Giải Bài 1: Sự tích con Rồng cháu Tiên VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạoViết 2 - 3 câu tục ngữ, ca dao nói về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Cùng sáng tạo Giải Câu hỏi trang 32 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Chân trời sáng tạo Viết 2 - 3 câu tục ngữ, ca dao nói về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta. Phương pháp giải: Em sưu tầm tục ngữ, ca dao từ sách, báo,... để làm bài. Lời giải chi tiết: - "Một cây làm chẳng nên non, - "Lá lành đùm lá rách." - "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, LTVC 1 Giải Câu 1 trang 32 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Chân trời sáng tạo Ghép hai câu đơn trong mỗi trường hợp sau thành một câu ghép rồi viết vào chỗ trống bằng một trong ba cách: a. Mùa xuân đến. Hoa mơ nở trắng rừng. b. Biển động. Tàu thuyền nhanh chóng tìm nơi trú ẩn. c. Hạt cải được gieo xuống. Đất phù sa và mưa xuân giúp chúng nảy mầm nhanh. Phương pháp giải: Em áp dụng kiến thức đã học về câu ghép để làm bài. Lời giải chi tiết: a. Mùa xuân đến, hoa mơ nở trắng rừng. b. Biển càng động, tàu thuyền càng nhanh chóng tìm nơi trú ẩn. c. Hạt cải vừa được gieo xuống, đất phù sa và mưa xuân giúp chúng nảy mầm nhanh. LTVC 2 Giải Câu 2 trang 33 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Chân trời sáng tạo Dựa vào nội dung bài đọc “Sự tích con Rồng cháu Tiên” (SGK, tr.42), viết một câu ghép theo mỗi yêu cầu sau: a. Giới thiệu về Âu Cơ và Lạc Long Quân, trong đó các vế câu ghép được nối với nhau bằng kết từ. b. Giải thích lí do người Việt ta thường tự hào xưng là “con Rồng cháu Tiên”, trong đó các vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp kết từ. Phương pháp giải: Em áp dụng kiến thức đã học về câu ghép và dựa vào nội dung bài đọc “Sự tích con Rồng cháu Tiên” (SGK, tr.42) để làm bài. Lời giải chi tiết: a. Âu Cơ là một nàng tiên xinh đẹp còn Lạc Long Quân là một vị thần thuộc dòng dõi Rồng. b. Người Việt ta thường tự hào xưng là "con Rồng cháu Tiên" bởi vì tổ tiên của chúng ta là Lạc Long Quân và Âu Cơ nên chúng ta mang trong mình dòng máu của cả Rồng và Tiên. LTVC 3 Giải Câu 3 trang 33 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Chân trời sáng tạo Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) giới thiệu về một di tích lịch sử mà em biết, trong đó có ít nhất một câu ghép. Phương pháp giải: Em lựa chọn một di tích lịch sử và áp dụng kiến thức tập làm văn để làm bài. Lời giải chi tiết: Một di tích lịch sử mà em biết là Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Khu di tích này không chỉ nổi bật với kiến trúc cổ kính mà còn lưu giữ nhiều bia tiến sĩ quý giá. Hàng năm, rất nhiều du khách và học sinh đến đây để tham quan và cầu mong may mắn trong học tập. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là niềm tự hào về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Viết Giải Câu hỏi trang 34 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Chân trời sáng tạo Lập dàn ý cho bài văn tả một người lao động đang làm việc dựa vào gợi ý (SGK, tr.45) Phương pháp giải: Em dựa vào gợi ý (SGK, tr.45) để làm bài. Lời giải chi tiết: Em có thể tham khảo cách lập dàn ý dưới đây: a, Mở bài: - Giới thiệu về người lao động mà em sẽ tả (ví dụ: bác thợ xây, cô lao công, chú bảo vệ, v.v.). - Nêu bối cảnh khi em quan sát người đó làm việc (ở đâu, vào lúc nào). b, Thân bài: - Tả ngoại hình của người lao động: ○ Trang phục: Người đó mặc gì khi làm việc? (Áo quần lao động, đội mũ bảo hộ, đeo găng tay…). ○ Đặc điểm nổi bật về ngoại hình: dáng người (cao, thấp, gầy, vạm vỡ), làn da (ngăm, rám nắng), khuôn mặt (lạnh lùng, hiền hậu, lấm tấm mồ hôi…). ○ Tư thế khi làm việc: đứng, ngồi, cúi, di chuyển, động tác tay chân như thế nào? - Tả hoạt động khi làm việc: ○ Hành động cụ thể: Người đó đang làm gì? (ví dụ: quét dọn, xây dựng, sửa chữa, tưới cây…). ○ Các thao tác, động tác khi làm việc: Nhanh nhẹn, chính xác, dứt khoát hay chậm rãi, tỉ mỉ? ○ Sử dụng công cụ lao động: Các công cụ họ dùng như chổi, búa, máy móc, dụng cụ làm vườn... họ sử dụng có thành thạo không? - Tả thái độ và tinh thần làm việc: ○ Tinh thần làm việc: Chăm chỉ, tận tụy, say mê hay mệt mỏi, chán nản? ○ Thái độ với công việc và đồng nghiệp: Vui vẻ, hòa đồng, kiên nhẫn? ○ Cảm xúc khi làm việc: Hài lòng, thoải mái, nghiêm túc hay lo lắng? c, Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của em về người lao động đó: em học được gì từ họ, cảm nhận được sự quan trọng của công việc họ đang làm. - Bày tỏ sự kính trọng và mong muốn tiếp tục gặp gỡ, học hỏi từ những người lao động chăm chỉ như vậy.
|