Đề thi học kì 1 Toán 11 Kết nối tri thức - Đề số 7

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Phần trắc nghiệm

Đề bài

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 :

Số nào dưới đây là một nghiệm của phương trình \(\sin x = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)?

  • A

    \(\frac{\pi }{2}\)

  • B

    \(\frac{\pi }{4}\)

  • C

    \( - \frac{{3\pi }}{4}\)

  • D

    \( - \frac{\pi }{4}\)

Câu 2 :

Đồ thị của hàm số y = cosx có tính chất nào dưới đây?

  • A

    Đối xứng qua gốc tọa độ

  • B

    Đối xứng qua trục hoành

  • C

    Đối xứng qua trục tung

  • D

    Đối xứng qua điểm I(0;1)

Câu 3 :

Cho dãy số vô hạn \(\left( {{u_n}} \right)\), biết \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 1\\{u_{n + 1}} = 2{u_n} + 3,n \in {\mathbb{N}^*}\end{array} \right.\). Tìm số hạng thứ 4 của dãy số.

  • A

    21

  • B

    29

  • C

    11

  • D

    13

Câu 4 :

Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) có \({u_1} = 1\) và \({u_2} = 3\). Giá trị của \({u_3}\) bằng

  • A

    6

  • B

    9

  • C

    4

  • D

    5

Câu 5 :

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) là cấp số nhân có số hạng đầu \({u_1} = 3\), công bội q = 2. Giá trị của \({u_2}\) bằng

  • A

    8

  • B

    9

  • C

    6

  • D

    4

Câu 6 :

Trong các dãy số sau, dãy số nào có giới hạn bằng 0?

  • A

    Dãy \(\left( {{v_n}} \right)\) với \({v_n} = \frac{{n + 1}}{n}\)

  • B

    Dãy \(\left( {{v_n}} \right)\) với \({v_n} = \frac{1}{n}\)

  • C

    Dãy \(\left( {{v_n}} \right)\) với \({v_n} = 2023\)

  • D

    Dãy \(\left( {{v_n}} \right)\) với \({v_n} = \frac{{2n + 3}}{n}\)

Câu 7 :

Cho hàm số \(f(x) = \frac{{x - 3}}{{x - 2}}\). Khẳng định nào sau đây sai?

  • A

    f(x) liên tục tại \({x_0} = 3\)

  • B

    f(x) liên tục tại \({x_0} =  - 2\)

  • C

    f(x) liên tục tại \({x_0} = 2\)

  • D

    f(x) liên tục tại \({x_0} =  - 3\)

Câu 8 :

Điều kiện để hai đường thẳng trong không gian song song với nhau là

  • A

    Không có điểm chung

  • B

    Đồng phẳng hoặc không có điểm chung

  • C

    Đồng phẳng

  • D

    Đồng phẳng và không có điểm chung

Câu 9 :

Trong không gian, mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A

    Phép chiếu song song biến hai đường thẳng cắt nhau thành hai đường thẳng song song

  • B

    Phép chiếu song song biến hai đường thẳng cắt nhau thành hai đường thẳng trùng nhau

  • C

    Phép chiếu song song biến hai đường thẳng cắt nhau thành hai đường thẳng cắt nhau hoặc trùng nhau

  • D

    Phép chiếu song song biến hai đường thẳng cắt nhau thành hai đường thẳng cắt nhau

Câu 10 :

Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và AC. Chọn khẳng định đúng?

  • A

    MN//(BCD)

  • B

    MN//(ACD)

  • C

    MN//(ABD)

  • D

    MN//(ABC)

Câu 11 :

Doanh thu bán hàng trong 20 ngày được lựa chọn ngẫu nhiên của một cửa hàng được ghi lại ở bảng sau (đơn vị: triệu đồng):

Giá trị đại diện của nhóm thứ hai là

  • A

    8

  • B

    7

  • C

    9

  • D

    2

Câu 12 :

Thống kê chiều cao của học sinh lớp 11A ta có bảng số liệu sau:

Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh có chiều cao từ 168 cm trở lên?

  • A

    11

  • B

    20

  • C

    31

  • D

    8

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1 :

Cho góc \(\alpha  \in \left( {\frac{{3\pi }}{2};2\pi } \right)\).

a) \(\cot \alpha  < 0\).

Đúng
Sai

b) \(\tan \left( {\pi  - \alpha } \right) = \tan \alpha  < 0\).

