Đề thi giữa kì 1 KHTN 6 Cánh diều - Đề số 3Tải vềBiển báo dưới đây có ý nghĩa gì?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài Câu 1: Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?
A. Không được uống! B. Cấm lửa! C. Không được ăn! D. Không được ngửi! Câu 2: Vật nào là vật không sống?
A. Hình A. B. Hình B, C. C. Hình A, B. D. Hình C. Câu 3: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá? A. Gói trà Atiso có ghi: 20 túi lọc. B. Trên vỏ của hộp Vitamin E có ghi: 1000 viên nén. C. Trên vỏ hộp bánh có ghi: Khối lượng tịnh 500g. D. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 500ml. Câu 4: Thao tác nào dưới đây là sai khi dùng đồng hồ bấm giây? A. Nhấn nút Start để bắt đầu tính thời gian. B. Nhấn nút Stop đúng thời điểm kết thúc sự kiện. C. Nhấn nút Reset để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi đo. D. Nhấn nút Reset đúng thời điểm kết thúc sự kiện. Câu 5: Phát biểu không đúng là: A. 1 tuần lễ có 7 ngày. B. 1 ngày có 12 giờ. C. 1 giờ = 60 phút. D. 1 phút = 60 giây. Câu 6: Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi? A. Tế bào biểu bì vảy hành. B. Con kiến. C. Con ong. D. Tép bưởi. Câu 7: Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học A. Trồng hoa quy mô lớn trong nhà kính. B. Nghiên cứu vaccine phòng chống virus corona trong phòng thí nghiệm. C. Sản xuất muối ăn từ nước biển bằng phương pháp phơi cát. D. Sản xuất phân bón hóa học. Câu 8: Cho bình chia độ như hình vẽ:
Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là Câu 9: Một thước thẳng có 101 vạch chia thành 100 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là: A. GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1cm. B. GHĐ và ĐCNN là 101cm và 1cm. C. GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1mm. D. GHĐ và ĐCNN là 101cm và 1mm. Câu 10: Đổi các đơn vị đo nhiệt độ sau? Câu 11: Dùng nhiệt kế vẽ ở hình 2 không thể đo được nhiệt độ của nước trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nước sông đang chảy. B. Nước đá đang tan. C. Nước uống. D. Nước đang sôi. Câu 12: Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu? A. 24 kg. B. 20 kg 10 lạng. C. 22kg. D. 20 kg 20 lạng. Câu 13: Thuật ngữ “Ti vi 24 inches” chỉ chiều dài nào sau đây? A. Đường chéo của màn hình tivi. B. Chiều cao của màn hình tivi. C. Chiều rộng của cái tivi. D. Chiều rộng của màn hình tivi. Câu 14: Hệ thống tưới nước tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu quy mô lớn. Vai trò của khoa học tự nhiên trong hoạt động này là?
A. Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. B. Chăm sóc sức khỏe con người. C. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. D. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Câu 15: Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp?
