Đề thi học kì 1 KHTN 6 - Cánh diều - Đề số 5Tải vềLực là: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài Câu 1: Lực là: A. tác dụng hút của vật này lên vật khác. B. tác dụng đỡ của vật này lên vật khác. C. tác dụng đẩy (kéo) của lực này lên lực khác. D. tác dụng đẩy (kéo) của vật này lên vật khác. Câu 2: Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ A. khối lượng của thịt trong hộp. B. thể tích của cả hộp thịt. C. thể tích của thịt trong hộp. D. khối lượng của cả hộp thịt. Câu 3: Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống? Tại sao? A. Robot là vật sống vì có thể cười, nói và hành động như một con người. B. Robot là vật không sống vì không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. C. Robot là vật không sống vì có thể hành động như một con người. D. Robot vừa là vật sống, vừa là vật không sống, vì có thể cười, nói và hành động như một con người, nhưng không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. Câu 4: Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó A. bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật. B. bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật. C. lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật. D. nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật. Câu 5: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực? A. Cửa kính bị vỡ khi bị và đập mạnh. B. Đất xốp khi được cày xới cần thận. C. Viên bị sắt bị búng và lăn về phía trước. D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại. Câu 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Vận động viên nâng tạ. B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sàn. C. Giọt mưa đang rơi. D. Bạn Na đóng đinh vào tường. Câu 7: Hãy biểu diễn lực sau: Lực kéo vật có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải và có độ lớn 2000 N (1 cm ứng với 500N) A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D Câu 8: Một bạn học sinh nặng 17kg. Trọng lượng bạn học sinh đó là: A. 17 N B. 170 N C. 1700 N D. 17000N Câu 9: Cho hình vẽ sau, GHĐ và ĐCNN của thước là: A. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 20mm. B. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 10mm. C. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 10cm. D. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 2cm. Câu 10: Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ bên. Thể tích của nước trong bình là: A. 200ml B. 240ml C. 220ml D. 230ml Câu 11: Phép đổi đơn vị thời gian nào sau đây là đúng? A. 30 ngày = 720 giờ. B. 45 phút = 162000 giây. C. 1 giờ 27 phút = 127000 giây. D. 24 giờ = 720 phút. Câu 12: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì? A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu. B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu. C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu. D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu. Câu 13: Khi treo một vật theo phương thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 200N. Khối lượng của vật đó là: A. 20kg B. 200g C. 200kg D. 2kg Câu 14: Mặt đế giày dép thường xẻ các rãnh nhỏ có tác dụng gì: A. Tăng ma sát để chống trơn. B. Giảm ma sát để chống trơn. C. Tiết kiệm nguyên vật liệu. D. Mẫu mã đẹp hơn. Câu 15: Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kenvin là 293K. Hỏi theo thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng mỗi độ trong thang nhiệt độ Kenvin bằng độ trong thang nhiệt độ Xenxiut và ứng với 273K. A. 20oF. B. 100 oF C. 68 oF D. 261 oF. Câu 16: Vật nào dưới đây là vật sống? A. Cây bút. B. Con dao. C. Cây chổi. D. Con chó. Câu 17: Quá trình nào sau đây không thể hiện tính chất hóa học của chất? A. Cơm để lâu trong không khí bị ôi, thiu. B. Sắt để lâu trong không khí bị gỉ. C. Nước để lâu trong không khí bị biến mất. D. Đun nóng đường trên chảo quá nóng sinh ra chất có màu đen. Câu 18: Cho các hình ảnh sau. Hình ảnh thể hiện sự sôi là:
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 19: Phát biểu đúng khi nói về không khí là A. Không khí là một đơn chất. B. Không khí là một nguyên tố hóa học. C. Không khí là một hỗn hợp của nhiều nguyên tố trong đó chủ yếu là oxygen và nitrogen. D. Không khí là hỗn hợp của nhiều khí trong đó chủ yếu là khí oxi và nitơ. Câu 20: Vật liệu nào dưới đây dẫn điện? A. Kim loại. B. Nhựa. C. Gốm sứ. D. Cao su. Câu 21: Trong các chất sau đây, chất nào không phải là nhiên liệu? A. Than. B. Dầu. C. Củi. D. Đất. Câu 22: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Xăng, dễ bắt cháy nhưng xăng dễ bay hơi và dễ cháy hơn dầu. (2) Mọi nhiên liệu đều có thể tái tạo trong thời gian ngắn. (3) Than đá là nhiên liệu hóa thạch. (4) Nhiên liệu sinh học được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc sinh học. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 23: Cho các phát biểu sau: (1) Các loại vitamin là không cần thiết đối với cơ thể. (2) Cà rốt là loại thực phẩm giàu vitamin A. (3) Lương thực – thực phẩm là các chất đã qua chế biến. (4) Lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn, … có chứa tinh bột. (5) Lương thực – thực phẩm không có hạn sử dụng và có thể sử dụng mãi mãi. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Oxygen có tính chất nào sau đây? A. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy. B. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. C. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. D. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống Câu 25: Các cây thép dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu, cống được sản suất từ loại nguyên liệu nào sau đây? A. Quặng bauxite B. Quặng đồng C. Quặng chứa phosphorus. D. Quặng sắt. Câu 26: Cho các diễn biến sau : 1. Hình thành vách ngăn giữa các tế bào con 2. Phân chia chất tế bào 3. Phân chia nhân Sự phân chia tế bào thực vật diễn ra theo trình tự sớm muộn như thế nào ? A. 3 – 1 – 2 B. 2 – 3– 1 C. 1 – 2 – 3 D. 3 – 2 – 1 Câu 27: Bào quan là A. Các chất hóa học có trong tế bào. B. Các phân tử hữu cơ có nằm trong tế bào chất. C. Những cấu trúc thực hiện các chức năng nhất định của tế bào. D. Gồm các cấu trúc cơ bản của tế bào. Câu 28: Cho các đối tượng sau: miếng thịt lợn, chiếc bút, con gà, chiếc lá khô, cây rau ngót, chiếc kéo, mật ong, chai nước, chiếc bàn (các cây và con vật đưa ra đều đang sống). Nhóm đối tượng gồm toàn vật sống là A. Miếng thịt lợn, con gà, chiếc lá khô B. Cây rau ngót, con gà, chiếc bàn C. Chiếc lá khô, chai nước, chiếc kéo D. Con gà, cây rau ngót. Câu 29: Điểm giống nhau của cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là A. Đều được cấu tạo từ tế bào nhân thực. B. Đều được cấu tạo từ tế bào. C. Đều là vật không sống. D. Đơn vị cấu tạo nên cơ thể gồm 4 thành phần: nhân, tế bào chất, màng sinh chất, thành tế bào. Câu 30: Thành phần nào không có ở cả tế bào động vật và thực vật A. Màng tế bào B. Thành tế bào C. Vùng nhân D. Nhân tế bào Câu 31: Quan sát các cơ quan dưới đây: Hệ tiêu hoá gồm các cơ quan nào? A. (2), (3) B. (3), (4) C. (3), (5). D. (3), (6) Câu 32: Từ một tế bào ban đầu, trải qua k lần phân chia tạo 128 tế bào con, k có giá trị là A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 33: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật, giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn. D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. Câu 