Đúng
Sai

c) Nếu \(\sin \alpha  =  - \frac{3}{5}\) thì \(\cos \alpha  = \frac{4}{5}\).

Đúng
Sai

d) Nếu \(\sin 2\alpha  = \frac{{ - \sqrt 3 }}{2}\) thì \({\left( {\sin \alpha  + \cos \alpha } \right)^2} = \frac{{2 - \sqrt 3 }}{2}\).

Đúng
Sai
Câu 2 :

Cho \({u_n} = \frac{{{7^n} + {2^{2n - 1}} + {3^{n + 1}}}}{{{7^{n + 1}} + {5^{n - 1}}}}\). Biết \(\lim {u_n} = \frac{a}{b}\) với \(a,b \in \mathbb{Z}\), \(\frac{a}{b}\) tối giản. Khi đó:

a) a + b = 8.

Đúng
Sai

b) a – b = -7.

Đúng
Sai

c) Bộ ba số a; b; 13 tạo thành một cấp số cộng có công sai d = 7.

Đúng
Sai

d) Bộ ba số a; b; 49 tạo thành một cấp số nhân có công bội q = 7.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình thang với hai cạnh đáy là AD và BC, đáy lớn là AD. Gọi M, N là lần lượt là trung điểm của SA và SD.

a) MN//BC.

Đúng
Sai

b) Giao tuyến của (SAD) và (SBC) là đường thẳng qua S và song song với AD.

Đúng
Sai

c) Gọi \(AB \cap CD = \{ E\} \), \(\{ F\}  = SB \cap ME\). Khi đó \(SB \cap (MCD) = \{ F\} \).

Đúng
Sai

d) Giao tuyến của (SAB) và (SCD) là đường thẳng qua S và song song với AB.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Thống kê điểm trung bình môn Toán của một số học sinh lớp 11 được cho ở bảng sau:

a) Cỡ mẫu là n = 50.

Đúng
Sai

b) Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu là [8;8,5).

Đúng
Sai

c) Mốt của mẫu số liệu bằng \({M_o} = 8,12\).

Đúng
Sai

d) Số trung bình của mẫu số liệu làm tròn đến hàng phần nghìn là \(\overline x  = 8,122\).

Đúng
Sai
Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1 :

Hằng ngày, mực nước của con kênh lên xuống theo thủy triều. Độ sâu h (mét) của mực nước trong kênh tính theo thời gian t (giờ) trong một ngày \((0 \le t < 24)\) cho bởi công thức \(h = \cos \left( {\frac{{\pi t}}{6} + 2\pi } \right) + 5\). Hỏi trong ngày mực nước xuống thấp nhất trễ nhất là mấy giờ?

Đáp án:

Câu 2 :

Người ta thiết kế số ghế ngồi trên khán đài một sân vận động bóng đá như sau. Hàng ghế đầu tiên gần sân bóng đá nhất có 1600 ghế. Kể từ hàng thứ hai trở đi, mỗi hàng liên sau hơn hàng liên trước 400 ghế. Muốn sức chứa trên khán đài có ít nhất 222000 ghế thì cần phải thiết kế ít nhất bao nhiêu hàng ghế?

Đáp án:

Câu 3 :

Tìm công bội của cấp số nhân thỏa \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} + {u_2} + {u_3} = 135\\{u_4} + {u_5} + {u_6} = 40\end{array} \right.\) là \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản. Giá trị a + b là bao nhiêu?

Đáp án:

Câu 4 :

Cho hàm số \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{a(x + 2)}}{{{x^3} + 8}}\\2x + b\end{array} \right.\) \(\begin{array}{l}khi\\khi\end{array}\) \(\begin{array}{l}x >  - 2\\x \le  - 2\end{array}\). Với a, b là các số thực. Để hàm số đã cho liên tục tại x = -2 thì a – 12b bằng bao nhiêu?

Đáp án:

Câu 5 :

Cho tứ diện ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của AB và BC. P là điểm thuộc CD sao cho PD = 2PC. Gọi Q là giao diểm của đường thẳng AD và mặt phẳng (MNP). Tính tỉ số \(\frac{{AQ}}{{AD}}\) (làm tròn đến hàng phần trăm).

