Đề thi giữa kì 1 KHTN 6 Cánh diều - Đề số 4

Tải về

Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Hóa học là gì?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Hóa học là gì?

A. Khoa học Trái Đất, vũ trụ và các hành tinh.         

B. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.

C. Sinh vật và môi trường.                                         

D. Chất và sự biến đổi các chất.

Câu 2: Con hổ đang săn mồi là thể hiện dấu hiệu nào của vật sống?

     A. Lớn lên.                        B. Vận động.                     C. Sinh sản.     D. Cảm ứng với nhiệt độ.

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây là biểu hiện sự sinh sản ở cây cam?

     A. Ra hoa, tạo quả và hạt.                                            B. Tăng chiều cao.

     C. Tăng số lượng cành, nhánh.                                    D. Thân cây to ra.

Câu 4: Kí hiệu trong hình vẽ bên thể hiện điều gì?

     A. Chất dễ cháy.                                        B. Chấy gây hại cho môi trường.

     C. Chất độc hại sinh học.                            D. Chất ăn mòn.

Câu 5: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

     A. Làm thí nghiệm, thực hành khi không có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

     B. Đổ tất cả hóa chất vào trong cùng một ống nghiệm để phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn.

     C. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

     D. Ngửi, nếm hóa chất để nhận biết.

Câu 6: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

     A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.

     B. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.

     C. Làm theo các thí nghiệm xem trên internet.

     D. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hóa chất.

Câu 7: Hãy cho biết tên của các dụng cụ trong hình bên và công dụng của chúng?

     A. Đồng hồ dùng để đo khối lượng.

     B. Đồng hồ dùng để đo thời gian.

     C. Cân dùng để đo khối lượng.

     D. Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.

Câu 8: Đo nhiệt độ cơ thể của một người bằng nhiệt kế y tế, kết quả được thể hiện ở hình ảnh dưới. Hãy đọc số đo nhiệt độ và cho biết nhiệt độ của người này có bình thường không?

 

     A. nhiệt độ , nhiệt độ của người bình thường.

     B. Nhiệt độ , nhiệt độ của người bị sốt.

     C. Nhiệt độ , nhiệt độ của người bình thường.

     D. Nhiệt độ , nhiệt độ của người bị sốt.

Câu 9: Để quan sát tế bào cơ thể người bị tổn thương do virus corona, người ta sử dụng

     A. Kính lúp.                      B. Kính hiển vi.                 C. Kính thiên văn.     D. Kính vạn hoa.

Câu 10: Kính lúp được sử dụng trong trường hợp nào dưới đây?

     A. Quan sát các hạt cấu tạo nên chất.

     B. Quan sát sự chuyển động của Mặt Trăng.

     C. Quan sát một chú chim trên cành.

     D. Quan sát gân một chiếc lá.

Câu 11: Để đo thể tích một viên sỏi, người ta thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Xác định thể tích của viên sỏi.

   

Câu 12: Xác định GHĐ và ĐCNN của thước dưới đây:

     A. GHĐ: 20 cm; ĐCNN: 1 mm.                                 B. GHĐ: 1 mm; ĐCNN: 20 cm.

     C. GHĐ: 20 cm; ĐCNN: 2 mm.                                 D. GHĐ: 20 mm; ĐCNN: 5 mm.

Câu 13: Năm vận động viên Tuấn, Tú, Kiệt, An và Hợp chạy thi. Kết quả không có hai bạn nào về đích cùng một lúc. Tuấn về đích trước Tú nhưng sau Hợp. Hợp và Kiệt không về đích liền kề nhau, An không về đích liền kề với Hợp, Tuấn và Kiệt. Hãy xác định thứ tự về đích của năm vận động viên nói trên.

     A. Hợp – Tuấn – Kiệt – Tú – An.                                B. Kiệt – Hợp – Tuấn – Tú – An.

     C. Hợp – Tú – Tuấn – Kiệt – An.                                D. Hợp – An – Tuấn – Kiệt – Tú.

Câu 14: Trong các hình bên, hình nào vẽ đúng vị trí đặt thước để đo chiều dài bút chì?