A. 3cm. B. 4cm. C. 2cm. D. 5cm. Câu 16: Cho các phát biểu sau: (1) Trong chai rượu có nước và ethanol. (2) Người ta sản xuất đường saccarozơ từ cây mía. (3) Vỏ bao diêm có chứa potassium chlorate để tạo lửa. (4) Tủ quần áo bằng gỗ bền hơn tủ quần áo bằng nhựa. Các chữ in nghiêng chỉ vật thể là: A. Chai rượu, cây mía, gỗ, nhựa. B. Ethanol, saccarozơ, vỏ bao diêm, tủ quần áo. C. Chai rượu, cây mía, vỏ bao diêm, tủ quần áo. D. Ethanol, saccarozơ, potassium chlorate, gỗ, nhựa. Câu 17: Cho các phát biểu sau: (1) Người ta thường sử dụng vàng, bạc để chế tạo thành các món đồ trang sức vì chúng mềm, dẻo, dễ thiết kế, có tính ánh kim trông lấp lánh, không bị gỉ như nhôm, sắt. Ngoài ra, đeo vàng, bạc cũng khiến ta trở nên sang trọng vì chúng có giá trị cao hơn rất nhiều so với những kim loại khác. (2) Vải may quần áo được làm từ sợi bông (cellulose) hoặc sợi polymer (nhựa). Loại làm bằng sợi bông có đặc tính thoáng khí, hút ẩm tốt hơn, mặc dễ chịu hơn nên thường đắt hơn vài làm bằng sợi polymer. Dãy gồm tất cả các chất xuất hiện trong các phát biểu trên là: A. Vàng, bạc, nhôm, sắt, cellulose, polymer. B. Đồ trang sức, nhôm, sắt, vải, quần áo. C. Vàng, bạc, vải, cellulose, polymer. D. Vàng, bạc, nhôm, sắt, vải, polymer. Câu 18: Cho các chất sau: oxygen, lead (chì), copper (đồng), nitrogen, hydrogen. Dãy gồm các chất ở thể khí là: A. Copper (đồng), nitrogen, hydrogen. B. Oxygen, lead (chì), nitrogen. C. Oxygen, nitrogen, hydrogen. D. Lead (chì), copper (đồng), nitrogen. Câu 19: Sự chuyển thể của giọt nước trong hình là:
A. Sự nóng chảy. B. Sự bay hơi. C. Sự đông đặc. D. Sự ngưng tụ. Câu 20: Cho nhận định sau: Ở điều kiện thường oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, có thể oxi hóa nhiều hợp chất, tham gia vào quá trình hô hấp của động, thực vật, cần thiết cho quá trình đốt cháy. Các tính chất vật lí của oxygen là: A. Ở thể khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. B. Ở thể khí, không màu, không mùi, oxi hóa được nhiều chất, nặng hơn không khí. C. Không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, oxi hóa được nhiều chất. D. Không màu, không mùi, ít tan trong nước, oxi hóa được nhiều chất. Câu 21: Hình ảnh dưới đây được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè khi nhiệt độ tăng quá cao đạt mức kỉ lục.
Hình ảnh trên thể hiện quá trình chuyển thể nào của nhựa đường? A. Quá trình bay hơi. B. Quá trình ngưng tụ. C. Quá trình nóng chảy. D. Quá trình đông đặc. Câu 22: Khi đang ở trong rừng tuyết mà hết nước ngọt, người ta thường bỏ tuyết vào nồi rồi đun nóng, sau một thời gian hơi nước bay lên và đọng lại trên nắp nồi, người ta lấy nước đó để uống. Các quá trình chuyển thể đã được sử dụng trong trường hợp trên lần lượt là: A. Sự đông đặc, sự sôi, sự ngưng tụ. B. Sự nóng chảy, sự bay hơi, sự ngưng tụ. C. Sự đông đặc, sự ngưng tụ. D. Sự bay hơi, sự ngưng tụ. Câu 23: Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí là: A. Phá rừng để làm đồn điền, trang trại. B. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh. C. Đốt rừng làm rẫy. D. Thải các chất khí thải ra môi trường không qua xử lí. Câu 24: Cho các phát biểu sau: (1) Vật thể được tạo nên từ chất. (2) Oxygen có thể tồn tại ở thể khí và thể lỏng. (3) Nước bay hơi ở 1000C. (4) Có thể sử dụng nước để dập tắt đám cháy xăng, dầu. Trong số các phát biểu trên, các phát biểu đúng là: A. (1), (2). B. (3), (4). C. (1), (4). D. (2), (3). Câu 25: Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm theo hình vẽ sau:
Đun nóng KMnO4 trong ống nghiệm, phản ứng sinh ra khí oxygen. Oxygen được dẫn vào một ống nghiệm chứa đầy nước, khí oxygen thoát ra sẽ đẩy dần nước ra ngoài. Đây gọi là phương pháp đẩy nước. Vậy tại sao có thể sử dụng phương pháp này để thu khí oxygen? A. Do oxygen nhẹ hơn không khí.. B. Do oxygen ít tan trong nước. C. Do oxygen ở thể khí. D. Do oxygen nặng hơn không khí. Câu 26: Mọi cơ thể sống được cấu tạo từ A. Một tế bào B. Nhiều tế bào C. Một hoặc nhiều tế bào D. Chất béo Câu 27: Tế bào nào sau đây chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào trứng của người C. Tế bào sợi đay D. Tế bào tép bưởi Câu 28: Cấu trúc nào làm cho tế bào thực vật có hình dạng nhất định? A. Màng sinh chất B. Nhân C. Vách tế bào D. Lục lạp. Câu 29: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
A. Màng tế bào. B. Chất tế bào. C. Nhân tế bào. D. Vùng nhân. Câu 30: Bào quan nào ở thực vật có chứa chất diệp lục A. Vách Tế bào B. Màng sinh chất C. Lục lạp D. Không bào Câu 31: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về sinh vật đa bào? A. Cơ thể đa bào chỉ bao gồm một tế bào. B. Cơ thể đa bào là trùng giày, trùng roi xanh. C. Thực vật, động vật là các sinh vật đa bào. D. Các tế bào trong cơ thể đa bào đều có chức năng giống nhau. Câu 32: Cơ thể của chúng ta lớn lên là do A. Sự trao đổi chất và cảm ứng của tế bào B. Sự sinh trưởng của tế bào C. Sự cảm ứng và bài tiết của tế bào D. Sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào Câu 33: Cho diễn biến quá trình phân chia tế bào: I. Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. II. Đầu tiên, từ một nhân hình thành hai nhân và tách xa nhau. III. Các tế bào con tiếp tục lớn lên đến khi bằng tế bào mẹ và tiếp tục quá trình phân chia. Thứ tự diễn biến quá trình phân chia là: A. I→II→III B. II→I→III C. III→II→I D. III→I→II Câu 34: Từ 1 tế bào trưởng thành, sau 3 lần phân chia sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào mới: A. 4 tế bào B. 8 tế bào C. 6 tế bào D. 2 tế bào Câu 35: Ở cơ thể đa bào, mỗi loại tế bào có A. cấu trúc giống nhau và chức năng giống nhau B. hình dạng giống nhau nhưng chức năng khác nhau C. Hình dạng và chức năng khác nhau D. có cấu trúc khác nhau nhưng chức năng giống nhau Câu 36: Cho các đối tượng sau: miếng thịt lợn, chiếc bút, con gà, chiếc lá khô, cây rau ngót, chiếc kéo, mật ong, chai nước, chiếc bàn (các cây và con vật đưa ra đều đang sống). Nhóm đối tượng gồm toàn vật không sống là A. Miếng thịt lợn, con gà, chiếc bút. B. Cây rau ngót, con gà, chiếc bàn, chiếc bút. C. Chiếc lá khô, chai nước, chiếc kéo, chiếc bàn, miếng thịt lợn. D. Con gà, cây rau ngót. Câu 37: Cơ thể lấy vào khí oxi là đặc điểm của quá trình A. Dinh dưỡng B. Cảm ứng C. Hô hấp D. Bài tiết Câu 38: Hệ Cơ quan ở thực vật bao gồm A. hệ rễ và hệ thân. B. hệ thân và hệ lá. C. hệ chồi và hệ rễ. D. hệ cơ và hệ thân. Câu 39: Quan sát hình dưới đây và cho biết cơ quan nào không thuộc hệ tiêu hóa
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 40: Cơ quan nào sau đây không thuộc hệ tiêu hóa A. Tim B. Miệng C. Dạ dày D. Ruột già Đáp án
