Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Cánh diều - Đề số 2Tải về Đề thi giữa kì 1 Văn 12 bộ sách Cánh diều đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (4đ) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi kế tiếp TRUYỆN ĐỔNG THIÊN VƯƠNG (Lĩnh Nam chích quái, Trần Thế Pháp) Hùng Vương cậy nước mình giàu mạnh mà chểnh mảng việc triều cận Bắc phương. Vua nhà Ân mượn cớ tuần thú sang xâm lược. Hùng Vương nghe tin, triệu tập quần thần hỏi kế công thủ. Có người phương sĩ tâu rằng: “Sao không cầu Long Vương đưa quân âm lên giúp!”. Vua nghe lời, bèn lập đàn, bày vàng bạc lụa là lên trên, ăn chay, thắp hương, cầu đảo ba ngày Trời nổi mưa to gió lớn, bỗng thấy một cụ già cao hơn chín thước, mặt vàng bụng lớn, mày râu bạc trắng, ngồi ở ngã ba đường mà cười nói ca múa. Những người trông thấy biết là kẻ phi thường, mới vào tâu vua. Vua thân hành ra vải chào, rước vào trong đàn. Cụ già không ăn uống cũng không nói năng. Vua nhân hỏi: “Nghe tin quân Bắc sang xâm lược, ta thua được thế nào, ngài có kiến văn xin bảo giúp.. Cụ già ngồi im một lúc rồi bảo vua rằng: “Ba năm nữa, giặc Bắc sẽ sang, phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ binh mà giữ nước, lại phải đi tìm bậc kì tài trong thiên hạ, kẻ nào phá được giặc thì phân phong tước ấp, truyền hưởng lâu dài. Nếu được người giỏi, có thể dẹp được giặc vậy.. Dứt lời, bay lên không mà đi, mới biết đó là Long Quân. Ba năm sau, người biên giới cấp báo có giặc Ân tới. Vua làm theo lời cụ già dặn, sai sứ đi khắp các nơi cầu hiền tài. Tới làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, có một phú ông tuổi hơn sáu mươi, sinh được một người con trai vào giữa ngày mồng 7 tháng giêng, ba tuổi còn không biết nói, nằm ngửa không ngồi dậy được. Người mẹ nghe tin sứ giả tới mới nói giỡn rằng: “Sinh được thằng con trai này chỉ biết ăn, không biết đánh giặc để lấy thưởng của triều đình, báo đáp công bú mớm…” Người con nghe thấy mẹ nói, đột nhiên bảo: “Mẹ gọi sứ giả tới đây!”. Người mẹ rất lấy làm kinh ngạc, kể lại với hàng xóm. Hàng xóm cả mừng, tức tốc gọi sứ giả tới. Sứ giả hỏi: “Mày là đứa trẻ mới biết nói, mời ta đến làm gì?” Đứa trẻ nhỏm dậy bảo sứ giả rằng: “Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại, vua phải lo gì nữa?”. Sứ giả mừng rỡ vội về tâu vua. Vua vừa kinh vừa mừng nói rằng: “Ta không lo nữa.” Quần thần tâu: “Một người thì làm sao mà đánh bại được giặc?”. Vua nổi giận nói: “Lời nói của Long Quân ngày trước không phải là ngoa, các quan chớ nghi ngờ gì nữa! Mau đi tìm năm mươi cân sắt luyện thành ngựa, kiếm, roi và nón”. Sứ giả tới gặp, người mẹ sợ hãi cho rằng tai hoạ đã đến, bèn bảo người con. Con cả cười bảo rằng: “Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo”. Người con lớn lên rất nhanh, ăn uống tốn rất nhiều, người mẹ cung đốn không đủ. Hàng xóm sửa soạn trâu rượu, bánh quả rất nhiều mà người con ăn vẫn không no bụng. Vải lụa gấm vóc rất nhiều mà mặc vẫn không kín thân, phải đi lấy hoa lau buộc thêm vào cho kín người. Kíp đến lúc quân nhà Ân tới chân núi Trâu Sơn ở Vũ Ninh, người con duỗi chân đứng dậy cao hơn mười thước (có chỗ nói là trượng), ngửa mũi hắt hơi hơn mười tiếng, rút kiếm thét lớn: “Ta là thiết tướng đây!” rồi đội nón cưỡi ngựa. Ngựa chồm lên, hí dài một tiếng mà phi như bay, nháy mắt đã tới trước quân vua, vỗ kiếm đi trước, quan quân đều theo sau tiến sát đồn giặc. Vua nhà Ân bị giết ở núi Trâu, quân lính còn lại đều bái lạy, xưng gọi “Tướng nhà trời” rồi cùng hàng phục. Đi đến đất Sóc Sơn, huyện Kim Hoa, thiên tướng cởi áo cưỡi ngựa mà lên trời, hôm đó là ngày mồng 9 tháng 4, còn để vết tích ở hòn đá trên núi. Hùng Vương nhớ công ơn đó mới tôn là Phù Đổng Thiên Vương, lập miếu thờ ở nhà cũ trong làng, lại ban cho một ngàn mẫu ruộng, sớm hôm hương lửa. Nhà An đời đời, 644 năm không dám ra quân. Sau Lí Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương, lập miếu ở làng Phù Đổng cạnh chùa Kiến Sơ, lại tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu hai mùa tế lễ. Tới đời vua Thuần Đế nhà Lê, ở xã Phù Lỗ có người con gái tên là Ngô Chi Lan chăm đọc sách, rành văn chương, thơ ca điêu luyện, nhân đi dạo chơi tới núi này có đề bài thơ rằng: “Vệ Linh cây cỏ lẫn mây ngàn, Vạn tía muôn hồng rỡ thế gian. Ngựa sắt bay rồi tên vẫn đó, Anh hùng sống mãi với giang san.”