     A. Hình c.                           B. Hình b.                      C. Hình b và hình c.       D. Hình a và hình b.

Câu 15: Cân một túi kẹo, kết quả là 140,3 g. ĐCNN của cân đã dùng là

     A. 0,2 g.                             B. 1 g.                            C. 0,5 g.                       D. 0,1 g.

Câu 16: Vật thể nào dưới đây vừa là vật thể tự nhiên, vừa là vật sống?

     A. Dãy núi.                        B. Thước kẻ.                      C. Biển.     D. Ngựa vằn.

Câu 17: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

     A. Cô cạn nước muối thành muối.                              B. Hòa tan đường vào nước.

     C. Đun nóng đường đến khi xuất hiện màu đen.         D. Cho nước lỏng vào tủ lạnh thu được nước đá.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng?

     A. Oxygen không tan trong nước.                               B. Oxygen cần thiết cho sự sống.

     C. Oxygen không mùi và không vị.                            D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu.

Câu 19: Cho các câu sau (với cụm từ in nghiêng là vật thể hoặc chất):

(1) Đồng thường được sử dụng làm dây dẫn điện.

(2) Trong không khí có chứa khoảng 21% oxygen về thể tích.

(3) Lọ đựng hoa được làm từ thủy tinh.

(4) Paracetamol là thành phần chính của thuốc điều trị cảm cúm.

Các chất trong câu trên lần lượt là

     A. dây dẫn điện, không khí, lọ đựng hoa, thuốc điều trị cảm cúm.

     B. dây dẫn điện, oxygen, thủy tinh, thuốc điều trị cảm cúm.

     C. đồng, oxygen, thủy tinh, paracetamol.

     D. đồng, không khí, lọ đựng hoa, paracetamol.

Câu 20: Khi đun bếp củi nếu lửa sắp tàn, ta thêm củi và thổi hoặc quạt lửa vào bếp thì ngọn lửa sẽ cháy bùng lên. Vậy trong quá trình trên ta đã tác động lên yếu tố nào của sự cháy?

     A. Oxygen, chất cháy.                                                  B. Chất cháy, nhiệt độ.

     C. Oxygen, nhiệt độ.                                                    D. Chất cháy, oxygen, nhiệt độ.

Câu 21: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí?

     A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.                            B. Sự cháy của than, củi, bếp ga.

     C. Sự quang hợp của cây xanh.                                   D. Sự hô hấp của động vật.

Câu 22: Cho các quá trình sau:

(a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo thành chất khí mùi hắc (khí sulfur dioxide).

(b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành hình cầu.

(c) Trong lò nung đá vôi, calcium carbonate chuyển dần thành vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide thoát ra ngoài.

(d) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

Số quá trình thể hiện tính chất vật lí là

     A. 1.                                   B. 2.                                   C. 3.     D. 4.

Câu 23: Trong tiết Khoa học tự nhiên, khi thảo luận về nghề làm muối thì hai bạn An và Hải đã đưa ra các nhận định sau:

An: Mình nghĩ khi làm muối đã xảy ra hiện tượng bay hơi nước, chỉ còn lại các hạt muối.

Hải: Còn mình nghĩ là khi làm muối đã xảy ra hiện tượng đông đặc vì chất đã chuyển từ thể lỏng (nước muối) sang thể rắn (muối).

Vậy theo em bạn nào đã có nhận định đúng?

     A. Bạn An.                        B. Bạn Hải.                        C. Cả hai bạn đều sai.     D. Cả hai bạn đều đúng.

Câu 24: Cho các tính chất sau: hình dạng xác định (1); khó bị nén (2); thể tích xác định (3); dễ lan tỏa theo mọi hướng (4). Số tính chất của chất khí là

     A. 1.                                   B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

Câu 25: Cho các hiện tượng thực tế sau:

(1) Trong quá trình làm rượu, người ta đun bỗng rượu (hỗn hợp cái rượu và nước) ở nhiệt độ khoảng 78oC sau đó dẫn hơi rượu qua ống làm lạnh thu được dung dịch rượu.