Đáp án:

Câu 6 :

Một người thống kê lại thời gian thực hiện các cuộc gọi điện thoại của người đó trong một tuần ở bảng sau:

Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu bằng bao nhiêu?

Đáp án:

Lời giải và đáp án

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 :

Số nào dưới đây là một nghiệm của phương trình \(\sin x = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)?

  • A

    \(\frac{\pi }{2}\)

  • B

    \(\frac{\pi }{4}\)

  • C

    \( - \frac{{3\pi }}{4}\)

  • D

    \( - \frac{\pi }{4}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tra bảng giá trị lượng giác hoặc sử dụng máy tính cá nhân.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\sin \frac{\pi }{4} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\).

Câu 2 :

Đồ thị của hàm số y = cosx có tính chất nào dưới đây?

  • A

    Đối xứng qua gốc tọa độ

  • B

    Đối xứng qua trục hoành

  • C

    Đối xứng qua trục tung

  • D

    Đối xứng qua điểm I(0;1)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất của hàm số và đồ thị hàm số y = cosx.

Lời giải chi tiết :

Hàm số y = cosx là hàm số chẵn nên đồ thị đối xứng qua trục tung.

Câu 3 :

Cho dãy số vô hạn \(\left( {{u_n}} \right)\), biết \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} = 1\\{u_{n + 1}} = 2{u_n} + 3,n \in {\mathbb{N}^*}\end{array} \right.\). Tìm số hạng thứ 4 của dãy số.

  • A

    21

  • B

    29

  • C

    11

  • D

    13

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tìm lần lượt 4 số hạng đầu của dãy số.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({u_1} = 1\); \({u_2} = 2.1 + 3 = 5\);

\({u_3} = 2.5 + 3 = 13\); \({u_4} = 2.13 + 3 = 29\).

Câu 4 :

Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) có \({u_1} = 1\) và \({u_2} = 3\). Giá trị của \({u_3}\) bằng

  • A

    6

  • B

    9

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

\({u_{n + 1}} = {u_n} + d\).

Lời giải chi tiết :

Ta có \({u_2} = {u_1} + d \Leftrightarrow 3 = 1 + d \Leftrightarrow d = 2\).

Suy ra \({u_3} = {u_2} + d = 3 + 2 = 5\).

Câu 5 :

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) là cấp số nhân có số hạng đầu \({u_1} = 3\), công bội q = 2. Giá trị của \({u_2}\) bằng

  • A

    8

  • B

    9

  • C

    6

  • D

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

\({u_n} = {u_1}{q^{n - 1}}\).

Lời giải chi tiết :

\({u_2} = {u_1}q = 3.2 = 6\).

Câu 6 :

Trong các dãy số sau, dãy số nào có giới hạn bằng 0?

  • A

    Dãy \(\left( {{v_n}} \right)\) với \({v_n} = \frac{{n + 1}}{n}\)

  • B

    Dãy \(\left( {{v_n}} \right)\) với \({v_n} = \frac{1}{n}\)

  • C

    Dãy \(\left( {{v_n}} \right)\) với \({v_n} = 2023\)

  • D

    Dãy \(\left( {{v_n}} \right)\) với \({v_n} = \frac{{2n + 3}}{n}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Theo định nghĩa giới hạn hữu hạn của dãy số.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\lim \frac{{n + 1}}{n} = 1\); \(\lim \frac{1}{n} = 0\); \(\lim 2023 = 2023\); \(\lim \frac{{2n + 3}}{n} = 2\).

Câu 7 :

Cho hàm số \(f(x) = \frac{{x - 3}}{{x - 2}}\). Khẳng định nào sau đây sai?

  • A

    f(x) liên tục tại \({x_0} = 3\)

  • B

    f(x) liên tục tại \({x_0} =  - 2\)

  • C

    f(x) liên tục tại \({x_0} = 2\)

  • D

    f(x) liên tục tại \({x_0} =  - 3\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

f(x) không liên tục tại điểm hàm số không xác định.

Lời giải chi tiết :

Hàm số có tập xác định là \(D = \mathbb{R}\backslash \{ 2\} \), do đó hàm số không liên tục tại \({x_0} = 2\).

Câu 8 :

Điều kiện để hai đường thẳng trong không gian song song với nhau là

  • A

    Không có điểm chung

  • B

    Đồng phẳng hoặc không có điểm chung

  • C

    Đồng phẳng

  • D

    Đồng phẳng và không có điểm chung

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về điều kiện để hai đường thẳng trong không gian song song với nhau.