. (Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam chích quái, NXB Trẻ 2011) * Tác phẩm còn có tên là: Truyện Phù Đổng Thiên Vương, do Nguyễn Hữu Vinh dịch. * Trần Thế Pháp: Sử sách biên chép về Trần Thế Pháp rất ít, chỉ biết ông là người ở huyện Thạch Thất, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (sau thuộc Hà Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội). Ông là người nổi tiếng văn chương, được cử làm một chức quan nhỏ tại Tàng thư Quốc tử giám. Tiến sĩ Vũ Quỳnh, trong bài Tựa của ông, cho biết ông đã tìm được sách Lĩnh Nam chích quái và tiến hành nhuận chính vào năm Nhâm Tí (1492). Câu 1. Xác định 2 đặc điểm nổi bật của truyện truyền kì thể hiện trong văn bản Truyện Đổng Thiên Vương (0,5đ) Câu 2. Xác định đề tài và các sự việc chính trong văn bản Truyện Đổng Thiên Vương (0,5đ) Câu 3. Việc ăn, mặc, lớn nhanh của cậu bé được miêu tả như thế nào? Xác định sự sáng tạo của truyện truyền kì ở sự việc này và cho biết chúng có ý nghĩa như thế nào? (1đ) Câu 4. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi a, b, c (1đ) Đứa trẻ nhỏm dậy bảo sứ giả rằng: “Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại, vua phải lo gì nữa?” Sứ giả mừng rỡ vội về tâu với vua. Vua vừa kinh vừa mừng nói rằng: “Ta không lo nữa”. Quần thần tâu: “Một người thì làm sao mà đánh bại được giặc?” Vua nổi giận nói: “Lời nói của Long Quân ngày trước không phải là ngoa, các quan chớ nghi ngờ gì nữa, kiếm, roi và nón.” Sứ giả tới gặp, người mẹ sợ hãi cho rằng tai họa đã đến, bèn bảo người con. Con cả cười bảo rằng: “Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo” a. Sự sáng tạo trong khắc họa nhân vật Thánh Gióng thể hiện ở điểm nào? Chúng có ý nghĩa như thế nào? b. Đoạn văn là lời của nhân vật nào? Chúng có tác dụng gì? c. Đoạn văn thể hiện quan điểm nào về việc cứu nước? II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2đ) Xác định các yếu tố kì ảo tiêu biểu trong tác phẩm, phân tích ý nghĩa của chúng và đánh giá thái độ của tác giả đối với nhân vật, sự kiện lịch sử (đánh giặc giữ nước) (trả lời bằng đoạn văn khoảng 200 chữ) Câu 2. (4đ) So sánh, đánh giá hai tác phẩm viết về người anh hùng Thánh Gióng ở Truyện Đổng Thiên Vương (Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp) và truyền thuyết Thánh Gióng (SGK Ngữ văn 6 – 3 bộ SGK) ở việc xây dựng cốt truyện và sử dụng các yếu tố kì ảo. Từ đó nhận xét về sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Đáp án đề 2 Câu 1 (0,5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Nhớ lại kiến thức về thể loại truyện truyền kì Lời giải chi tiết: - Thứ nhất, tuy là văn học viết, nhưng Truyện Đổng Thiên Vương dựa trên cơ sở truyền thống tự sự dân gian – Truyền thuyết Thánh Gióng khai thác các mô – típ, nhân vật, cốt truyện (Học sinh đưa dẫn chứng cụ thể về mô-típ cốt truyện và nhân vật Thánh Gióng) - Thứ hai, Truyện Đổng Thiên Vương lấy yếu tố kì ảo làm phương thức thể hiện nội dung (việc cậu bé ba tuổi còn không biết nói, nằm ngửa không ngồi dậy được… Người con nghe thấy mẹ nói, đột nhiên bảo: “Mẹ gọi sứ giả tới đây!”; “Mau về vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt!”; ăn không no; đánh giặc, về trời). Câu 2 (0,5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Đề tài: lịch sử - Các sự việc chính: Nghe tin giặc xâm lược, Hùng Vương lập đàn cầu Long Vương giúp; Sự lớn lên kì lạ của Thánh Gióng; Long Vương dặn sai sứ đi khắp các nơi cầu hiền tài; gặp đứa trẻ 3 tuổi chỉ biết nằm điềm nhiên