(2) Nắng nóng gay gắt khiến cho nhựa đường bị chảy ra, có thể gây biến dạng con đường.

(3) Vào mùa đông, một số vùng núi cao ở Việt Nam xuất hiện tuyết rơi.

(4) Để tạo ra các cây nên có kích thước khác nhau người ta đem đun nóng chảy sáp nến rồi đổ vào khuôn có kích thước tương ứng và để nguội.

Số hiện tượng xảy ra sự đông đặc là

     A. 1.                                   B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

Câu 26: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là chức năng của :

     A. Vách tế bào                  B. Màng sinh chất             C. Chất tế bào     D. Nhân tế bào

Câu 27: Bằng mắt thường ta có thể quan sát được tế bào

     A. Hồng cầu                      B. Tép bưởi                       C. Vi khuẩn     D. Da người

Câu 28: Các hoạt động sống cơ bản của tế bào diễn ra ở đâu?

     A. Chất tế bào                   B. Màng tế bào                  C. Không bào.     D. Nhân tế bào.

Câu 29: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.

     A. Màng tế bào.                B. Chất tế bào.

     C. Nhân tế bào.                 D. Vùng nhân.

Câu 30: Vật nào sau đây được cấu tạo từ tế bào

     A. Xe tải                            B. Bình gốm                      C. Máy vi tính     D. Cây ngô

Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Tế bào có rất ít loại, các loại tế bào đều có hình dạng giống nhau.

     B. Tế bào có rất nhiều loại, các loại tế bào khác nhau có hình dạng giống nhau.

     C. Tế bào có kích thước lớn, kích thước trung bình của tế bào lớn hơn 100 micrômét.

     D. Tế bào có kích thước rất nhỏ, kích thước trung bình của tế bào từ 0,5 đến 100 micrômét.

Câu 32: Một tế bào sinh dưỡng phân chia 5 lần số tế bào con được tạo ra là

     A. 16                                  B. 5                                    C. 32     D. 18

Câu 33: Tế bào có thể tăng lên về kích thước là đặc điểm của quá trình

     A. Sinh sản                        B. Sinh trưởng                   C. Hấp thụ chất dinh dưỡng     D. Cảm ứng

Câu 34: Hoạt động nào xảy ra đầu tiên trong quá trình phân chia của tế bào?

     A. Hình thành vách tế bào                                            B. Phân chia vách tế bào

     C. Phân chia tế bào chất.                                             D. Hình thành 2 nhân

Câu 35: Dựa vào đâu mà người ta chia ra cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

     A. Cấu trúc tế bào                                                        B. Số lượng nhân trong tế bào

     C. Số lượng tế bào của cơ thể                                     D. Chức năng của tế bào

Câu 36: Cơ thể là

     A. Một cá thể sinh vật, có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản.

     B. Một tế bào sinh vật, có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản.

     C. Một nhóm tế bào có chức năng giống nhau, cùng thực hiện 1 vai trò nhất định.

     D. Tập hợp các cơ quan cùng tham gia 1 thực hiện 1 chức năng

Câu 37: Tập hợp nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể được gọi là

     A. Hệ cơ quan                   B. Cơ quan                        C. Cơ thể     D. Hệ mô

Câu 38: Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

(1) Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào.

(2) Vi khuẩn, nấm men,... là cơ thể đơn bào.

(3) Cơ thể đa bào có cấu tạo gồm nhiều hơn một tế bào. Mỗi loại tế bào thường thực hiện một chức năng sống riêng biệt nhưng phối hợp với nhau thực hiện các quá trình sống của cơ thể.

(4) Trùng roi, cây bưởi, cây lim, con gà, con chó,... là cơ thể đơn bào.

     A. 3                                    B. 2                                    C. 1     D. 4

Câu 39: Trong quy trình quan sát tế bào trứng cá không có bước nào sau đây

     A. Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri.