Lời giải chi tiết :

Điều kiện để hai đường thẳng trong không gian song song với nhau là đồng phẳng và không có điểm chung.

Câu 9 :

Trong không gian, mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A

    Phép chiếu song song biến hai đường thẳng cắt nhau thành hai đường thẳng song song

  • B

    Phép chiếu song song biến hai đường thẳng cắt nhau thành hai đường thẳng trùng nhau

  • C

    Phép chiếu song song biến hai đường thẳng cắt nhau thành hai đường thẳng cắt nhau hoặc trùng nhau

  • D

    Phép chiếu song song biến hai đường thẳng cắt nhau thành hai đường thẳng cắt nhau

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất của phép chiếu song song.

Lời giải chi tiết :

Phép chiếu song song biến hai đường thẳng cắt nhau thành hai đường thẳng cắt nhau hoặc trùng nhau.

Câu 10 :

Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và AC. Chọn khẳng định đúng?

  • A

    MN//(BCD)

  • B

    MN//(ACD)

  • C

    MN//(ABD)

  • D

    MN//(ABC)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đường thẳng song song với mặt phẳng nếu nó song song với một đường thẳng trong mặt phẳng đó.

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác ABC có MN là đường trung bình, suy ra MN//BC.

Mà \(MN\not{ \subset }(BCD)\), \(BC \subset (BCD)\).

Suy ra MN//(BCD).

Câu 11 :

Doanh thu bán hàng trong 20 ngày được lựa chọn ngẫu nhiên của một cửa hàng được ghi lại ở bảng sau (đơn vị: triệu đồng):

Giá trị đại diện của nhóm thứ hai là

  • A

    8

  • B

    7

  • C

    9

  • D

    2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giá trị đại diện của nhóm là trung bình cộng của đầu mút trái và đầu mút phải nhóm đó.

Lời giải chi tiết :

Giá trị đại diện của nhóm thứ hai là \(\frac{{7 + 9}}{2} = 8\).

Câu 12 :

Thống kê chiều cao của học sinh lớp 11A ta có bảng số liệu sau:

Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh có chiều cao từ 168 cm trở lên?

  • A

    11

  • B

    20

  • C

    31

  • D

    8

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Số học sinh cần tìm là tổng tần số của các nhóm chứa giá trị từ 168 cm trở lên

Lời giải chi tiết :

Số học sinh có chiều cao từ 168 cm trở lên là 8 + 3 = 11.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1 :

Cho góc \(\alpha  \in \left( {\frac{{3\pi }}{2};2\pi } \right)\).

a) \(\cot \alpha  < 0\).

Đúng
Sai

b) \(\tan \left( {\pi  - \alpha } \right) = \tan \alpha  < 0\).

Đúng
Sai

c) Nếu \(\sin \alpha  =  - \frac{3}{5}\) thì \(\cos \alpha  = \frac{4}{5}\).

Đúng
Sai

d) Nếu \(\sin 2\alpha  = \frac{{ - \sqrt 3 }}{2}\) thì \({\left( {\sin \alpha  + \cos \alpha } \right)^2} = \frac{{2 - \sqrt 3 }}{2}\).

Đúng
Sai
Đáp án

a) \(\cot \alpha  < 0\).

Đúng
Sai

b) \(\tan \left( {\pi  - \alpha } \right) = \tan \alpha  < 0\).

Đúng
Sai

c) Nếu \(\sin \alpha  =  - \frac{3}{5}\) thì \(\cos \alpha  = \frac{4}{5}\).

Đúng
Sai

d) Nếu \(\sin 2\alpha  = \frac{{ - \sqrt 3 }}{2}\) thì \({\left( {\sin \alpha  + \cos \alpha } \right)^2} = \frac{{2 - \sqrt 3 }}{2}\).

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

a) Dựa vào vị trí tia cuối của góc lượng giác để nhận xét dấu của giá trị lượng giác.

b) Sử dụng công thức \(\tan (\pi  - \alpha ) =  - \tan \alpha \).

c) Sử dụng công thức \({\sin ^2}\alpha  + {\cos ^2}\alpha \) và dựa vào vị trí tia cuối của góc lượng giác để nhận xét dấu của giá trị lượng giác.

d) Sử dụng công thức nhân đôi \(\sin 2\alpha  = 2\sin \alpha \cos \alpha \).

