Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Cánh diều - Đề số 5

Đề thi giữa kì 1 Văn 12 bộ sách Cánh diều đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

 

I. ĐỌC HIỂU (4đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi kế tiếp

HƠI ẤM BÀN TAY

(Lưu Quang Vũ)

Phút đưa nhau ta chỉ nắm tay mình

Điều chưa nói thì bàn tay đã nói

Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại

Còn bồi hồi trong những ngón tay ta.

 

Như hai dòng sông gặp gỡ đổi phù sa

Nhập luồng nước, hoà nhau màu sắc

Trao cảm thương, hai bàn tay nắm chặt

Nghe máu mẹ cha chuyển giữa mỗi tay mình.

 

Những ngày xa, trời nhớ một màu xanh

Xây trận địa bàn tay ta rám nắng

Khi vuốt ngọn cỏ non khi lắp đạn

Khi áp lên vầng trán thấm mồ hôi.

 

Bàn tay ta trên ngực lớn cuộc đời

Ấm hơi ấm ở tay mình lưu luyến

Và ở tận đầu kia trận tuyến

Bàn tay mình mang ánh nắng tay ta.

 

Khi đàn chim bay tới rợp trời trưa

Cồn mây về mang cơn mưa đầu hạ

Hai vì sao đổi ngôi trong đêm gió...

Đó chính tay mình đang vượt khoảng xa

Tìm đến nơi này âu yếm nắm tay ta.

(Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002)

Câu 1. Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? Hãy đặt tên cho từng đoạn để từ đó xác định mạch cảm xúc, cấu tứ độc đáo và hình tượng chính của bài thơ. (0.5 điểm)

Câu 2. Đọc khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi a, b, c. (1.5 điểm)

a) Chủ thể trữ tình cảm nhận được hơi ấm bàn tay trong hoàn cảnh đặc biệt nào

b) Tác giả Lưu Quang Vũ muốn nói điều gì trong dòng thơ “Điều chưa nói thì bàn tay đã nói”? Phân tích thủ pháp nghệ thuật trong dòng thơ để làm rõ điều đó.

c) Phân tích cảm xúc của chủ thể trữ tình trong khổ thơ.

Câu 3.

Thi sĩ đã dùng những từ ngữ nào, thủ pháp nghệ thuật nào để diễn tả những cảm nhận của mình về hai bàn tay nắm chặt? Phân tích đôi điều làm rõ những cảm nhận đó trong khổ thơ thứ hai. (1.0 điểm)

Câu 4.

Đọc khổ 3, 4 và trả lời các câu hỏi a, b, c. (1.0 điểm)

a) Hình ảnh bàn tay ta được gợi tả trong những hoàn cảnh nào?

b) Các từ ngữ “Xây trận địa”, “lắp đạn” có vai trò như thế nào trong khắc hoạ bàn tay ta?

c) Điều gì làm nên vẻ đẹp cho bàn tay ta? Cảm xúc của tác giả khi nói và bàn tay ta?

Câu 5.

Tác giả gửi đến người đọc bức thông điệp nào? Em có đồng ý với điều đó

không? Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc nào đã chuyển tải bức thông điệp đó?

(1.0 điểm)

II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. Nêu đánh giá của em về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ và ý nghĩa của hình ảnh bàn tay. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ để trả lời câu hỏi. (2.0 điểm) (2đ)

Câu 2.

Viết văn bản (600 chữ) so sánh, đánh giá hình ảnh đôi bàn tay trong bài thơ Hơi ấm bàn tay của Lưu Quang Vũ và trong bài thơ Bàn tay em của Xuân Quỳnh (sau đây). Từ đó làm nổi bật sự độc đáo trong cách kiến tạo hình tượng/hình ảnh thơ của mỗi tác giả.

BÀN TAY EM

(Xuân Quỳnh)

Gia tài em chỉ có bàn tay

Em trao tặng cho anh từ ngày ấy

Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy

Quá khứ dài là mái tóc em đen

Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em

Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng

Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng

Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?

