Đề thi học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 5

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

 

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

BÁC ƠI

    Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

 

    Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

 

    Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

 

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

 

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

 

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...

 

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.

 

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa.

 

Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốn biển
Nâng niu tất cả, chỉ quên mình.

 

Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

             ( Tố Hữu, Ra trận, NXB Văn học, 1972)

 

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ tự do

C. Thơ 7 chữ

D. Thơ 8 chữ

Câu 2. Em hiểu sắc thái tình cảm của người nói thể hiện qua từ “đi” trong câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” là gì?

A. Giảm bớt cảm giác đau buồn, mất mát, giúp câu thơ trở nên nhẹ nhàng hơn.

B. Sắc thái lịch sự, nhã nhặn

C. Thân mật, gần gũi

D. Lễ phép, kính trọng

Câu 3. Cảm xúc bao trùm toàn bài thơ “Bác ơi” là:

A. Biết ơn, ngợi ca công lao của Bác với đất nước nhân dân.

B. Sự ngậm ngùi, tiếc thương của tác giả trước giờ phút tiễn đưa Bác.

C. Tự hào của nhà thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Sự ngậm ngùi, tiếc thương của tác giả khi về thăm lại nhà Bác.

Câu 4. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong hai câu thơ sau là gì?

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...”

A. Thể hiện nỗi buồn đau của dân tộc trước sự ra đi của Bác

B. Thể hiện nỗi buồn đau của nhà thơ trước sự ra đi của Bác

C. Diễn tả khung cảnh bi thương và sự đau xót của toàn dân tộc trước sự ra đi của Bác

D. Miêu tả khung cảnh thiên nhiên ngày đưa tiễn Bác.

Câu 5. Câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

A. Cảm xúc nhớ thương, đau xót khi Bác ra đi.

B. Đau xót, chưa muốn tin vào sự thật Bác ra đi.

C. Tiếng gọi Bác từ sự đau xót, tiếc thương khi Bác ra đi.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 6. Câu thơ nào Tố Hữu ca ngợi lòng yêu nước thương dân, tình nhân ái bao la của chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. “Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà

     Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”

B. “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
     Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...”

C. “Bác nghe từng bước trên tiền tuyến

     Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa”

D. “Bác sống như trời đất của ta

    Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa” 

Câu 7. Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Bác ơi!”?

A. Bài thơ có kết cấu ba phần rõ ràng.

B. Giọng điệu trữ tình đặc trưng, ngọt ngào, thiết tha của tình thương mến.

C. Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc.

D. Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ; sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mởi mẻ về ngôn từ.

Câu 8. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Trả lời câu hỏi/Thực hiện các yêu cầu:

Câu 9. Em hiểu câu thơ “Bác sống như trời đất của ta” như thế nào?

Câu 10.Từ bài thơ trên, em rút ra bài học gì về cách biểu đạt cảm xúc khi tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

         Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ mà em yêu thích.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

Câu 8

(0.5 đ)

C

A

B

C

B

D

D

A

 

Câu 1 (0.5 điểm)

Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ tự do

C. Thơ 7 chữ

D. Thơ 8 chữ

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định thể thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ trên được viết theo thể thơ: Bảy chữ

→ Đáp án: C

Câu 2 (0.5 điểm)

Em hiểu sắc thái tình cảm của người nói thể hiện qua từ “đi” trong câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” là gì?

A. Giảm bớt cảm giác đau buồn, mất mát, giúp câu thơ trở nên nhẹ nhàng hơn.

B. Sắc thái lịch sự, nhã nhặn

C. Thân mật, gần gũi

D. Lễ phép, kính trọng

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết:

Sắc thái tình cảm của người nói thể hiện qua từ “đi” trong câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” là: Giảm bớt cảm giác đau buồn, mất mát, giúp câu thơ trở nên nhẹ nhàng hơn

 → Đáp án: A

Câu 3 (0.5 điểm)

Cảm xúc bao trùm toàn bài thơ “Bác ơi” là:

A. Biết ơn, ngợi ca công lao của Bác với đất nước nhân dân.

B. Sự ngậm ngùi, tiếc thương của tác giả trước giờ phút tiễn đưa Bác.

C. Tự hào của nhà thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Sự ngậm ngùi, tiếc thương của tác giả khi về thăm lại nhà Bác.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định cảm xúc chủ đạo

Lời giải chi tiết:

Cảm xúc bao trùm toàn bài thơ “Bác ơi” là: Sự ngậm ngùi, tiếc thương của tác giả trước giờ phút tiễn đưa Bác.

 →Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm)

Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong hai câu thơ sau là gì?

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...”

A. Thể hiện nỗi buồn đau của dân tộc trước sự ra đi của Bác

B. Thể hiện nỗi buồn đau của nhà thơ trước sự ra đi của Bác

C. Diễn tả khung cảnh bi thương và sự đau xót của toàn dân tộc trước sự ra đi của Bác

D. Miêu tả khung cảnh thiên nhiên ngày đưa tiễn Bác.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ

Lời giải chi tiết:

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...”

Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong hai câu thơ trên: Diễn tả khung cảnh bi thương và sự đau xót của toàn dân tộc trước sự ra đi của Bác

→ Đáp án: C

Câu 5 (0.5 điểm)

Câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

A. Cảm xúc nhớ thương, đau xót khi Bác ra đi.

B. Đau xót, chưa muốn tin vào sự thật Bác ra đi.

C. Tiếng gọi Bác từ sự đau xót, tiếc thương khi Bác ra đi.

D. Tất cả các ý trên.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết:

Câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” thể hiện cảm xúc: Đau xót, chưa muốn tin vào sự thật Bác ra đi.

→ Đáp án: B

Câu 6 (0.5 điểm)

Câu thơ nào Tố Hữu ca ngợi lòng yêu nước thương dân, tình nhân ái bao la của chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. “Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà

     Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”

B. “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
     Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...”

C. “Bác nghe từng bước trên tiền tuyến

     Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa”

D. “Bác sống như trời đất của ta

    Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa” 

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết:

Câu thơ Tố Hữu ca ngợi lòng yêu nước thương dân, tình nhân ái bao la của chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”

 → Đáp án: D

Câu 7 (0.5 điểm)

Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Bác ơi!”?

A. Bài thơ có kết cấu ba phần rõ ràng.

B. Giọng điệu trữ tình đặc trưng, ngọt ngào, thiết tha của tình thương mến.

C. Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc.

D. Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ; sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mởi mẻ về ngôn từ.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định giá trị nghệ thuật của bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Bác ơi!”: Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ; sức gợi mở đa dạng,

 phong phú về hình ảnh và sự mởi mẻ về ngôn từ.

→ Đáp án: D

Câu 8 (0.5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm

→ Đáp án: A

Câu 9 (1.0 điểm)

Em hiểu câu thơ “Bác sống như trời đất của ta” như thế nào?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

-   “Trời đất của ta” là quê hương đất nước, là xứ sở thân yêu của ta vô cùng tươi đẹp, rộng lớn và vĩnh hằng. Cuộc đời của Bác được so sánh với “trời đất của ta” nhằm ca ngợi tầm vóc lớn lao và cao cả của Người. Đó là sự nghiệp cách mạng cứu nước cứu dân, là lí tưởng và đạo đức cách mạng của Bác Hồ. Đó là một tâm hồn trong sáng, thanh cao, thoát khỏi mọi ràng buộc của danh lợi vươn tới cái vô cùng, cái cao cả.

-   Câu thơ đã ca ngợi công lao và trái tinh yêu thương của Bác, khẳng định sự trường tồn bất diệt của Bác với đất nước, nhân dân.

-   Câu thơ gửi gắm niềm yêu kính, biết ơn vô hạn của nhà thơ cũng như nhân dân ta đối với Bác

-    với đất nước, nhân dân.

Câu 10 (1.0 điểm)

Từ bài thơ trên, em rút ra bài học gì về cách biểu đạt cảm xúc khi tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Biểu đạt cảm xúc trực tiếp trước sự việc, con người, câu chuyện được nói tới bằng các từ ngữ như thán từ “Chao ôi, Than ôi, thay, sao…: hoặc các động từ như xúc động, đau, buồn, vui, …

- Biểu đạt cảm xúc gián tiếp qua thông qua từ ngữ, hình ảnh  miêu tả thiên nhiên, con người hoặc các biện pháp tu từ, …

PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 1 (4 điểm):

         Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

         Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ mà em yêu thích.

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở đoạn

0,5

Nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc về bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.

Thân đoạn

2,5

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của dạng bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ đã đọc.

- Nêu cụ thể cảm nhận, suy nghĩ của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn.

- Nêu rõ cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng trong em khi đọc bài thơ đó.

- Lí giải được tại sao em có cảm xúc đó

(Tham khảo bài viết mẫu.)

Kết đoạn

0,5

- Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc đã trình bày.

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc.

 

 

Bài viết mẫu

(Nguồn: sưu tầm)

Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu là một thơ để lại cho em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Bài thơ kể về một cậu bé giao liên tên là Lượm. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng em đã thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, cam go. Bất chấp mưa bom, bão đạn, Lượm vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hình ảnh cậu bé có đôi má bồ quân ửng hồng, có đôi mắt đen láy sáng ngời, đội chiếc mũ ca lô lệch vừa đi vừa nhảy chân sáo thật đẹp biết bao. Cậu bé ấy có sự dũng cảm, dạn dĩ, can trường của một chiến sĩ, nhưng cũng giữ nguyên những ngây thơ, trong sáng của một cậu bé. Ấy vậy mà một thiên thần như thế đã phải hi sinh dưới nòng súng của kẻ thù. Sự ra đi của Lượm khiến em bất ngờ, nghẹn lại trong lồng ngực. Xót xa quá, tiếc thương quá. Chẳng từ ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn nỗi đau của em lúc đọc đến khổ thơ đó. Lượm ra đi nhưng không phải là biến mất khỏi thế gian này. Cậu bé ấy vẫn sống, sống trong hình hài non sông, sống trong lòng triệu triệu người dân Việt. Em thương tiếc trước sự ra đi đột ngột của Lượm bao nhiêu. Thì lại càng yên mến và kính trọng, tự hào trước sự dũng cảm, hi sinh quên mình vì tổ quốc của Lượm bấy nhiêu. Những vẫn thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã đánh thức trong em những cung bậc cảm xúc tha thiết, quý mến ấy với cậu bé anh hùng nhỏ tuổi.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close