bảo: “Mẹ gọi sứ giả tới đây!” và “tâu vua rèn ngựa, roi, mũ, giáp,..; Đứa trẻ lớn nhanh như thổi; thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc; Giặc tan, Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời; lập đền ghi nhớ công ơn, người đời ngợi ca. Câu 3 (1 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Chú ý những chi tiết miêu tả việc ăn, mặc, lớn nhanh của cậu bé Lời giải chi tiết: Việc ăn, mặc, lớn nhanh của cậu bé được miêu tả khá chi tiết: + Người con lớn lên rất nhanh, ăn uống tốn rất nhiều, người mẹ cung đón không đủ. Hàng xóm sửa soạn trâu, rượu, bánh, quả rất nhiều mà người con ăn vẫn không no bụng. + Vải lụa gấm vóc rất nhiều mà mặc vẫn không kín thân, phải đi lấy hoa lau buộc thêm vào cho kín người. Sáng tạo các chi tiết của truyện truyền kì (ở 2 ô sau):
→ Tuy khác nhau ở một số chi tiết, tiểu tiết nhưng vẫn đảm bảo tinh thần, ý nghĩa của sự việc: Gióng lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân nên mang sức mạnh của nhân dân. Câu 4 (1 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn và yêu cầu Lời giải chi tiết: a. Sáng tạo trong khắc hoạ nhân vật Thánh Gióng qua hành động, lời thoại với nhiều đối tượng: + “Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại, vua phải lo gì nữa?” + “Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chở có lo” - Ý nghĩa của sáng tạo: + Lời thoại thể hiện sự ý thức về sức mạnh và trách nhiệm của cá nhân đối với việc cứu nước. + Nhân vật chính được khắc hoạ rõ nét hơn, chân thực hơn. b. Đoạn bao gồm lời của người kể chuyện: để dẫn chuyện, mô tả hành động của nhân vật; Lời của các nhân vật: vua, Thánh Gióng, quần thần. (Học sinh tự lấy dẫn chứng.) - Tác dụng: Sự việc được nhìn từ các góc độ khác nhau; hai nhân vật vua, Thánh Gióng thể hiện sự tự tin vào sức mạnh, sự quyết đoán của bản thân, trách nhiệm đối với đất nước; Đoạn khắc hoạ được khung cảnh “đặc biệt” ở thời điểm quan trọng của lịch sử: hành động cứu nước. c. Đoạn trên đã thể hiện quan điểm về việc cứu nước: cứu nước là nhiệm vụ lớn lao cần có sự chỉ đạo, đồng lòng nhất trí của người đứng đầu với nhân dân, cần phải sử dụng sức mạnh tổng hợp. II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2đ)
Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức phân tích ở trên và kĩ năng viết đoạn văn Lời giải chi tiết: Học sinh viết đoạn đảm bảo độ dài và hướng vào các nội dung chính sau: – Yếu tố kì ảo tiêu biểu trong tác phẩm: + Vua lập đàn... Trời nổi mưa to gió lớn, bỗng thấy một cụ già cao hơn chín thước, mặt vàng bụng lớn, mày râu bạc trắng, ngồi ở ngã ba đường mà cười nói ca múa... dự đoán thời gian giặc tới, cách tìm người tài... biến mất. + Việc lớn lên kì lạ của cậu bé chỉ biết nằm, nhận trách nhiệm đánh giặc. + Cưỡi ngựa mà lên trời. - Ý nghĩa, tư tưởng của các yếu tố kì ảo: + Tác giả đã vận dụng thành công yếu tố thần kì để xây dựng và ca ngợi nhân vật anh hùng. Phù Đổng Thiên Vương đã hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ, cùng sức mạnh phi thường và trở thành biểu tượng biểu trưng cho những nét đẹp hào hùng nhất về người anh hùng chống ngoại xâm → Thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc. + Đánh giặc giữ nước cần phải sử dụng sức mạnh tổng hợp, sự đồng lòng nhất trí của toàn dân và sự chỉ đạo của người đứng đầu đất nước; Đánh giặc giữ nước cần có sự ủng hộ, phù trợ của cha ông, đất trời,... - Thái độ của tác giả đối với nhân vật, sự kiện lịch sử: + Đánh giặc giữ nước là sự kiện quan trọng, người dân, người đứng đầu đất nước luôn có ý phòng vệ và bảo vệ đất nước. + Đánh thắng giặc Ân là sự kiện lịch sử quan trọng, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. + Tác giả tôn vinh ngợi ca vua Hùng và Thánh Gióng – những bậc vĩ nhân, kì tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Câu 2. (4đ)
Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn Lời giải chi tiết:
HocTot.Nam.Name.Vn
|