Bài 2.1; 2.2; 2.3 trang 5, 6 SBT Hoá học 12Giải bài 2.1; 2.2; 2.3 trang 5, 6 sách bài tập hóa học 12. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài, không phân nhánh.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 2.1. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Chất béo là trieste của glyxerol và các monocacboxylic có mạch cacbon dài, không phân nhánh. B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng. C. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu. D. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết về chất béo tại đây Lời giải chi tiết: A. Đúng. B. Đúng. C. Đúng. D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều. \( \to \) D sai. \( \to \) Chọn D. Câu 2.2. Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây ? A. Không tan trong nước, nặng hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật. B. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật. C. Là chất lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật. D. Là chất rắn, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật. Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết về chất béo tại đây Lời giải chi tiết: Chất béo có đặc điểm chung là không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật. Chất béo chứa các gốc axit không no là chất lỏng ở điều kiện thường và chất béo chứa các gốc axit no là chất rắn ở điều kiện thường. \( \to \) Chọn B. Câu 2.3. Khi thuỷ phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối C17H35COONa, C15H31COONa có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần và glixerol. Trong phân tử X có A. 3 gốcC17H35COO. C. 2 gốc C15H31COO. B. 2 gốc C17H35COO. D. 3 gốcC15H31COO. Phương pháp giải: Từ tỉ lệ về khối lượng của 2 muối, suy ra tỉ lệ về số mol của 2 muối \( \to \) số gốc axit có trong phân tử X. Lời giải chi tiết: TH1: \(\dfrac{{{m_{{C_{17}}{H_{35}}COON{\text{a}}}}}}{{{m_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}} = 1,817 \to \dfrac{{306.{n_{{C_{17}}{H_{35}}COON{\text{a}}}}}}{{278.{n_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}} = 1,817\) \( \to \dfrac{{{n_{{C_{17}}{H_{35}}COON{\text{a}}}}}}{{{n_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}} = 1,65 \to \) loại TH2: \(\dfrac{{{m_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}}{{{m_{{C_{17}}{H_{35}}COON{\text{a}}}}}} = 1,817 \to \dfrac{{278.{n_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}}{{306.{n_{{C_{17}}{H_{35}}COON{\text{a}}}}}} = 1,817\) \( \to \dfrac{{{n_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}}{{{n_{{C_{17}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}} = 2\) Vậy trong phân tử X có 2 nhóm C15H31COO và 1 gốc C17H31COO \( \to \) Chọn C. HocTot.Nam.Name.Vn
|