(5;2);(5;3);(5;4);(5;6)} nên n(B)=11 Do đó, P(B)=1136 Tập hợp các kết quả thuận lợi của biến cố AB là: {(2;5);(5;2)} nên n(AB)=2 Do đó, P(AB)=236 a) Vậy P(A|B)=P(AB)P(B)=211. b) Vậy P(B|A)=P(AB)P(A)=26=13.
>> 2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM; 70+ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
|