     B. Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.

     C. Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.

     D. Đưa lên lam kính, đậy lamen.

Câu 40: Trong cơ thể, các hệ cơ quan hoạt động

     A. riêng rẽ và không có tác động gì tới nhau

     B. nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống của cơ thể

     C. lần lượt để thực hiện chức năng sống của cơ thể

     D. cùng lúc nhưng không có liên quan với nhau

Đáp án

1.D

2.B

3.A

4.D

5.C

6.C

7.B

8.D

9.B

10.D

11.B

12.A

13.A

14.C

15.D

16.D

17.C

18.A

19.C

20.A

21.C

22.B

23.A

24.A

25.B

26.D

27.B

28.A

29.C

30.D

31.D

32.C

33.B

34.D

35.C

36.A

37.B

38.C

39.D

40.B

 

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên.

Cách giải:

Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Hóa học là chất và sự biến đổi các chất.

Chọn D.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

Vật sống có các biểu hiện sống như: trao đổi chất, sinh sản, lớn lên, phát triển, vận động, cảm ứng…

Cách giải:

Con hổ đang săn mồi thể hiện dấu hiệu vận động.

Chọn B.

Câu 3 (TH):

Phương pháp:

Đặc điểm thể hiện sự sinh sản ở cây cam là: ra hoa, tạo quả và hạt.

Các đặc điểm còn lại là biểu hiện sự sinh trưởng ở cây.

Cách giải:

Sử dụng lý thuyết các đặc điểm của vật sống.

Chọn A.

Câu 4 (NB):

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

Cách giải:

Biển báo trong hình vẽ trên thể hiện chất ăn mòn.

Chọn D.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết các quy định an toàn trong phòng thực hành.

Cách giải:

Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành, cần đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

Chọn C.

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết các quy định an toàn trong phòng thực hành.

Cách giải:

Hành động không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành là: làm theo các thí nghiệm xem trên internet.

Chọn C.

Câu 7 (NB):

Phương pháp:

Nhận biết các dụng cụ đo và công dụng của chúng.

Cách giải:

Các dụng cụ trên là đồng hồ, dùng để đo thời gian.

Chọn B.

Câu 8 (VD):

Phương pháp:

Đọc số đo nhiệt độ trên nhiệt kế y tế.

Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37 độ C.

Cách giải:

Số chỉ nhiệt độ trên nhiệt kế là 38,8 độ C.

Nhiệt độ của người này lớn hơn 37 độ C -> người này bị sốt cao.

Chọn D.

Câu 9 (NB):

Phương pháp:

Kính hiển vi có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 lần đến 3000 lần.

Cách giải:

Để quan sát tế bào cơ thể người, phải sử dụng kính hiển vi.

Chọn B.

Câu 10 (TH):

Phương pháp:

Kính lúp có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 3 lần đến 20 lần.

Cách giải:

Kính lúp được sử dụng để quan sát gân một chiếc lá.

Chọn D.

Câu 11 (VD):

Phương pháp:

Thể tích nước dâng lên chính là thể tích của viên sỏi.

Cách giải:

Ta thấy ban đầu, nước trong bình chia độ chỉ vạch 70 ml.

Sau khi thả viên sỏi vào bình, mực nước dâng lên vạch 86 ml.

Thể tích nước dâng lên chính là thể tích của viên sỏi: V = 86 - 70 = 16 (ml).

Chọn B.

Câu 12 (TH):

Phương pháp:

GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Cách giải:

GHĐ của thước là 20 cm, ĐCNN của thước là 1 mm

Chọn A.

Câu 13 (VDC):

Phương pháp:

Sử dụng dữ kiện của đề bài để phân tích thứ tự về đích của các vận động viên.

Cách giải:

Tuấn về đích trước Tú nhưng sau Hợp, ta có:

______ - Hợp - _____ - Tuấn - _____ - Tú -______

An không về đích liền kề với Hợp và Tuấn, ta có:

______ - Hợp - _____- Tuấn - _____ - Tú - An

Hợp và Kiệt không về đích liền kề, ta có:

Hợp – Tuấn – Kiệt – Tú – An

Chọn A.

