Giải bài 6 trang 79 vở thực hành Toán 7 tập 2Cho tam giác ABC vuông tại A có góc B bằng ({60^o}). Tia phân giác của góc ABC cắt AC ở E. Kẻ EM vuông góc với BC (left( {M in BC} right)). a) Chứng minh (Delta ABE = Delta MBE). b) Chứng minh (MB = MC). c) Gọi I là giao điểm của BA và ME. Chứng minh (IE > EM). Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Đề bài Cho tam giác ABC vuông tại A có góc B bằng \({60^o}\). Tia phân giác của góc ABC cắt AC ở E. Kẻ EM vuông góc với BC \(\left( {M \in BC} \right)\). a) Chứng minh \(\Delta ABE = \Delta MBE\). b) Chứng minh \(MB = MC\). c) Gọi I là giao điểm của BA và ME. Chứng minh \(IE > EM\). Phương pháp giải - Xem chi tiết a) Chỉ ra \(\widehat {BAE} = \widehat {BME} = {90^o},\widehat {ABE} = \widehat {EBM},BE\;chung\) nên \(\Delta ABE = \Delta MBE\). b) Chứng minh \(\widehat {EBC} = \widehat C = {30^o}\) nên tam giác BEC cân tại E, suy ra EM là đường cao đồng thời là đường trung tuyến, suy ra \(MB = MC\). c) + Chứng minh tam giác AEI vuông tại A nên \(IE > AE\) + Vì \(\Delta ABE = \Delta MBE\) nên \(AE = EM\). Do đó, \(IE > EM\). Lời giải chi tiết a) Xét hai tam giác vuông ABE và MBE, ta có: \(\widehat {BAE} = \widehat {BME} = {90^o},\widehat {ABE} = \widehat {EBM},BE\;chung\) Do đó, \(\Delta ABE = \Delta MBE\) (cạnh huyền – góc nhọn) b) Trong tam giác vuông ABC, ta có \(\widehat B = {60^o}\) nên \(\widehat C = {30^o}\). Vì BE là phân giác của \(\widehat {ABC}\) nên \(\widehat {ABE} = \widehat {EBM} = \frac{{\widehat {ABC}}}{2} = {30^o}\) Vậy tam giác BEC có \(\widehat {EBC} = \widehat C = {30^o}\) nên tam giác BEC cân tại E. Tam giác BEC cân tại E và có EM là đường cao đồng thời là đường trung tuyến, suy ra \(MB = MC\). c) Ta có góc BAE kề bù với góc IAE nên \(\widehat {IAE} = {90^o}\). Trong tam giác vuông AEI có cạnh IE là cạnh huyền nên \(IE > AE\) (1) Theo câu a) \(\Delta ABE = \Delta MBE\) nên \(AE = EM\) (2) Từ (1) và (2) suy ra \(IE > EM\).
|