Bài 37 trang 106 SBT toán 9 tập 2

Giải bài 37 trang 106 sách bài tập toán 9. Cho nửa đường tròn đường kính AB và C là một điểm trên nửa đường tròn. Trên bán kính OC lấy điểm D sao cho OD bằng khoảng cách CH từ C đến AB. Tìm quỹ tích các điểm D khi C chạy trên nửa đường tròn đã cho.

Đề bài

Cho nửa đường tròn đường kính ABC là một điểm trên nửa đường tròn. Trên bán kính OC lấy điểm D sao cho OD bằng khoảng cách CH từ C đến AB. Tìm quỹ tích các điểm D khi C chạy trên nửa đường tròn đã cho.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta sử dụng kiến thức:

+) Với hai cung nhỏ trong một đường tròn, hai dây bằng nhau căng hai cung bằng nhau.

Muốn chứng minh quỹ tích (tập hợp) các điểm M thỏa mãn tính chất τ là một hình H nào đó, ta phải chứng minh hai phần:

Phần thuận: Mọi điểm có tính chất τ đều thuộc hình H.

Phần đảo: Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất τ.

Kết luận: Quỹ tích (hay tập hợp) các điểm M có tính chất τ là hình H.

Thông thường với bài toán "Tìm quỹ tích..." ta nên dự đoán hình H trước khi chứng minh:

+)Tập hợp các điểm M tạo với hai mút của đoạn thẳng AB cho trước một góc AMB bằng α (α không đổi ) là hai cung tròn đối xứng với nhau qua AB (gọi là cung chứa góc α vẽ trên đoạn AB).

+)Quỹ tích các điểm nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB.

Lời giải chi tiết

Chứng minh thuận: 

Từ O kẻ đường thẳng vuông góc với AB cắt nửa đường tròn đường kính AB tại P. O cố định, đường tròn đường kính AB cố định suy ra P cố định.

Nối PD. Ta có: OP//CH (vì hai đường thẳng cùng vuông góc với AB)

Xét OCHOPD có:

+) OD=CH(gt)

+) ^POD=^OCH (so le trong)

+) OP=OC (bán kính)

Suy ra: DOP=HCO(c.g.c)

^ODP=^CHO  mà ^CHO=90 nên ^ODP=90

Khi C chuyển động trên nửa đường tròn đường kính AB thì D thay đổi tạo với 2 đầu đoạn thẳng OP cố định một góc ^OPD=90. Vậy D chuyển động trên đường tròn đường kính OP.

Chứng minh đảo:

Lấy điểm D bất kỳ trên đường tròn đường kính OP. Kẻ OD cắt nửa đường tròn đường kính AB tại C, kẻ CHAB ta phải chứng minh OD=CH.

Nối PD.

Xét CHOPDO có:

+) ^CHO=^PDO=90

+) OC=OP (bán kính đường tròn tâm O)

+) ^DOP=^OCH (so le trong)

Suy ra: CHO=PDO (cạnh huyền, góc nhọn)

CH=OD

Vậy quỹ tích các điểm D khi C chuyển động trên nửa đường tròn đường kính AB là đường tròn đường kính OP.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com

>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY

Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

close