Giải bài 3.31 trang 45 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sốngHai cạnh kề nhau của một n – giác là hai cạnh có chung một đỉnh của n – giác đó; chúng xác định hai tia của một góc là góc tại đỉnh đó của n – giác. Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Đề bài Hai cạnh kề nhau của một n – giác là hai cạnh có chung một đỉnh của n – giác đó; chúng xác định hai tia của một góc là góc tại đỉnh đó của n – giác. Mỗi n – giác có n góc. a) Kẻ n−3 đường chéo của n – giác cùng đi qua đỉnh A0 thì n – giác được chia thành bao nhiêu tam giác, từ đó suy ra tổng các góc của n – giác bằng (n−2).1800. b) Góc kề bù với một góc tại đỉnh của n – giác gọi là một góc ngoài tại đỉnh đó của n – giác. Với mỗi đỉnh của một n – giác, xét một góc ngoài tại đỉnh đó của n – giác thì hỏi tổng n góc ngoài đó bằng bao nhiêu? Phương pháp giải - Xem chi tiết Sử dụng kiến thức tổng các góc trong tam giác để chứng minh: Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800. Lời giải chi tiết a) Kẻ n−3 đường chéo đi qua một đỉnh cho trước của n – giác thì chúng chia n – giác thành n−2 tam giác. Tổng các góc của n – giác là tổng các góc của các tam giác đó nên tổng đó bằng (n−2).1800 b) Nếu một góc của n – giác có số đo là α0 thì góc ngoài tại đỉnh đó có số đo là 1800−α0 Từ đó tổng n góc ngoài có số đo là: n.1800- tổng các góc của n – giác, tức là: n.1800−(n−2).1800=2.1800=3600
|