Câu 14 (TH):

Phương pháp:

Cách đặt thước để đo chiều dài: đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo.

Cách giải:

Cách đặt thước đúng được thể hiện ở hình b và hình c.

Chọn C.

Câu 15 (TH):

Phương pháp:

Ghi kết quả khối lượng theo ĐCNN của cân.

Cách giải:

ĐCNN của cân đã dùng là 0,1 g.

Chọn D.

Câu 16 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào khái niệm về vật thể tự nhiên/vật thể nhân tạo và vật sống/vật không sống.

Cách giải:

Vậy ngựa vằn là vật thể tự nhiên và vật sống.

Chọn D.

Câu 17 (NB):

Phương pháp:

Dấu hiệu chính để phân biệt tính chất vật lí và tính chất hóa học:

- Tính chất vật lí: không có sự tạo thành chất mới.

- Tính chất hóa học: có sự tạo thành chất mới.

Cách giải:

- Các quá trình ở A, B, D không xuất hiện chất mới ⟹ tính chất vật lí.

- Quá trình ở C xuất hiện chất mới (chất rắn màu đen) ⟹ tính chất hóa học.

Chọn C.

Câu 18 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết về oxygen.

Cách giải:

A sai, oxygen là khí ít tan trong nước.

Chọn A.

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

Một vật thể được tạo nên từ một hay nhiều chất.

Cách giải:

Ghi chú: gạch chân là vật thể, in đậm là chất.

(1) Đồng thường được sử dụng làm dây dẫn điện.

(2) Trong không khí có chứa khoảng 21% oxygen về thể tích.

(3) Lọ đựng hoa được làm từ thủy tinh.

(4) Paracetamol là thành phần chính của thuốc điều trị cảm cúm.

Vậy các chất trong câu trên lần lượt là: đồng, oxygen, thủy tinh, paracetamol.

Chọn C.

Câu 20 (TH):

Phương pháp:

Sự cháy diễn ra cần đảm bảo 3 yếu tố:

+ Phải có chất cháy (nhiên liệu)

+ Chất cháy phải tiếp xúc với khí oxygen

+ Nhiệt độ cao (tối thiểu bằng nhiệt độ cháy của chất cháy đó)

Dựa vào dữ kiện đề bài suy ra yếu tố phù hợp.

Cách giải:

Thêm củi ⟹ Thêm chất cháy.

Thổi hoặc quạt ⟹ Cung cấp oxygen.

Chọn A.

Câu 21 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết về oxygen.

Cách giải:

Sự quang hợp của cây xanh tiêu tốn khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen

⟹ Quá trình quang hợp của cây xanh làm tăng lượng oxygen trong không khí.

Chọn C.

Câu 22 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào định nghĩa về tính chất vật lí và tính chất hóa học.

Cách giải:

(a) là quá trình hóa học, do có sinh ra chất mới là sulfur dioxide.

(b) là quá trình vật lí, vì chỉ có sự chuyển tử thể rắn sang thể lỏng.

(c) là quá trình hóa học, do sinh ra chất mới là calcium oxide và carbon dioxide.

(d) là quá trình vật lí, vì chỉ có sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

Vậy có 2 quá trình vật lí.

Chọn B.

Câu 23 (TH):

Phương pháp:

Liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn.

Cách giải:

Trong quá trình làm muối, đã xảy ra hiện tượng bay hơi nước, khi hơi nước bay đi thì chỉ còn lại các hạt muối

⟹ Bạn An nói đúng.

Chọn A.

Câu 24 (TH):

Phương pháp:

Đựa vào đặc điểm của chất khí.

Cách giải:

Trong chất khí, các hạt cách rất xa nhau do đó chất khí có các tính chất:

- Có khối lượng xác định.

- Không có hình dạng, thể tích xác định.