Câu 1 (NB): Phương pháp: Sử dụng lý thuyết các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành Cách giải: Biển báo trên cho biết không được uống! Chọn A. Câu 2 (VD): Phương pháp: * Vật không sống (vô sinh): không mang đặc điểm của sự sống. * Những đặc điểm của vật sống + Thu nhận các chất cần thiết: Sinh vật lấy thức ăn, chất dinh dưỡng, nước, ánh sáng từ môi trường. + Thải bỏ chất thải ra môi trường + Di chuyển trong không gian + Lớn lên: + Sinh sản: + Cảm ứng: Phản ứng lại môi trường + Chết: Vật sống sẽ chết đi và trở thành vật không sống (Do bệnh tật, thiên tai, tuổi cao….) Cách giải: Hình A và B không có khả năng phản ứng lại với môi trường, lớn lên và sinh sản nên là vật không sống. Chọn C. Câu 3 (NB): Phương pháp: Khối lượng của một vật cho biết lượng chất chứa trong vật. Cách giải: Trên nhãn hàng hóa ghi khối lượng tịnh là khối lượng của hàng hóa. Số liệu chỉ khối lượng hàng hóa là: Trên vỏ hộp bánh có ghi: Khối lượng tịnh 500g. Chọn C. Câu 4 (NB): Phương pháp: Sử dụng lý thuyết sử dụng đồng hồ bấm giây. Cách giải: Các bước sử dụng đồng hồ bấm giây: Bước 1: Nhấn nút Reset để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi đo. Bước 2: Nhấn nút Start để bắt đầu tính thời gian. Bước 3: Nhấn nút Stop đúng thời điểm kết thúc sự kiện. → Thao tác sai là: Nhấn nút Reset đúng thời điểm kết thúc sự kiện. Chọn D. Câu 5 (TH): Phương pháp: Sử dụng lí thuyết về đổi đơn vị thời gian. Cách giải: 1 ngày có 24 tiếng Phát biểu không đúng là: 1 ngày có 12 tiếng. Chọn B. Câu 6 (NB): Phương pháp: Kính hiển vi là thiết bị được sử dụng để quan sát các vật thể có kích thước vô cùng nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Kính hiển vi có tác dụng phóng to hình ảnh của vật quan sát lên khoảng từ 40 lần đến 3000 lần. Cách giải: Khi quan sát tế bào biểu bì của vảy hành cần phải sử dụng kính hiển vi Chọn A. Câu 7 (VD): Phương pháp: Hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học gọi là hoạt động nghiên cứu khoa học. Cách giải: + Trồng hoa quy mô lớn trong nhà kính Hoạt động sản xuất. + Hoạt động nghiên cứu vaccine phòng chống virus corona trong phòng thí nghiệm là hoạt đông nghiên cứu khoa học. + Sản xuất muối ăn từ nước biển bằng phương pháp phơi cát Hoạt động sản xuất. + Sản xuất phân bón hóa học Hoạt động sản xuất. Chọn B. Câu 8 (VD): Phương pháp: Giới hạn đo của bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình chia độ Độ chia nhỏ nhất là khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất trên bình chia độ Cách giải: GHĐ của bình là 100cm3; ĐCNN của bình là 2cm3
Chọn C. Câu 9 (VD): Phương pháp: + Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất được ghi trên thước. + Độ chia nhỏ nhất là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Cách giải: + Giới hạn đo (GHĐ): 100cm. + Xét trong khoảng từ vạch đầu tiên ghi số 0 đến vạch cuối cùng ghi 100cm gồm 100 khoảng đều nhau Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước: Thước có GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1cm. Chọn A. Câu 10 (VD): Phương pháp: Công thức đổi từ độ C ra độ F: Công thức đổi từ độ F ra độ C: Cách giải:
Chọn D. Câu 11 (VD): Phương pháp: + Nước đá đang tan ở nhiệt độ 00 . Nước đang sôi ở nhiệt độ 1000C. Nước uống và nước sông đang chảy ở khoảng giá trị từ 10 đến 500C. + Sử dụng kĩ năng đọc nhiệt kế. Cách giải: Nước đá đang tan ở nhiệt độ 00C. Nước đang sôi ở nhiệt độ 1000C. Nước uống và nước sông đang chảy ở khoảng giá trị từ 10 đến 500C. Nhiệt kế trong hình có thể đo được nhiệt độ từ -200C đến 500C. Nên nhiệt kế này không thể đo được nhiệt độ nước đang sôi. Chọn D. Câu 12 (VD): Phương pháp: Đổi đơn vị: 1 