Lời giải chi tiết :

a) Đúng. \(\alpha  \in \left( {\frac{{3\pi }}{2};2\pi } \right)\) nên tia cuối của góc lượng giác nằm ở góc phần tư thứ IV.

Khi đó: \(\sin \alpha  < 0\), \(\cos \alpha  > 0\). Suy ra \(\cot \alpha  < 0\).

b) Sai. \(\tan (\pi  - \alpha ) =  - \tan \alpha \).

c) Đúng. Ta có \({\cos ^2}\alpha  = 1 - {\sin ^2}\alpha  = 1 - {\left( {\frac{{ - 3}}{5}} \right)^2} = \frac{{16}}{{25}}\).

Vì \(\cos \alpha  > 0\) nên \(\cos \alpha  = \sqrt {\frac{{16}}{{25}}}  = \frac{4}{5}\).

d) Đúng. Ta có: \({\left( {\sin \alpha  + \cos \alpha } \right)^2} = {\sin ^2}\alpha  + {\cos ^2}\alpha  + 2\sin \alpha \cos \alpha \)

\( = 1 + \sin 2\alpha  = 1 + \left( {\frac{{ - \sqrt 3 }}{2}} \right) = \frac{{2 - \sqrt 3 }}{2}\).

Câu 2 :

Cho \({u_n} = \frac{{{7^n} + {2^{2n - 1}} + {3^{n + 1}}}}{{{7^{n + 1}} + {5^{n - 1}}}}\). Biết \(\lim {u_n} = \frac{a}{b}\) với \(a,b \in \mathbb{Z}\), \(\frac{a}{b}\) tối giản. Khi đó:

a) a + b = 8.

Đúng
Sai

b) a – b = -7.

Đúng
Sai

c) Bộ ba số a; b; 13 tạo thành một cấp số cộng có công sai d = 7.

Đúng
Sai

d) Bộ ba số a; b; 49 tạo thành một cấp số nhân có công bội q = 7.

Đúng
Sai
Đáp án

a) a + b = 8.

Đúng
Sai

b) a – b = -7.

Đúng
Sai

c) Bộ ba số a; b; 13 tạo thành một cấp số cộng có công sai d = 7.

Đúng
Sai

d) Bộ ba số a; b; 49 tạo thành một cấp số nhân có công bội q = 7.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Chia cả tử và mẫu của \({u_n}\) cho \({7^n}\).

Áp dụng công thức \(\lim {q^n} = 0\) khi \(\left| q \right| < 1\).

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\lim {u_n} = \lim \frac{{{7^n} + {2^{2n - 1}} + {3^{n + 1}}}}{{{7^{n + 1}} + {5^{n - 1}}}} = \lim \frac{{{7^n} + {4^n}{{.2}^{ - 1}} + {3^n}.3}}{{{7^n}.7 + {5^n}{{.5}^{ - 1}}}}\)

\( = \lim \frac{{1 + {{\left( {\frac{4}{7}} \right)}^n}{{.2}^{ - 1}} + {{\left( {\frac{3}{7}} \right)}^n}.3}}{{1.7 + {{\left( {\frac{5}{7}} \right)}^n}{{.5}^{ - 1}}}} = \frac{{1 + 0 + 0}}{{7 + 0}} = \frac{1}{7}\).

Vậy \(\frac{a}{b} = \frac{1}{7}\) hay a = 1, b = 7.

a) Đúng. a + b = 1 + 7 = 8.

b) Sai. a – b = 1 – 6 = -6.

c) Sai. 1; 7; 13 tạo thành cấp số cộng có công sai bằng d = 6.

d) Đúng. 1; 7; 49 tạo thành cấp số nhân có công bội q = 7.

Câu 3 :

Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình thang với hai cạnh đáy là AD và BC, đáy lớn là AD. Gọi M, N là lần lượt là trung điểm của SA và SD.

a) MN//BC.

Đúng
Sai

b) Giao tuyến của (SAD) và (SBC) là đường thẳng qua S và song song với AD.

Đúng
Sai

c) Gọi \(AB \cap CD = \{ E\} \), \(\{ F\}  = SB \cap ME\). Khi đó \(SB \cap (MCD) = \{ F\} \).