- Dễ bị nén.

- Dễ dàng lan tỏa theo mọi hướng.

⟹ Chỉ có tính chất (4) thỏa mãn.

Chọn A.

Câu 25 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết về sự chuyển thể của chất.

Cách giải:

(1) xảy ra hiện tượng bay hơi, sôi, ngưng tụ.

(2) xảy ra hiện tượng nóng chảy của nhựa đường.

(3) xảy ra hiện tượng đông đặc của nước.

(4) xảy ra hiện tượng đông đặc của nến.

⟹ 2 hiện tượng xảy ra sự đông đặc là (3), (4).

Chọn B.

Câu 26 (TH):

Cách giải:

Nhân tế bào mang thông tin điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

Chọn D.

Câu 27 (NB):

Cách giải:

Bằng mắt thường ta có thể quan sát được tế bào Tép bưởi.

Các tế bào còn lại có kích thước nhỏ nên phải quan sát bằng kính hiển vi.

Chọn B.

Câu 28 (NB):

Cách giải:

Các hoạt động sống cơ bản của tế bào diễn ra ở chất tế bào.

Chọn A.

Câu 29 (NB):

Cách giải:

Đây là tế bào động vật, mũi tên đang chỉ vào nhân tế bào.

Chọn C.

Câu 30 (NB):

Cách giải:

Các cơ thể sống được cấu tạo từ tế bào. Cây ngô là vật thể sống nên được cấu tạo từ tế bào.

Chọn D.

Câu 31 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào hình dạng và kích thước của các loại tế bào.

Cách giải:

Phát biểu đúng là D.

A,B,C sai, có nhiều loại tế bào khác nhau, các loại tế bào khác nhau có kích thước, hình dạng khác nhau.

Chọn D.

Câu 32 (TH):

Cách giải:

Một tế bào sinh dưỡng phân chia 5 lần số tế bào con được tạo ra là 25 = 32

Chọn C.

Câu 33 (TH):

Cách giải:

Tế bào có thể tăng lên về kích thước là đặc điểm của quá trình sinh trưởng.

Sinh sản: giúp tế bào tăng số lượng.

Hấp thụ chất dinh dưỡng: giúp tế bào lấy các chất cần thiết.

Cảm ứng: Tế bào phản ứng lại với các kích thích.

Chọn B.

Câu 34 (NB):

Cách giải:

Hoạt động đầu tiên trong quá trình phân chia của tế bào là hình thành 2 nhân.

Chọn D.

Câu 35 (NB):

Phương pháp:

Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ 1 tế bào.

Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào.

Cách giải:

Dựa vào số lượng tế bào của cơ thể sinh vật mà người ta phân chia cơ thể sinh vật thành:

Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ 1 tế bào.

Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào.

Chọn C.

Câu 36 (TH):

Phương pháp:

Cơ thể là 1 cá thể sinh vật, có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản.

Có thể phân chia thành: cơ thể đơn bào (cấu tạo từ 1 tế bào) và cơ thể đa bào (cấu tạo từ nhiều tế bào)

Cách giải:

Cơ thể là 1 cá thể sinh vật, có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản.

Ý B chưa đủ vì có loại cơ thể đa bào.

Chọn A.

Câu 37 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào.

Cách giải:

Tập hợp nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể được gọi là cơ quan.

Chọn B.

Câu 38 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết: Cấu tạo, số lượng tế bào của cơ thể sinh vật.

Cách giải:

Trong 4 phát biểu trên thì phát biểu (4) sai, cây bưởi, cây lim, con gà, chó là cơ thể đa bào.

Chọn C.

Câu 39 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào các bước tiến hành thí nghiệm quan sát tế bào trứng cá.

Cách giải:

Tế bào trứng cá cá có kích thước lớn nên có thể quan sát bằng kính lúp nên không có bước đậy lamen.

Chọn D.

Câu 40 (NB):

Cách giải:

Trong cơ thể, các hệ cơ quan hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống của cơ thể.

Chọn B.

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close