 

Bàn tay em ngón chẳng thon dài

Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả

Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ

Hái rau rền rau rệu nấu canh

Tập vá may, tết tóc một mình

Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ

 

Đường tít tắp, không gian như bể

Anh chờ em cho em vịn bàn tay

Trong tay anh, tay của em đây

Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ

Trời mưa lạnh tay em khép cửa

Em phơi mền vá áo cho anh

Tay cắm hoa, tay để treo tranh

Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc

Năm tháng đi qua mái đầu cực nhọc

Tay em dừng trên vầng trán lo âu

Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau

Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả

Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ

Lấy thời gian đan thành áo mong chờ

Lấy thời gian em viết những dòng thơ

Để thấy được chúng mình không cách trở....

Bàn tay em, gia tài bé nhỏ

Em trao anh cùng với cuộc đời em

(Xuân Quỳnh, Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Đáp án đề 5

Câu 1 (1 điểm)

 Câu 1. Xác định đặc trưng của nhật kí trong văn bản Dòng suy tư cất tiếng (1đ)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về đặc trưng của thể nhật kí

Lời giải chi tiết:

- Về hình thức: có ngày tháng cụ thể 20/11/1971.

Về nội dung:

- Thể hiện những suy nghĩ thầm kín riêng tư của chủ thể – Nguyễn Văn Thạc:

+ Khao khát làm được bài thơ, nghĩ về thơ.

+ Khao khát gặp nhà thơ Phạm Tiến Duật.

– Có những yếu tố xác thực: thực tiễn diễn ra trong cuộc đời người lính trẻ (Đại

đội trưởng cũng đi rồi. Quân đội đúng là một đại gia đình, và đi đâu cũng người nhà cả mà thôi; đêm đi gác của Cầm,...).

Câu 2 (1 điểm)

Câu 2. Hiện thực khách quan nào được phản ánh trong trang nhật kí Nguyễn Văn Thạc (văn bản đọc hiểu Dòng suy tư cất tiếng)? Những trang viết ấy đã bao quát vấn đề nào của cộng đồng và trong giai đoạn lịch sử nào (1đ)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Dựa vào kiên thức bản thân và tìm hiểu trên sách, báo, internet

Lời giải chi tiết:

– Hiện thực khách quan được phản ánh:

+ Cuộc sống chiến đấu của những người lính trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở thế kỉ XX.

+ Chân dung người bạn tên Cầm.

- Những trang viết ấy đã bao quát những vấn đề của cộng đồng, trong những giai đoạn lịch sử:

+ Sự cống hiến của cá nhân đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của đất nước.

+ Trong giai đoạn lịch sử: những năm 70 của thế kỉ XX, khi cuộc kháng chiến

chống Mĩ vào giai đoạn ác liệt nhất (gần đến ngày chiến thắng).

Câu 3 (1 điểm)

Câu 3. Tác giả đã trăn trở, suy ngẫm về những vấn đề gì? Những trăn trở, suy ngẫm ấy cho ta biết điều gì về tác giả? (1đ)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý những chi tiết thể hiện sự trăn trở, suy ngẫm của tác giả

Lời giải chi tiết:

– Những trăn trở, suy ngẫm

+ Có điều là những cái nó viết ra xanh xao lắm, và hơi trừu tượng, nó đèm đẹp và trơn tru, nhẵn nhụi; Nó thiếu một sức ấm nóng lan toả.

+ Có điều thơ là gì mình cũng chịu. Thơ không cần chi tiết mà cần hình tượng. Hình tượng thơ phản ánh tâm hồn con người. Đó là điều quan trọng trong thơ.

+ Cuộc sống này, mình rất yêu, rất đắm mình vào. Nhưng sao ngòi bút cứ tắc.

