Đề thi học kì 1 KHTN 6 Cánh diều - Đề số 12Đề thi học kì 1 - Đề số 12Đề bài
Câu 1 :
Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
Câu 2 :
Cách bảo quản kính lúp nào sau đây là đúng?
Câu 3 :
Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách nào sau đây?
Câu 4 :
Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là:
Câu 5 :
Người ta thường sử dụng dụng cụ nào sau đây để đo chiều dài của vật?
Câu 6 :
Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo nhiệt độ?
Câu 7 :
Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?
Câu 8 :
Vật thể nào sau đây là vật sống?
Câu 9 :
Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về những đặc điểm của chất rắn?
Câu 10 :
Cho vào ngăn đông của tủ lạnh một cốc chứa nước và để yên trong 2 giờ thì cốc nước hóa đá. Quá trình chuyển thể này gọi là gì?
Câu 11 :
Hiện tượng một bể chứa nước bị cạn bớt đi sau một thời gian không sử dụng đến, là do hiện tượng nước bị:
Câu 12 :
Tính chất nào sau đây là tính chất của vật liệu bằng cao su?
Câu 13 :
Lipid có nhiều trong loại thực phẩm nào sau đây?
Câu 14 :
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lý?
Câu 15 :
Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
Câu 16 :
Dãy nào dưới đây gồm các vật liệu?
Câu 17 :
Cho những chất sau, chất nào được xem là tinh khiết?
Câu 18 :
Dãy chất nào gồm các chất tan được trong nước?
Câu 19 :
Khi cho sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được
Câu 20 :
Biện pháp nào duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí?
Câu 21 :
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
Câu 22 :
Phát biểu nào sau đây đúng về tính chất chất vật lí của oxygen?
Câu 23 :
Hỗn hợp là:
Câu 24 :
Trong dầu hỏa người ta thấy có lẫn cát và nước. Thực hiện lần lượt phương pháp nào sau đây để tách cát và nước ra khỏi dầu hỏa?
Câu 25 :
Nằm ở giữa nhân (hoặc vùng nhân) và màng tế bào là thành phần nào?
Câu 26 :
Đặc điểm của tế bào nhân thực là:
Câu 27 :
Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào?
Câu 28 :
Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?
Câu 29 :
Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra tất cả bao nhiêu tế bào con?
Câu 30 :
Cho các nhận định sau: (1) Các loại tế bào đều có hình đa giác. (2) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào. (3) Hầu hết các tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường. (4) Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không. Nhận định nào về tế bào là đúng?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc: - Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên - Không ngửi hoặc nếm hóa chất - Không mang đồ ăn vào phòng thực hành - Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. Lời giải chi tiết :
Đáp án: D
Câu 2 :
Cách bảo quản kính lúp nào sau đây là đúng?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Để bảo quản kính lúp ta nên: - Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm. - Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng (nếu có). - Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn. Lời giải chi tiết :
Đáp án: B
Câu 3 :
Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách nào sau đây?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. Lời giải chi tiết :
Đáp án: A
Câu 4 :
Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây (s). Lời giải chi tiết :
Đáp án: B
Câu 5 :
Người ta thường sử dụng dụng cụ nào sau đây để đo chiều dài của vật?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Người ta thường sử dụng dụng cụ để đo chiều dài của vật là thước kẹp, thước cuộn, thước dây. Lời giải chi tiết :
Đáp án: B
Câu 6 :
Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo nhiệt độ?