Đúng
Sai

d) Giao tuyến của (SAB) và (SCD) là đường thẳng qua S và song song với AB.

Đúng
Sai
Đáp án

a) MN//BC.

Đúng
Sai

b) Giao tuyến của (SAD) và (SBC) là đường thẳng qua S và song song với AD.

Đúng
Sai

c) Gọi \(AB \cap CD = \{ E\} \), \(\{ F\}  = SB \cap ME\). Khi đó \(SB \cap (MCD) = \{ F\} \).

Đúng
Sai

d) Giao tuyến của (SAB) và (SCD) là đường thẳng qua S và song song với AB.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Sử dụng các điều kiện, tính chất của đường thẳng và mặt phẳng song song.

Lời giải chi tiết :

a) Đúng. Ta có MN là đường trung bình của tam giác SAD nên MN//AD.

Mà AD//BC vì ABCD là hình thang có hai đáy AD, BC.

Suy ra MN//BC.

b) Đúng. Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}AD//BC\\AD \subset (SAD)\\BC \subset (SBC)\\S \in (SAD) \cap (SBC)\end{array} \right.\) suy ra giao tuyến của (SAD) và (SBC) là đường thẳng qua S, song song với AD, BC.

c) Đúng. Vì \(E \in AB \subset (SAB)\) suy ra \(ME \subset (SAB)\).

Xét trong mặt phẳng (SAB) có \(\{ F\}  = SB \cap ME\) (giả thiết) nên \(F \in SB\) (1)

Vì \(E \in CD \subset (MCD)\) nên \(ME \subset (MCD)\).

Mà \(F \in ME\) suy ra \(F \in (MCD)\) (2)

Từ (1), (2) suy ra \(SB \cap (MCD) = \{ F\} \).

d) Sai. Ta có \(S \in (SAB) \cap (SCD)\).

Mặt khác \(\left\{ \begin{array}{l}E \in AB \subset (SAB)\\E \in CD \subset (SCD)\end{array} \right.\) suy ra \(E \in (SAB) \cap (SCD)\).

Vậy SE là giao tuyến của (SAB) và (SCD).

Câu 4 :

Thống kê điểm trung bình môn Toán của một số học sinh lớp 11 được cho ở bảng sau:

a) Cỡ mẫu là n = 50.

Đúng
Sai

b) Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu là [8;8,5).

Đúng
Sai

c) Mốt của mẫu số liệu bằng \({M_o} = 8,12\).

Đúng
Sai

d) Số trung bình của mẫu số liệu làm tròn đến hàng phần nghìn là \(\overline x  = 8,122\).

Đúng
Sai
Đáp án

a) Cỡ mẫu là n = 50.

Đúng
Sai

b) Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu là [8;8,5).

Đúng
Sai

c) Mốt của mẫu số liệu bằng \({M_o} = 8,12\).

Đúng
Sai

d) Số trung bình của mẫu số liệu làm tròn đến hàng phần nghìn là \(\overline x  = 8,122\).

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

a) Cỡ mẫu bằng tổng tần số trong bảng số liệu.

b) Nhóm chứa mốt có tần số lớn nhất trong bảng số liệu.

c) Công thức tính mốt thuộc nhóm \([{u_m};{u_{m + 1}})\):

\({M_o} = {u_m} + \frac{{{n_m} - {n_{m - 1}}}}{{\left( {{n_m} - {n_{m - 1}}} \right)\left( {{n_m} - {n_{m + 1}}} \right)}}.\left( {{u_{m + 1}} - {u_m}} \right)\); trong đó \({n_m}\) là tần số nhóm thứ m.

d) Công thức tính số trung bình: \(\overline x  = \frac{{{c_1}{n_1} + {c_2}{n_2}... + {c_n}{n_k}}}{N}\); trong đó N là kích thước của bảng tần số k nhóm, \({n_i}\) là tần số nhóm i, \({c_i}\) là giá trị đại diện nhóm i \((1 \le i \le k)\).

Lời giải chi tiết :

a) Sai. n = 8 + 10 + 16 + 24 + 13 + 7 + 4 = 82.

b) Đúng. Nhóm chứa mốt là [8;8,5).

c) Sai. \({M_o} = 8 + \frac{{24 - 16}}{{\left( {24 - 16} \right)\left( {24 - 13} \right)}}.\left( {8,5 - 8} \right) = \frac{{177}}{{22}} = 8,0(45)\).

d) Đúng. \(\overline x  = \frac{{6,75.8 + 7,25.10 + 7,75.16 + 8,25.24 + 8,75.13 + 9,25.7 + 9,75.4}}{{82}} = \frac{{333}}{{41}} \approx 8,122\).

Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1 :

Hằng ngày, mực nước của con kênh lên xuống theo thủy triều. Độ sâu h (mét) của mực nước trong kênh tính theo thời gian t (giờ) trong một ngày \((0 \le t < 24)\) cho bởi công thức \(h = \cos \left( {\frac{{\pi t}}{6} + 2\pi } \right) + 5\). Hỏi trong ngày mực nước xuống thấp nhất trễ nhất là mấy giờ?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Mực nước thấp nhất khi \(\cos \left( {\frac{{\pi t}}{6} + 2\pi } \right)\) nhỏ nhất.

Sử dụng công thức nghiệm của phương trình lượng giác cơ bản:

\(\cos x = \cos \alpha  \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \alpha  + k2\pi \\x =  - \alpha  + k2\pi \end{array} \right.\) \((k \in \mathbb{Z})\).

Lời giải chi tiết :

Mực nước thấp nhất khi \(h = \cos \left( {\frac{{\pi t}}{6} + 2\pi } \right) + 5\) nhỏ nhất, hay \(\cos \left( {\frac{{\pi t}}{6} + 2\pi } \right)\) nhỏ nhất.

Khi đó \(\cos \left( {\frac{{\pi t}}{6} + 2\pi } \right) =  - 1 \Leftrightarrow \cos \left( {\frac{{\pi t}}{6}} \right) =  - 1 \Leftrightarrow \frac{{\pi t}}{6} = \pi  + k2\pi \)

\( \Leftrightarrow \frac{t}{6} = 1 + 12k \Leftrightarrow t = 6 + 12k\).

Ta có \(0 \le t < 24 \Leftrightarrow 0 \le 6 + 12k < 24 \Leftrightarrow  - 6 \le 12k < 18 \Leftrightarrow  - 2 \le k < \frac{3}{2}\).

Vậy k = 0 hoặc k = 1.

Với k = 0 thì t = 6 + 12.0 = 6.

Với k = 1 thì t = 6 + 12.1 = 18.

Vậy mực nước của kênh thấp nhất trễ nhất vào thời điểm t = 18 (giờ).

Câu 2 :

Người ta thiết kế số ghế ngồi trên khán đài một sân vận động bóng đá như sau. Hàng ghế đầu tiên gần sân bóng đá nhất có 1600 ghế. Kể từ hàng thứ hai trở đi, mỗi hàng liên sau hơn hàng liên trước 400 ghế. Muốn sức chứa trên khán đài có ít nhất 222000 ghế thì cần phải thiết kế ít nhất bao nhiêu hàng ghế?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tổng n số hạng đầu của cấp số cộng: \({S_n} = \frac{{n\left[ {2{u_1} + (n - 1)d} \right]}}{2}\).

Lời giải chi tiết :

Số ghế mỗi hàng lập thành một cấp số cộng với \({u_1} = 1600\) và d = 400.

Tổng số ghế trong rạp là:

\(222000 = \frac{{n\left[ {2.1600 + (n - 1).400} \right]}}{2} \Leftrightarrow 444000 = n\left( {2800 + 400n} \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}n = 30\\n =  - 37\end{array} \right.\)

Giá trị n thỏa mãn là n = 30.

Vậy cần thiết kế ít nhất 30 hàng ghế.

Câu 3 :

Tìm công bội của cấp số nhân thỏa \(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} + {u_2} + {u_3} = 135\\{u_4} + {u_5} + {u_6} = 40\end{array} \right.\) là \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản. Giá trị a + b là bao nhiêu?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức số hạng tổng quát của cấp số nhân \({u_n} = {u_1}{q^{n - 1}}\).

Lời giải chi tiết :

\(\left\{ \begin{array}{l}{u_1} + {u_2} + {u_3} = 135\\{u_4} + {u_5} + {u_6} = 40\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{u_1} + {u_1}q + {u_1}{q^2} = 135\\{u_1}{q^3} + {u_1}{q^4} + {u_1}{q^5} = 40\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{u_1}(1 + q + {q^2}) = 135\\{u_1}{q^3}(1 + q + {q^2}) = 40\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow {q^3} = \frac{{40}}{{135}} \Leftrightarrow q = \frac{2}{3}\).

