Đề thi học kì 2 Văn 12 Cánh diều - Đề số 3Tải về Học sinh đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi kế tiếp: ANH KHÔNG THẤY THỜI GIAN TRÔI (Trương Đăng Dung) Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Hoá - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. ĐỌC HIỂU (4đ) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi kế tiếp ANH KHÔNG THẤY THỜI GIAN TRÔI (Trương Đăng Dung) Anh không thấy thời gian trôi chỉ thấy những đám mây di chuyển và những chiếc lá vàng không muốn lìa cây gió rung, lá rơi còn vẫy vẫy.
Anh không thấy thời gian trôi chỉ thấy những lá thư ngày một bạc màu những cơn mưa rơi vào đêm vắng dấu chân ta – năm tháng có còn đâu. Anh không thấy thời gian trôi chỉ thấy mùa thu vừa lạ vừa quen những gương mặt những nụ cười mới gặp chưa kịp thân đã thấy khác đi rồi.
Anh không thấy thời gian trôi chỉ thấy lòng ngày một tha thiết với trời xanh, sợi tóc rụng bàn tay nào giữ được mỗi ban mai khắc khoải việc chưa thành.
Anh không thấy thời gian trôi thời gian ở trong máu, không lời ẩn mình trong khoé mắt, làn môi trong dáng em đi nghiêng nghiêng như đang viết lên mặt đất thành lời về kiếp người ngắn ngủi. (Trương Đăng Dung, Những kỷ niệm tưởng tượng, NXB Thế giới, 2011) Câu 1. Xác định thể thơ và đề tài trong Anh không thấy thời gian trôi. (0.5đ) Câu 2. Cảnh vật thiên nhiên biến chuyển như thế nào trong dòng thời gian? Tác giả dùng biện pháp tu từ nào để diễn tả điều đó? (0.5đ) Câu 3. Thi sĩ cảm nhận sự biến đổi cảnh vật, thời gian bằng những giác quan nào? Điều đó chuyển tải được quan niệm nào về thời gian? (1.0đ) Câu 4. Những dòng, hình ảnh thơ nào thể hiện sự bất lực của con người trước thời gian? Hãy phân tích cách biểu hiện cảm xúc, tâm trạng của thi sĩ Trương Đăng Dung trong những dòng/hình ảnh thơ đó.(1.0đ) Câu 5. Thi sĩ Trương Đăng Dung đã thể hiện quan niệm, thái độ sống của mình như thế nào trước dòng chảy vô tận, nghiệt ngã của thời gian? Tác phẩm chứa đựng triết lý nhân sinh nào?(1.0đ) II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1. Viết đoạn 200 chữ (2.0đ) Cảm nhận của em về chủ thể trữ tình trong bài thơ Anh không thấy thời gian trôi. (Trương Đăng Dung) Câu 2. Viết văn bản 600 chữ (4.0đ) Đọc ý kiến của tác giả Kim Woo Choong, nhà sáng lập tập đoàn Daewoo sau đây và bàn luận về việc sử dụng thời gian của giới trẻ hiện nay. “Với mọi người, một ngày chỉ dài 24 giờ. Sự khác biệt nằm ở chỗ bạn sử dụng 24 giờ đó như thế nào. Quan trọng hơn, thời gian khi các bạn còn trẻ có giá trị hơn gấp 3 đến 4 lần lúc bạn về già. Cách các bạn sử dụng thời gian khi còn trẻ sẽ quyết định chất lượng và tiêu chuẩn phần đời còn lại của các bạn. Chính trị gia kiêm triết gia La Mã Seneca từng đánh giá cao việc sử dụng thời gian. Ông ấy nói rằng cuộc đời đủ dài để làm được việc gì đó lớn lao. Nhưng nếu các bạn lãng phí cuộc đời vào việc chơi bời và lười biếng, không sống cho điều gì đó đáng giá thì sau này, các bạn sẽ nhận ra rằng mọi việc đã quá muộn. Ông ấy nói rằng, về bản chất, cuộc sống không hề ngắn ngủi mà chính chúng ta làm cho nó ngắn đi vì lãng phí thời gian. Ai đó có thể tích lũy được tài sản, nhưng nếu người đó không thận trọng với số tài sản ấy thì anh ta có thể đánh mất nó trong chớp mắt. Người khác có thể có ít nhưng nếu anh ta chăm chút cho nó thì anh ta có thể duy trì được lâu dài và thậm chí làm tăng giá trị của nó. Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng với thời gian” (“Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm” của tác giả Kim Woo Choong, nhà sáng lập tập đoàn Daewoo) Đáp án Câu 1. Phương pháp giải: Dựa vào số từ trong câu, số câu trong bài để xác định thể thơ Dựa vào tên bài thơ và nội dung để xác định đề tài Lời giải chi tiết: Thể thơ: Tự do Đề tài: Thời gian Câu 2 Phương pháp giải: Tìm kiếm thông tin trong bài thơ Vận dụng kiến thức về dấu hiệu nhận biết các biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: - Cảnh vật thiên nhiên biến chuyển: những đám mây di chuyển; những chiếc lá vàng không muốn lìa cây; gió rung, lá rơi còn vẫy vẫy; những cơn