34: Công cụ nào không hữu ích trong việc xác định các đặc điểm của sinh vật khi xây dựng khoá lưỡng phân? A. Kính lúp cầm tay. B. Kính viễn vọng. C. Kính hiển vi. D. Thước mét. Câu 35: Dưới đây là khóa lưỡng phân phân loại 4 sinh vật: cá, thằn lằn, hổ và khỉ đột. Có mấy cặp đặc điểm được sử dụng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 36: Cho các đặc điểm sau: (1) Có hệ thần kinh. (2) Đa bào phức tạp. (3) Sống tự dưỡng. (4) Cơ thể phân hóa thành các mô và cơ quan. (5) Có hình thức sinh sản hữu tính. (6) Có khả năng di chuyển chủ động. Các đặc điểm có ở cả giới Thực vật và giới Động vật là: A. (2), (5), (6) B. (1), (3), (4), (6). C. (2), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4), (5). Câu 37: Tên phổ thông của sinh vật là A. Cách gọi phổ biến trong danh lục tra cứu B. Cách gọi tên một loài sinh vật theo tên chi/giống và tên loài. C. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. Câu 38: “Giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật chủ” là vai trò của A. Roi B. Lông C. Thành tế bào D. Màng sinh chất Câu 39: Vật chất di truyền của một virus là A. ARN và ADN. B. ARN và gai glycoprotein. C. ADN hoặc gai glycoprotein. D. ADN hoặc ARN. Câu 40: Quan sát hình dưới đây và chọn chú thích đúng: A. 1 - thành tế bào; 2 - tế bào chất; 3 - nhân B. 1 - tế bào chất; 2 - thành tế bào; 3 - nhân C. 1 - nhân; 2 - tế bào chất; 3 - màng tế bào D. 1 - màng tế bào; 2 - tế bào chất; 3 - nhân Đáp án
Câu 1 (NB): Phương pháp: Lực là tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác. Cách giải: Lực là tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác. Chọn D. Câu 2 (TH): Phương pháp: Sử dụng lí thuyết đơn vị đo khối lượng. Cách giải: Con số 500g trên hộp thịt chỉ khối lượng của thịt trong hộp. Chọn A. Câu 3 (TH): Phương pháp: Sử dụng lí thuyết vật sống, vật không sống: Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản… Vật không sống không có các khả năng trên Cách giải: Robot là vật không sống vì không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản Chọn B. Câu 4 (TH): Phương pháp: Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác. Vật trượt nhanh dần khi lực ma sát nhỏ hơn lực kéo. Cách giải: Vật trượt trên mặt bàn → giữa vật và mặt bàn có lực ma sát trượt. Vật trượt nhanh dần → lực ma sát nhỏ hơn lực kéo → số chỉ của lực kế lớn hơn độ lớn của lực ma sát. Vậy số chỉ của lực kế lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật. Chọn C. Câu 5 (TH): Phương pháp: Lực tác dụng vào vật làm hình dạng của vật thay đổi vật bị biến dạng. Cách giải: Trường hợp vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực là: Viên bị sắt bị búng và lăn về phía trước. Chọn C. Câu 6 (TH): Phương pháp: + Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực. + Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực. Cách giải: Giọt mưa đang rơi, giọt mưa chịu tác dụng của lực hút Trái Đất, lực này là lực không tiếp xúc. Chọn C. Câu 7 (VD): Phương pháp: Lực được biểu diễn bằng một múi tên có: + Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng; + Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực; + Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích. Cách giải: Lực kéo có: + Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. + Độ lớn của lực: Tỉ xích 1 cm ứng với 500 N Lực có độ lớn 2000 N ứng với chiều dài là: 2000 : 500 . 