+ Mình đã sống thật hay chưa? Chưa, chưa nghiêm túc sống Trong cả sinh hoạt,

trong cả rèn luyện và trong cả danh dự, lương tâm của người cầm bút tự giác.

→ Trăn trở về sống và viết, cống hiến cho cuộc đời.

- Tác giả mạnh mẽ, khát khao cống hiến và luôn coi sáng tác/viết phải thể hiện rõ lối sống, quan điểm và cống hiến cho cuộc đời (Cái nó viết ra xanh xao lắm, và hơi trừu tượng, nó đèm đẹp và trơn tru, nhẵn nhụi; Nó thiếu một sức ấm nóng lan toả.).

Câu 4 (1 điểm)

Câu 4. Những sự việc nào, những ai xuất hiện trong trang nhật kí ngày 20/11/1971 của Nguyễn Văn Thạc, chúng đóng vai trò gì? Từ đó hãy nhận xét bút pháp viết nhật kí của tác giả (1đ)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để liệt kê những nhân vật xuất hiện trong trang nhật kí

Dựa vào phong cách sáng tác nhật kí của tác giả

Lời giải chi tiết:

– Những sự việc, người xuất hiện trong trang nhật kí ngày 20/11/1971.

+ Cắt cho Đại đội trưởng cái đầu mới toe.

+ Người bạn tên Cầm.

+ An-tư-nai, Đuy Sen, P.

- Những sự việc, người xuất hiện trong trang nhật kí là cái cớ, là khơi nguồn cho

những cảm xúc suy nghĩ của anh về cuộc sống, con người và khát vọng của mình

- Bút pháp viết nhật kí của tác giả.

+ Sự việc, con người ít; cảm xúc suy tư là chủ đạo.

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc.

+ Phối hợp kể, tả, bình luận thể hiện.

→ Thể hiện rõ nhu cầu giãi bày suy nghĩ, cảm xúc cá nhân.

→ Nhật kí của Nguyễn Văn Thạc thật sự là tiếng nói bên trong, là tiếng nói nội

tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín, ý nghĩ thành thực, chất trữ tình lấn át tự sự.

Câu 5 (1 điểm)

Câu 5. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a,b,c (1đ)

a) Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả thẩm mĩ của chúng trong: Thế nào là đề tài, chủ đề thơ? Thế nào là cấu tứ một bài thơ?

b) Tìm những câu trong văn bản có nội dung tương đồng, gần gũi với câu: “Nhưng quan trọng hơn cả là nhìn cuộc sống ra sao để có thể đưa vào thơ, vào truyện những vấn đề nóng hổi của cuộc sống”. Chúng đã thể hiện được điều gì?

c) Những câu đã xác định ở ý b nói lên điều gì về Nguyễn Văn Thạc?

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và yêu cầu của đề bài

Lời giải chi tiết:

a) Biện pháp tu từ điệp cấu trúc câu, câu hỏi → thể hiện những trăn trở, bàn về thơ, kĩ thuật làm thơ, đặc biệt là về đề tài, chủ đề và cấu tứ trong thơ

b) Những câu trong văn bản có nội dung tương đồng

- Ai đến với cuộc đời chiến đấu để làm thơ thì khó mà làm nên hỗn một bài thơ. Hãy bắt đầu từ cuộc sống, và từ đó sẽ nảy ra thơ.

- Đâu là “Đường vào thơ” ? Càng nghĩ, mình càng bị day dứt và dẫn vặt. Mình hiểu rằng không thể rời bỏ được thơ, được văn. Nhưng viết ra thì không đủ độ chín.

- Nhưng quan trọng hơn cả là nhìn cuộc sống ra sao để có thể đưa vào thơ, vào truyện những vấn đề nóng hổi của cuộc sống.

+ Tất cả đều hướng về thơ, sáng tác và ý nghĩa của chúng đối với cuộc đời

c) Những câu đã xác định ở ý b nói lên Nguyễn Văn Thạc:

- Am hiểu về thơ văn, giàu cảm xúc (Không phải là Lý Bạch để có thể quên “Hoàng hạc lâu” mà sáng tác)

- Say mê thơ và khát khao sáng tác.

