Giải bài 13 trang 106 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1

Cho hình thang vuông ABCD (\(\widehat A = \widehat D = 90^\circ \)) có AB = 4 cm, BC = 13 cm, CD = 9 cm. a) Tính độ dài đoạn thẳng AD. b) Đường thẳng AD có tiếp xúc với đường tròn đường kính BC hay không? Vì sao?

Đề bài

Cho hình thang vuông ABCD (\(\widehat A = \widehat D = 90^\circ \)) có AB = 4 cm, BC = 13 cm, CD = 9 cm.

a) Tính độ dài đoạn thẳng AD.

b) Đường thẳng AD có tiếp xúc với đường tròn đường kính BC hay không? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Bước 1: Chứng minh ABHD là hình chữ nhật để suy ra \(BH = AD\) và \(AB = DH = 4\)cm.

Bước 2: Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác BHC để tính BH.

b) Bước 1: Chứng minh KMHD là hình chữ nhật để tính được KM.

Bước 2: Chứng minh MI là đường trung bình của tam giác BHC để tính MI.

Bước 3: \(KI = KM + MI\).

Bước 4: So sánh KI với R để xác định vị trí củ AD với (I).

Lời giải chi tiết

a) Kẻ đường cao BH của hình thang ABCD.

Xét ABHD có \(\widehat A = \widehat D = \widehat {DHB} = 90^\circ \) nên ABHD là hình chữ nhật,

suy ra \(BH = AD\) và \(AB = DH = 4\)cm.

Ta lại có \(HC = DC - DH = 9 - 4 = 5\)cm.

Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác BHC vuông tại H:

\(BH = \sqrt {B{C^2} - H{C^2}}  = \sqrt {{{13}^2} - {5^2}}  = 12\)cm.

Vậy \(BH = AD = 4\)cm.

b) Lấy I là trung điểm của BC, do đó I là tâm đường tròn đường kính BC và\(BI = R = \frac{{BC}}{2} = \frac{{13}}{2}\)cm.

Kẻ IK vuông góc với AD tại K, do đó IK = d là khoảng cách từ tâm I đến AD.

Xét HDKM có \(\widehat {MKD} = \widehat D = \widehat {MHD} = 90^\circ \) nên HDKM là hình chữ nhật, suy ra \(DH = KM = 4\)cm.

Ta có \(AD \bot DC;IK \bot AD\) nên \(IK//DC\). Mà \(M \in IK,H \in DC\) do đó \(MI//HC\).

Xét tam giác BHC có \(MI//HC\), I là trung điểm của BC nên MI là đường trung bình của tam giác  BHC. Suy ra \(MI = \frac{{HC}}{2} = \frac{5}{2}\)cm.

Ta có \(IK = d = KM + MI = 4 + \frac{5}{2} = 6,5\)cm.

Do \(d = R\left( { = 6,5cm} \right)\) nên AD tiếp xúc với đường tròn đường kính BC.

  • Giải bài 14 trang 106 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1

    Cho đường tròn (O;R) và điểm A sao cho OA = 2R. Kẻ tiếp tuyến AB của đường tròn (O; R) với B là tiếp điểm (hình 14). Tính độ dài đoạn thẳng AB theo R.

  • Giải bài 15 trang 106 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1

    Cho đường tròn tâm O đường kính AB = 2R, bán kính OC vuông góc với AB tại O. Lấy điểm F thuộc đoạn thẳng OB, tia CF cắt đường tròn (O) tại D. Tiếp tuyến tại D của đường tròn (O) cắt AB tại E (hình 15). Chứng minh EF = ED.

  • Giải bài 16 trang 106 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1

    Cho hình vuông ABCD. Trên đường chéo BD, lấy điểm H sao cho BH = AB. Qua điểm H kẻ đường thẳng vuông góc với BD cắt AD tại O. a) So sánh OA, OH, HD. b) Xác định vị trí tương đối của BD và đường tròn (O; OA).

  • Giải bài 17 trang 106 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1

    Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O) vẽ tiếp tuyến AB của đường tròn với B là tiếp điểm. Lấy các điểm C, D thuộc đường tròn (O) sao cho C nằm giữa A và D, O không thuộc AD. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng CD, tia OI cắt AB tại E (Hình 16). Chứng minh: a) \(EB.EA = EI.EO\) b) \(A{B^2} = AC.AD\)

  • Giải bài 18 trang 107 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1

    Cho đường tròn (O; 4 cm) và đường thẳng d sao cho khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng d là OH = 5 cm. Đường thẳng OH cắt đường tròn (O) tại A. Gọi B là trung điểm của đoạn thẳng OA. Trên đường thẳng d, lấy một điểm I (khác H), kẻ tiếp tuyến IC của đường tròn (O) với C là tiếp điểm (Hình 17). Chứng minh tam giác IBC cân tại I.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close