Suy ra a = 2, b = 3. Vậy a + b = 2 + 3 = 5.

Câu 4 :

Cho hàm số \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{a(x + 2)}}{{{x^3} + 8}}\\2x + b\end{array} \right.\) \(\begin{array}{l}khi\\khi\end{array}\) \(\begin{array}{l}x >  - 2\\x \le  - 2\end{array}\). Với a, b là các số thực. Để hàm số đã cho liên tục tại x = -2 thì a – 12b bằng bao nhiêu?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Hàm số liên tục tại \({x_0}\) khi \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ + } f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ - } f(x) = f({x_0})\).

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {2^ - }} f(x) = f( - 2) = b - 4\).

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {2^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - {2^ + }} \frac{{a(x + 2)}}{{{x^3} + 8}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - {2^ + }} \frac{{a(x + 2)}}{{(x + 2)({x^2} - 2x + 4)}}\)

\( = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - {2^ + }} \frac{a}{{{x^2} - 2x + 4}} = \frac{a}{{{{( - 2)}^2} - 2.( - 2) + 4}} = \frac{a}{{12}}\).

Để hàm số liên tục tại x = -2 thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {2^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - {2^ - }} f(x) = f( - 2)\).

Suy ra \(\frac{a}{{12}} = b - 4 \Leftrightarrow a = 12b - 48 \Leftrightarrow a - 12b =  - 48\).

Câu 5 :

Cho tứ diện ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của AB và BC. P là điểm thuộc CD sao cho PD = 2PC. Gọi Q là giao diểm của đường thẳng AD và mặt phẳng (MNP). Tính tỉ số \(\frac{{AQ}}{{AD}}\) (làm tròn đến hàng phần trăm).

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất đường trung bình, định lí Thales, tính chất các giao tuyến của ba mặt phẳng cắt nhau.

Lời giải chi tiết :

Vì PD = 2PC nên \(\frac{{CP}}{{CD}} = \frac{1}{3}\).

Xét trong mặt phẳng (BCD) có NP không song song với BD do \(\frac{{CN}}{{CB}} \ne \frac{{CP}}{{CD}}\) \(\left( {\frac{1}{2} \ne \frac{1}{3}} \right)\).

Giả sử NP cắt BD tại H. Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l}H \in NP \subset (MNP)\\H \in BD \subset (ABD)\end{array} \right.\) suy ra \(H \in (MNP) \cap (ABD)\) (1)

Mặt khác \(\left\{ \begin{array}{l}M \in (MNP)\\H \in AB \subset (ABD)\end{array} \right.\) suy ra \(M \in (MNP) \cap (ABD)\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra MH là giao tuyến của hai mặt phẳng (MNP) và (ABD).

Xét trong mặt phẳng (ABD), giả sử MH cắt AD tại Q’.

Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l}Q' \in MH \subset (MNP)\\Q' \in AD\end{array} \right.\), suy ra Q’ là giao điểm của AD và mặt phẳng (MNP).

Do đó Q’ trùng Q.

Xét tam giác ABC có MN là đường trung bình, suy ra MN//AC.

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}(ABC) \cap (ACD) = AC\\(ABC) \cap (MNP) = MN\\(ACD) \cap (MNP) = PQ\\MN//AC\end{array} \right.\) suy ra PQ//MN//AC.

Xét tam giác ACD có PQ//AC: \(\frac{{AQ}}{{AD}} = \frac{{CP}}{{CD}} = \frac{1}{3} \approx 0,33\).

Câu 6 :

Một người thống kê lại thời gian thực hiện các cuộc gọi điện thoại của người đó trong một tuần ở bảng sau:

Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu bằng bao nhiêu?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Tính \({Q_3}\).

Lời giải chi tiết :

Cỡ mẫu: n = 8 + 10 + 7 + 5 + 2 + 1 = 33.

Gọi \({x_1};{x_2};...;{x_{33}}\) là số thời gian thực hiện cuộc gọi sắp xếp theo thứ tự không giảm.

\({Q_3} = \frac{{{x_{25}} + {x_{26}}}}{2}\).

Vì \({x_{25}} \in [120;180)\) và \({x_{26}} \in [180;240)\) nên \({Q_3} = 180\).

close