1 = 4 (cm) → Hình vẽ đúng là: Hình C. Chọn C. Câu 8 (VD): Phương pháp: Công thức tính trọng lượng của vật: P = 10 x m (m là khối lượng của vật, tính theo đơn vị kg) Cách giải: Bạn học sinh nặng 17kg: m = 17 (kg) Trọng lượng của bạn học sinh đó: P = 10 x m = 10 x 17 = 170 N Chọn B. Câu 9 (VD): Phương pháp: + Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất được ghi trên thước. + Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Cách giải: Thước có: GHĐ: 20cm và ĐCNN: 10mm. Chọn B. Câu 10 (VD): Phương pháp: Áp dụng cách đo thể tích. Cách giải: Bình chia độ trong hình vẽ có GHĐ là 500ml; ĐCNN là 20ml Từ mực nước ta đọc được thể tích nước trong bình là 240ml Chọn B. Câu 11 (VD): Phương pháp: Một số phép đổi đơn vị thời gian: 1 phút = 60 giây; 1 giờ = 60 phút; 1 ngày = 24 giờ. Cách giải: Phép đổi đơn vị thời gian đúng là: + 30 ngày = 720 giờ → A đúng. + 45 phút = 2700 giây → B sai. + 1 giờ 27 phút = 5220 giây → C sai. + 24 giờ = 1440 phút → D sai. Chọn A. Câu 12 (VD): Phương pháp: Vận dụng lí thuyết về đo khối lượng và các biển báo cấm trong giao thông đường bộ. Cách giải: Với biển nói trên, nếu khối lượng toàn bộ xe (khối lượng của xe cộng với khối lượng hàng hóa) vượt quá 10 tấn thì không được phép đi qua cầu. Chọn B. Câu 13 (VD): Phương pháp: Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: P = 10 x m => m = P : 10 Cách giải: Khi treo một vật theo phương thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 200N Trọng lượng của vật là P = 200 N Lại có: P = 10 x m => m = P : 10 = 20 (kg) Chọn A. Câu 14 (VD): Phương pháp: Sử dụng lí thuyết về tác dụng và ảnh hưởng của lực am sát: + Ma sát có ý nghĩa quan trọng trong thực tế. Nó có thể có hại cũng có thể có lợi, vì vậy ta cần biết cách làm giảm ma sát cũng như tăng cường ma sát. Để giảm ma sát người ta dùng dầu mỡ bôi trơn các ổ trục, ổ bi lăn. + Lực ma sát vừa có ích, vừa có hại. Khi ma sát gây bào mòn bề mặt, làm nóng các bộ phận máy móc là ma sát có hại. Khi ma sát có hại cần làm giảm ma sát. Ngược lại khi ma sát có ích cần làm tăng ma sát. Cách giải: Trên đế giày, dép có xẻ rãnh gai giúp tăng ma sát giữa giày dép và mặt đường, giúp người dễ dàng di chuyển và không bị trượt ngã. Chọn A. Câu 15 (VDC): Phương pháp: Đổi các thang nhiệt độ: Cách giải: 293K ứng với: 293 - 273 = 20oC Đổi: 20oC = 32oF + 20.1,8oF = 68oF Chọn C. Câu 16 (NB): Phương pháp: Dựa vào khái niệm vật sống, vật không sống. Cách giải: Vật sống là con chó. Chọn D. Câu 17 (NB): Phương pháp: Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác. Cách giải: Quá trình không thể hiện tính chất hóa học của chất là nước để lâu trong không khí bị biến mất vì đây là quá trình bay hơi của chất thể hiện tính chất vật lí. Chọn C. Câu 18 (NB): Phương pháp: Dựa vào lí thuyết về sự sôi. Cách giải: Sự sôi là quá trình bay hơi diễn ra cả trên bề mặt và trong lòng chất lỏng. ⟹ Hình ảnh thể hiện sự sôi là: Hình 4. Chọn D. Câu 19 (NB): Phương pháp: Dựa vào lí thuyết về không khí. Cách giải: A, B sai, vì không khí là hỗn hợp của nhiều khí. C sai. D đúng. Chọn D. Câu 20 (NB): Phương pháp: Dựa vào tính chất của từng loại vật liệu. Cách giải: Vật loại dẫn điện là kim loại. Chọn A. Câu 21 (NB): Phương pháp: Dựa vào lí thuyết về nhiên liệu. Cách giải: Nhiên liệu là chất khi đốt cháy sẽ giải phóng năng lượng. ⟹ Đất không phải là nhiên liệu. Chọn D. Câu 22 (TH): Phương pháp: Dựa vào lí thuyết về nhiên liệu. Cách giải: (1) đúng. (2) sai, vì nhiên liệu hóa thạch phải mất nhiều thời gian mới có thể tái tạo. (3) đúng. (4) đúng. Chọn B. Câu 23 (TH): Phương pháp: Dựa vào lí thuyết về lương thực, thực phẩm. Cách giải: (1) sai, vitamin cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. (2) đúng. (3) sai, lương thực, thực phẩm có loại đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến. (4) đúng. (5) sai, phải có cách bảo quản lương thực, thực phẩm phù hợp, an toàn. Chọn B. Câu 24 (NB): Phương pháp: Dựa vào lí thuyết về oxygen. Cách giải: Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống Chọn B. Câu 25 (TH): Phương pháp: Dựa vào lí thuyết về nguyên liệu. Cách giải: Thép được sản xuất từ quặng sắt. Chọn D. Câu 26 (TH): Cách giải:
Thứ tự các giai đoạn của quá trình phân chia của tế bào thực vật là: 3 – 2 – 1 Chọn D. Câu 27 (NB): Cách giải: Bào quan là những cấu trúc thực hiện các chức năng nhất định của tế bào, VD: lục lạp, ti thể,.. Chọn C. Câu 28 (NB): Phương pháp: Các vật sống sẽ có đủ các chức năng sống cơ bản như: trao đổi chất (hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết), sinh trưởng, cảm ứng, sinh sản. Cách giải: Trong các đối tượng đưa ra, các vật sống gồm: con gà, cây rau ngót. Chọn D. Câu 29 (TH): Cách giải: Điểm giống nhau của cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là được cấu tạo từ tế bào. Chọn B. Câu 30 (NB): Phương pháp: Dựa vào các thành phần của tế bào. Cách giải: Vùng nhân là thành phần của tế bào nhân sơ, không có ở tế bào nhân thực (TB động vật, thực vật) Chọn C. Câu 31 (NB): Phương pháp: Xác định tên các cơ quan và chức năng của mỗi cơ quan → xác định hệ cơ quan. Cách giải: (1) Não: thuộc hệ thần kinh (2) Tim: có chức năng bơm máu, thuộc hệ tuần hoàn (3) dạ dày: có chức năng co bóp để nghiền nát, đảo trộn thức ăn,.. thuộc hệ tiêu hóa. (4) phổi: có chức năng trao đổi khí, thuộc hệ hô hấp. (5) thận, có vai trò lọc máu, thuộc hệ bài tiết. (6) ruột, có vai trò tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, thuộc hệ tiêu hóa. Vậy cơ quan (3), (6) thuộc hệ tiêu hóa. Chọn D. Câu 32 (NB): Phương pháp: 1 tế bào phân chia n lần tạo ra: 2n tế bào với n là số lần phân chia. Cách giải: Ta có 128 = 27 → tế bào này trải qua 7 lần phân chia. Chọn B. Câu 33 (TH): Phương pháp: Dựa vào lí thuyết: Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống. Cách giải: Chúng ta cần phân loại thế giới sống để xác định vị trí của các loài sinh vật, giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn. Chọn C. Câu 34 (NB): Phương pháp: Để xây dựng khóa lưỡng phân có thể dựa vào đặc điểm: hình dạng, kích thước và cấu trúc. Cách giải: Trong các dụng cụ trên thì kính viễn vọng không được dùng để xác định đặc điểm của sinh vật nên không sử dụng để xây dựng khóa lưỡng phân. Chọn B. Câu 35 (NB): Cách giải: Các cặp đặc điểm được sử dụng là di chuyển bằng vây/chi; cơ thể phủ vảy/lông; có đuôi/không đuôi. Chọn B. Câu 36 (TH): Cách giải: Các đặc điểm có ở cả giới Thực vật và giới Động vật là: (2), (4), (5). (1),(6) chỉ có ở động vật (3) chỉ có ở thực vật Chọn C. Câu 37 (NB): Phương pháp: Dựa vào cách gọi tên của sinh vật Cách giải: Cách gọi tên sinh vật: Tên phổ thông là cách gọi phổ biến của loài có trong danh lục tra cứu. Tên khoa học là cách gọi tên một loài sinh vật theo tên chi/giống và tên loài. Tên địa phương là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. Chọn A. Câu 38 (NB): Phương pháp: Chức năng các thành phần của tế bào: 1. Màng tế bào:Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường 2. Tế bào chất:Thực hiện phần lớn các hoạt động sống của TB 3. Vùng nhân :Trung tâm điều khiển các hoạt động sống. 4. Thành tế bào: Bảo vệ vi khuẩn khỏi tác động từ môi trường 5. Lông:Giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật chủ 6. Roi: Giúp vi khuẩn di chuyển Cách giải: “Giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật chủ” là vai trò của lông. Chọn B. Câu 39 (NB): Phương pháp: Dựa vào thành phần cấu tạo của virus. Cách giải: Vật chất di truyền của một virus là ADN hoặc ARN. Chỉ chứa 1 trong 2 loại axit nucleic. Chọn D. Câu 40 (TH): Phương pháp: Dựa vào cấu tạo của trùng đế giày. Cách giải: Chú thích đúng là: 1 - màng tế bào; 2 - tế bào chất; 3 - nhân Chọn D.
|