Giải bài tập 1.6 trang 14 SGK Toán 12 tập 1 - Kết nối tri thứcĐồ thị của đạo hàm bậc nhất (y = f'left( x right)) của hàm số f(x) được cho trong Hình 1.13: a) Hàm số f(x) đồng biến trên những khoảng nào? Giải thích. b) Tại giá trị nào của x thì f(x) có cực đại hoặc cực tiểu? Giải thích. Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Hoá - Sinh - Sử - Địa Đề bài Đồ thị của đạo hàm bậc nhất y=f′(x) của hàm số f(x) được cho trong Hình 1.13: Phương pháp giải - Xem chi tiết Sử dụng kiến thức về tính đồng biến, nghịch biến của hàm số để tìm khoảng đồng biến, nghịch biến: Cho hàm số y=f(x) có đạo hàm trên khoảng K. + Nếu f′(x)>0 với mọi x∈K thì hàm số f(x) đồng biến trên khoảng K. + Nếu f′(x)<0 với mọi x∈K thì hàm số f(x) nghịch biến trên khoảng K. Sử dụng kiến thức về định lí cực trị hàm số để giải: Giả sử hàm số y=f(x) liên tục trên khoảng (a; b) chứa điểm x0 và có đạo hàm trên các khoảng (a;x0) và (x0;b). Khi đó: + Nếu f′(x)<0 với mọi x∈(a;x0) và f′(x)>0 với mọi x∈(x0;b) thì điểm x0 là một điểm cực tiểu của hàm số f(x). + Nếu f′(x)>0 với mọi x∈(a;x0) và f′(x)<0 với mọi x∈(x0;b) thì điểm x0 là một điểm cực đại của hàm số f(x). Lời giải chi tiết a) Vì f′(x)>0 khi x∈(2;4) và x∈(6;+∞). Do đó, hàm số f(x) đồng biến trên (2;4) và (6;+∞). Vì f′(x)<0 khi x∈(0;2) và x∈(4;6). Do đó, hàm số f(x) nghịch biến trên (0;2) và (4;6). b) Vì f′(x)<0 với mọi x∈(0;2) và f′(x)>0 với mọi x∈(2;4) nên x=2 là một điểm cực tiểu của hàm số f(x). Vì f′(x)>0 với mọi x∈(2;4) và f′(x)<0 với mọi x∈(4;6) nên điểm x=4 là một điểm cực đại của hàm số f(x). Vì f′(x)<0 với mọi x∈(4;6) và f′(x)>0 với mọi x∈(6;+∞) nên điểm x=6 là một điểm cực tiểu của hàm số f(x).
>> 2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM; 70+ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
|