Giải bài 5 trang 58 vở thực hành Toán 7 tập 2Hai bạn An, Bình mỗi người gieo một con xúc xắc. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn hay biến cố không thể? a) Biến cố A: “Số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là số nguyên dương”. b) Biến cố B: “Số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 1”. c) Biến cố C: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 12”. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Đề bài Hai bạn An, Bình mỗi người gieo một con xúc xắc. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn hay biến cố không thể? a) Biến cố A: “Số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là số nguyên dương”. b) Biến cố B: “Số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 1”. c) Biến cố C: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 12”. Phương pháp giải - Xem chi tiết Biến cố gồm có ba loại: + Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra. + Biến cố không thể là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra. + Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không biết trước được có xảy ra hay không xảy ra. Lời giải chi tiết a) Vì số chấm trên con xúc xắc luôn là số nguyên dương nên biến cố A luôn xảy ra. Vậy A là biến cố chắc chắn. b) Biến cố B xảy ra khi số chấm trên hai con xuất hiện đều là 1. Biến cố B không xảy ra khi số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc là 1 và 2. Vậy B là biến cố ngẫu nhiên. c) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn nhất là 12, khi số chấm trên mặt xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6. Do đó, biến cố C không thể xảy ra. Vậy C là biến cố không thể.
|