Đáp án : A Phương pháp giải :
A – Đúng B – Đo vận tốc C – Đo khối lượng D – Đo thời gian Lời giải chi tiết :
Đáp án: A
Câu 7 :
Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vật thể nhân tạo là do con người tạo ra Lời giải chi tiết :
Tháp rùa do con người xây dựng Đáp án B
Câu 8 :
Vật thể nào sau đây là vật sống?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vật sống là vật thể có đặc điểm như trao đổi, sinh trưởng, phát triển…. Lời giải chi tiết :
Cây đào là vật sống Đáp án B
Câu 9 :
Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về những đặc điểm của chất rắn?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm của chất rắn Lời giải chi tiết :
Chất rắn có khối lượng, hình dạng, thể tích xác định Đáp án C
Câu 10 :
Cho vào ngăn đông của tủ lạnh một cốc chứa nước và để yên trong 2 giờ thì cốc nước hóa đá. Quá trình chuyển thể này gọi là gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào sự chuyển thể của chất Lời giải chi tiết :
Quá trình nước để ngăn đá tạo thành cục đá là quá trình đông đặc Đáp án D
Câu 11 :
Hiện tượng một bể chứa nước bị cạn bớt đi sau một thời gian không sử dụng đến, là do hiện tượng nước bị:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào sự chuyển thể của chất Lời giải chi tiết :
Nước bị bay hơi khỏi bể chứa Đáp án A
Câu 12 :
Tính chất nào sau đây là tính chất của vật liệu bằng cao su?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào tính chất của vật liệu Lời giải chi tiết :
Vật liệu cao su có tính đàn hồi Đáp án B
Câu 13 :
Lipid có nhiều trong loại thực phẩm nào sau đây?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Lipid là chất béo có nhiều trong thịt, trứng, mỡ,… Lời giải chi tiết :
Đáp án B
Câu 14 :
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lý?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm của tính chất vật lí Lời giải chi tiết :
Sắt (iron) bị nam châm hút do có tính nhiễm từ Đáp án A
Câu 15 :
Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Nhiên liệu hóa thạch là nhiên liệu không thể tái tạo. Lời giải chi tiết :
Ethanol là nhiên liệu con người có thể sản xuất Đáp án D
Câu 16 :
Dãy nào dưới đây gồm các vật liệu?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào khái niệm của vật liệu Lời giải chi tiết :
Vật liệu: gốm, nhựa, cao su, thủy tinh Đáp án A
Câu 17 :
Cho những chất sau, chất nào được xem là tinh khiết?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Chất tinh khiết được tạo từ 1 chất Lời giải chi tiết :
Nước thu được sau khi chưng cất là nước cất Đáp án B
Câu 18 :
Dãy chất nào gồm các chất tan được trong nước?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Chất tan được trong nước tạo thành dung dịch Lời giải chi tiết :
Muối ăn, rượu, đường tan được trong nước Đáp án C
Câu 19 :
Khi cho sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào định nghĩa huyền phù Lời giải chi tiết :
Khi cho sắn dây vào nước và khuấy lên sắn dây không tan trong nước mà lơ lửng trong nước tạo thành huyền phù Đáp án B
Câu 20 :
Biện pháp nào duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào kiến thức về khí oxygen Lời giải chi tiết Cây xanh quang hợp sinh ra khí oxygen nên biện pháp trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh là nguồn cung cấp oxygen trong không khí Đáp án A
Câu 21 :
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm của tính chất hóa học Lời giải chi tiết :
Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen, lúc này đường đã biến đổi thành chất khác Đáp án D
Câu 22 :
Phát biểu nào sau đây đúng về tính chất chất vật lí của oxygen?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào tính chất vật lí của oxygen Lời giải chi tiết :
Khí oxygen ở điều kiện nhiệt độ thường, là chất khí không màu, không mùi, không vị Đáp án D
Câu 23 :
Hỗn hợp là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn vào nhau. Lời giải chi tiết :
Nước đường là hỗn hợp của đường và nước Đáp án B
Câu 24 :
Trong dầu hỏa người ta thấy có lẫn cát và nước. Thực hiện lần lượt phương pháp nào sau đây để tách cát và nước ra khỏi dầu hỏa?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào các phương pháp tách hỗn hợp Lời giải chi tiết :
Dùng phương pháp lắng hoặc lọc để tách cát, sau đó dùng phương pháp chiết để tách dầu ra khỏi nước Đáp án A
Câu 25 :
Nằm ở giữa nhân (hoặc vùng nhân) và màng tế bào là thành phần nào?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Nằm ở giữa nhân (hoặc vùng nhân) và màng tế bào là tế bào chất. Lời giải chi tiết :
Đáp án B.
Câu 26 :
Đặc điểm của tế bào nhân thực là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Đặc điểm của tế bào nhân thực là có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. Lời giải chi tiết :
Đáp án A.
Câu 27 :
Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình sinh sản. Lời giải chi tiết :
Đáp án A.
Câu 28 :
Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có 2 tế bào mới hình thành Lời giải chi tiết :
Đáp án A.
Câu 29 :
Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra tất cả bao nhiêu tế bào con?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra tất cả 16 tế bào con. Lời giải chi tiết :
Đáp án D.
Câu 30 :
Cho các nhận định sau: (1) Các loại tế bào đều có hình đa giác. (2) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào. (3) Hầu hết các tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường. (4) Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không. Nhận định nào về tế bào là đúng?
Đáp án : B Phương pháp giải :
(2) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào. Lời giải chi tiết :
Đáp án B.
|