mưa rơi vào đêm vắng - Nghệ thuật nhân hóa: không muốn, còn vẫy vẫy Câu 3. Phương pháp giải: Tìm kiếm thông tin trong bài thơ và suy ra giác quan được nhắc đến Dựa vào sự biến đổi cảnh vật vừa nêu trên để rút ra quan niệm về thời gian Lời giải chi tiết: - Thi sĩ cảm nhận sự biến đổi cảnh vật, thời gian bằng thị giác, tâm hồn nhạy cảm - Chuyển tải quan niệm về thời gian: thời gian vận động, là dòng chảy bất tận, mọi sự vật, hiện tượng đều úa tàn, nhạt phai trong dòng chảy ấy Câu 4 Phương pháp giải: Tìm kiếm thông tin trong bài thơ Chú ý các tính từ thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ Lời giải chi tiết: - Những dòng, hình ảnh thơ thể hiện sự bất lực của con người trước thời gian: gió rung, lá rơi còn vẫy vẫy/ sợi tóc rụng bàn tay nào giữ được - Cách biểu hiện cảm xúc, tâm trạng của thi sĩ: + Dùng nghệ thuật nhân hóa trong miêu tả hành động vẫy vẫy của lá là để diễn tả trạng thái của lá, của con người: không thể chống đỡ trước cơn gió – quy luật của thời gian, của tạo hóa, nhưng không thể cứ thế mà rời đi… còn sức sống, còn thể hiện nỗi tha thiết với đời. Chỉ 2 chữ vẫy vẫy mà gợi bao liên tưởng bao suy tư trong người đọc về con người, cảnh vật trong sự vận động của tuyến tính của thời gian. + Bộc lộ trực tiếp sự bất lực trong dòng thơ sợi tóc rụng bàn tay nào giữ được. Sợi tóc rụng thật ám ảnh. Sợi tóc rụng chứa đựng cả sự bước đi của thời gian, sự già nua của con người... không thể gì ngăn cản được → bàn tay nào giữ được: phải đối diện, phải chấp nhận một quy luật, sự tàn phai, sự mất mát tất yếu. Nuối tiếc và xót xa, xót xa bởi bất lực. Con người không thể cưỡng lại được quy luật vận hành thời gian của vũ trụ, của tạo hóa. Câu 5. Phương pháp giải: Chú ý những hình ảnh ẩn dụ thể hiện quan niệm, thái độ sống của tác giả Phân tích một số hình ảnh tiêu biểu để thấy triết lý nhân sinh của tác giả Lời giải chi tiết: Tác giả thể hiện quan niệm, thái độ sống của mình vừa trực tiếp vừa qua những hình ảnh ẩn dụ. – Thể hiện quan niệm, thái độ sống: chỉ thấy lòng ngày một tha thiết với trời xanh/ mỗi ban mai khắc khoải việc chưa thành. → Thơ ông bày tỏ và nâng niu sự sống, đầy băn khoăn, tha thiết niềm yêu sống; ngày một tha thiết có nghĩa là niềm yêu sống sẽ tăng theo thời gian và càng thấy thời gian nghiệt ngã thi sĩ sẽ càng yêu sống hơn, tha thiết với cuộc đời hơn → Mỗi ban mai khắc khoải việc chưa thành: nỗi niềm khiến thi sĩ bận lòng đến khắc khoải không phải là níu kéo thời gian, tuổi trẻ mà là hoàn thành tâm nguyện của mình về một kế hoạch, một công trình nào đó... Một ngày trôi qua, một ban mai bừng sáng đều đang thúc dục thi sĩ làm việc và cống hiến... - Trời xanh là biểu tượng là ẩn dụ cho cuộc đời tươi đẹp mà thi sĩ đang hướng tới. Thi sĩ bộc lộ trực tiếp niềm yêu đời, yêu cuộc sống của mình: chỉ thấy lòng ngày một tha thiết với trời xanh. Dòng thơ này nằm ở khổ thứ 4 của tác phẩm làm sáng lên tư tưởng của bài thơ, xua đi sự ảm đạm, buồn thương ẩn trong những dòng thơ viết về quy luật nghiệt ngã của thời gian. → Bài thơ có âm hưởng chung là buồn nhưng không bi lụy. Dòng chảy nghiệt ngã của thời gian, nỗi nuối tiếc thời gian là bức phông nền để tôn lên lẽ sống đẹp của thi sĩ: thời gian đời người ngắn ngủi, hãy yêu cuộc sống, hãy làm việc và cống hiến... – Triết lý nhân sinh: thời gian luôn vận động trôi chảy; con người và vạn vật đều tàn phai, mất mát trước dòng chảy ấy... II. VIẾT Câu 1 Phương pháp giải: Xác định yêu cầu về dung lượng và nội dung đoạn văn Vận dụng kĩ năng viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật trữ tình trong đoạn thơ Lời giải chi tiết: Đảm bảo dung lượng 200 chữ và hướng vào các nội dung sau: - Chủ thể trữ tình có những đặc điểm nổi bật sau: + Là người nhạy cảm với bước đi của thời gian. + Buồn, nuối tiếc trước sự úa tàn, mất mát khi thời gian trôi qua + Yêu sự sống, tha thiết được sống được dâng hiến cho cuộc đời. Câu 2 Phương pháp giải: Xác định yêu cầu về hình thức và nội dung bài văn Vận dụng kĩ năng viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống Lời giải chi tiết:
|