lạng = 100g = 0,1kg. Cách giải: Đổi 2 lạng = 200g = 0,2kg. Ban đầu khối lượng mỗi túi đường là: 1kg. Sau khi cho thêm 2 lạng thì khối lượng mỗi túi đường là: 1 + 0,2 = 1,2kg Khối lượng của 20 túi đường là: 20 x 1,2 = 24kg Chọn A. Câu 13 (VD): Phương pháp: + Kích thước của màn hình ti vi, máy tính… được tính theo đơn vị inch. Trong đó: 1 inch (1 in) = 2,54cm. + Ví dụ: Tivi 55 in tức là độ dài đường chéo của màn hình tivi là 55 in = 139,7cm. Cách giải: Tivi 24 inches chỉ độ dài đường chéo của tivi. Chọn A. Câu 14 (VD): Phương pháp: Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong: + Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. + Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh… + Chăm sóc sức khỏe con người. + Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. + Phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học. Cách giải: Hệ thống tưới nước tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu quy mô lớn. Vai trò của khoa học tự nhiên trong hoạt động này là ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. Chọn C. Câu 15 (VDC): Phương pháp: Sử dụng lí thuyết đo chiều dài. Cách giải: 1 đầu của khối hộp ở vạch 2cm, đầu còn lại của khối hộp ở vạch 5cm Chiều dài của khối hộp là: Chọn A. Câu 16 (NB): Phương pháp: Dựa vào lý thuyết về chất và vật thể. Cách giải: Vật thể gồm: Chai rượu, cây mía, vỏ bao diêm, tủ quần áo Chọn C. Câu 17 (NB): Phương pháp: Dựa vào lý thuyết về chất và vật thể. Cách giải: Các chất gồm: Vàng, bạc, nhôm, sắt, cellulose, polymer. Chọn A. Câu 18 (NB): Phương pháp: Dựa vào lý thuyết về các thể của chất. Cách giải: Dãy gồm các chất ở thể khí là: Oxygen (O2), nitrogen (N2), hydrogen (H2). Chọn C. Câu 19 (TH): Phương pháp: Dựa vào lý thuyết về sự chuyển thể của chất. Cách giải: Giọt nước trong hình đang ở thể lỏng dần đóng băng biến thành thể rắn ⟹ sự đông đặc. Chọn C. Câu 20 (TH): Phương pháp: Tính chất vật lí bao gồm: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng,… Cách giải: Các tính chất vật lí của oxygen là: Ở thể khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Chọn A. Câu 21 (TH): Phương pháp: Dựa vào lý thuyết về sự chuyển thể. Cách giải: Khi nhiệt độ tăng cao nhựa đường từ thể rắn chuyển sang thể lỏng ⟹ quá trình nóng chảy. Chọn C. Câu 22 (VD): Phương pháp: Dựa vào lý thuyết về sự chuyển thể. Cách giải: Tuyết từ thể rắn đun lên chuyển sang nước ở thể lỏng ⟹ sự nóng chảy. Nước lỏng khi bị đun sôi chuyển sang thể hơi ⟹ sự bay hơi. Hơi nước ở thể khí bay lên đọng lại thành giọt nước ở nắp nồi ⟹ sự ngưng tụ. Chọn B. Câu 23 (TH): Phương pháp: Dựa vào lý thuyết về oxygen - không khí. Cách giải: Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí là: trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh. Chọn B. Câu 24 (VD): Phương pháp: Dựa vào lý thuyết về chất, sự chuyển thể của chất và oxygen, không khí. Cách giải: (1), (2) đúng. (3) sai vì nước bay hơi ở mọi nhiệt độ. (4) sai vì xăng dầu không tan trong nước nên không thể dùng nước để dập tắt đám cháy xăng, dầu. Chọn A. Câu 25 (VDC): Phương pháp: Dựa vào tính chất của oxygen. Cách giải: Có thể sử dụng phương pháp đẩy nước để thu khí oxygen do oxygen ít tan trong nước. Chọn B. Câu 26 (NB): Cách giải: Mọi cơ thể sống được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. + Nếu được cấu tạo từ 1 tế bào: Cơ thể đơn bào + Nếu được cấu tạo từ nhiều tế bào: Cơ thể đa bào. Chọn C. Câu 27 (NB): Cách giải: Một số tế bào có thể quan sát bằng mắt thường như: tế bào sợi gai có chiều dài 550 mm và đường kính 0,44 mm; tế bào tép bưởi, tế bào thịt quả cà chua có chiều dài và đường kính bằng nhau khoảng 0,55 mm; tế bào trứng người có đường kính 1cm… Vậy tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Chọn A. Câu 28 (NB): Cách giải: Vách tế bào có vai trò làm cho tế bào thực vật có hình dạng nhất định. Chọn C. Câu 29 (NB): Cách giải: Mũi tên đang chỉ vào vùng nhân của tế bào vi khuẩn. Chọn D. Câu 30 (NB): Cách giải: Ở thực vật có lục lạp là bào quan chứa chất diệp lục. Chọn C. Câu 31 (TH): Phương pháp: Dựa vào đặc điểm cơ thể đa bào. Cách giải: A sai, cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào. B sai, trùng giày, trùng roi xanh là các sinh vật đơn bào. C đúng. D sai, trong cơ thể đa bào, các loại tế bào khác có chức năng khác nhau. Chọn C. Câu 32 (TH): Cách giải: Cơ thể của chúng ta lớn lên là do: + Sinh trưởng: Sự tăng kích thước của tế bào + Sinh sản: Sự tăng số lượng tế bào Chọn D. Câu 33 (TH): Cách giải: Thứ tự diễn biến quá trình phân chia là: II. Đầu tiên, từ một nhân hình thành hai nhân và tách xa nhau. I. Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. III. Các tế bào con tiếp tục lớn lên đến khi bằng tế bào mẹ và tiếp tục quá trình phân chia. Chọn B. Câu 34 (TH): Cách giải: Từ 1 tế bào trưởng thành, sau 1 lần phân chia sẽ tạo ra 2 tế bào con. Từ 2 tế bào trưởng thành, sau 2 lần phân chia sẽ tạo ra 2 × 2 = 4 tế bào con. Từ 1 tế bào trưởng thành, sau 3 lần phân chia sẽ tạo ra 2 × 2 × 2 = 8 tế bào con. Chọn B. Câu 35 (NB): Phương pháp: Sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp. Cơ thể chúng có nhiều loại tế bào với hình dạng, cấu tạo khác nhau và thực hiện chức năng khác nhau như quang hợp (ở thực vật), tiêu hoá (ở động vật), hô hấp,... nhờ đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Cách giải: Ở cơ thể đa bào, mỗi loại tế bào có hình dạng và chức năng khác nhau. VD: Tế bào xương và tế bào da người có hình dạng và chức năng khác nhau. Chọn C. Câu 36 (NB): Phương pháp: Các vật sống sẽ có đủ các chức năng sống cơ bản như: trao đổi chất (hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết), sinh trưởng, cảm ứng, sinh sản. Các vật không sống sẽ không có đủ các chức năng trên. Cách giải: Trong các đối tượng đưa ra, các vật sống gồm: miếng thịt lợn, chiếc bút, chiếc lá khô, chiếc kéo, mật ong, chai nước, chiếc bàn. Miếng thịt lợn không phải là vật sống vì chúng không thể sinh sản, sinh trưởng. Chọn C. Câu 37 (NB): Phương pháp: Dựa vào đặc điểm cơ bản của cơ thể sống. Cách giải: Cơ thể lấy vào khí oxi là đặc điểm của quá trình hô hấp. Chọn C. Câu 38 (NB): Phương pháp: Dựa vào: Các hệ cơ quan ở thực vật. Cách giải: Các hệ cơ quan ở thực vật gồm: + Hệ chồi: thân, lá, hoa, quả, hạt. + Hệ rễ. Chọn C. Câu 39 (NB): Phương pháp: Dựa vào các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người. Cách giải: (1) – khí quản (2) – gan (3) – dạ dày (4) – ruột già. Vậy khí quản không thuộc hệ tiêu hóa. Chọn A. Câu 40 (NB): Cách giải: Hệ tiêu hóa có vai trò phân giải chất hữu cơ trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thụ. Hệ tiêu hóa ở người gồm: + Cơ quan tiêu hóa: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn. + Tuyến tiêu hóa: gan, tụy. Còn tim có vai trò đẩy máu đi khắp cơ thể. Vậy tim không thuộc hệ tiêu hóa mà thuộc hệ tuần hoàn. Chọn A.
|