- Quan niệm nghệ thuật: nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống và phục phụ cuộc sống, con người.

II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Câu 1. Em có suy nghĩ và cảm xúc gì sau sau khi đọc văn bản Dòng suy tư cất tiếng? Chi tiết/câu văn nào trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao? (Trả lời bằng đoạn văn khoảng 200 chữ) (2đ)

 Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức phân tích ở trên và kĩ năng viết đoạn văn

 Lời giải chi tiết:

- Học sinh tự trả lời (cần bám sát văn bản và chủ thể của văn bản) cần tách bạch hai ý: suy nghĩ và cảm xúc.

- Lựa chọn chi tiết trong văn bản để lại ấn tượng:

+ Xác định được chi tiết/câu văn có ý nghĩa (có thể việc phán đoán về nhà thơ

Hoàng Nhuận Cầm: Nhưng vì sao nó nắm bắt mạch thơ đúng thế. Tưởng như lời nào của nó cũng là thơ; về An-tư-nai, Đuy Sen).

+ Làm rõ ý nghĩa/lí giải tạo ấn tượng (về phản ánh/thể hiện sự đánh giá, nhận xét,...).

Câu 2.

Viết văn bản nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá làm rõ nét tương đồng và khác biệt về nội dung và bút pháp trong 2 đoạn nhật kí sau. Từ đó cho biết những trang nhật kí đó đã tác động tới bạn như thế nào?

Phương pháp giải:

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết văn bản nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá làm rõ nét tương đồng và khác biệt về nội dung và bút pháp trong 2 đoạn nhật kí sau. Từ đó cho biết những trang nhật kí đó đã tác động tới bạn như thế nào?

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

– Giới thiệu ngăn gọn về tác phẩm cần so sánh, đánh giá.

– Nêu luận đề: nét khác biệt và điểm tương đồng và thành công riêng của mỗi tác giả.

Thân bài

2,5

* Nét tương đồng

- Hoàn cảnh ra đời: trong kháng chiến chống Mĩ của dân tộc Việt Nam.

– Tác giả: đều rất trẻ và đã hi sinh ở chiến trường.

– Nội dung và ý nghĩa xã hội của hai đoạn nhật kí:

+ Phản ánh hiện thực khách quan, thời đại: cuộc kháng chiến nhiều hi sinh, mất mát.

+ Thể hiện chủ thể yêu nước và sống giàu tình cảm, trách nhiệm.

* Khác biệt

– Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm giàu sự việc, bộc lộ trực tiếp lòng yêu nước và căm thù giặc.

- Nhật kí Nguyễn Văn Thạc ít sự kiện, giàu cảm xúc, văn phong mượt mà, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

+ Về sự thành công/giá trị của mỗi cá nhân.

– Mở rộng bàn luận ở nhiều góc nhìn, theo sự vận động của cuộc sống hiện nay.

Kết bài

0,5

Nếu những tác động của hai nhật kí trên tới bản thân (cảm xúc, suy nghĩ)

Yêu cầu khác

0,5

- Sử dụng thành thạo thao tác so sánh, tổng hợp, chứng minh.

- Dẫn chứng phong phú, đa dạng phù hợp với lí lẽ, luận điểm.

 

HocTot.Nam.Name.Vn

 

  • Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Cánh diều - Đề số 4

    Đề thi giữa kì 1 Văn 12 bộ sách Cánh diều đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Cánh diều - Đề số 3

    Đề thi giữa kì 1 Văn 12 bộ sách Cánh diều đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Cánh diều - Đề số 2

    Đề thi giữa kì 1 Văn 12 bộ sách Cánh diều đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Cánh diều - Đề số 1

    Đề thi giữa kì 1 Văn 12 bộ sách Cánh diều đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close