Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 4

Tình mẹ Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Tình mẹ

            Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.

            Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nở đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa, tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi.

 (Nguyễn Thị Dung)

 

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Người mẹ trong bài làm nghề gì?

A. Nông dân.

B. Công nhân.

C. Nội trợ.

D. Bác sĩ.

Câu 2. Tìm những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ.

A. Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.                            

B. Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé.

C. Dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy.

D. Dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé.

Câu 3. Bạn nhỏ trong bài lựa chọn miêu tả những nét phẩm chất đáng quý nào của người mẹ?

A. Yêu thương con, nhân hậu, luôn biết giúp đỡ những người xung quanh.

B. Chăm chỉ lao động, biết tự chăm sóc và làm đẹp cho bản thân.

C. Chịu thương chịu khó, yêu thương con, luôn hi sinh bản thân vì gia đình.

D. Thương người, chăm chỉ lao động, hết mình vì công việc.

Câu 4. Người con yêu mẹ ở điểm nào?

A. Yêu cái bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.

B. Yêu nỗi vất vả đầu tắt mặt tối để chăm lo gia đình.

C. Yêu tình yêu thương của mẹ.

D. Yêu cái bóng dáng hao gầy, nỗi vất vả của mẹ.

Câu 5. Từ nào có thể thay thế từ “hiền hậu” trong câu “Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng.”?

A. yêu thương

B. nết na

C. hiền lành

D. đôn hậu

Câu 6. Từ “lưng” trong đoạn thơ sau từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển?

                                                Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

                                                Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

                                                Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

                                                Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

Câu 7.  Hãy nêu cảm nhận của em về tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ trong bài bằng 3 – 4 câu.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cảnh ao hồ hoặc sông suối ở nơi em sống.

Lời giải

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Người mẹ trong bài làm nghề gì?

A. Nông dân.

B. Công nhân.

C. Nội trợ.

D. Bác sĩ.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Người mẹ trong bài là công nhân.

Đáp án B.

Câu 2. Tìm những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ.

A. Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.                           

B. Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé.

C. Dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy.

D. Dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ là dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.

Đáp án A.

Câu 3. Bạn nhỏ trong bài lựa chọn miêu tả những nét phẩm chất đáng quý nào của người mẹ?

A. Yêu thương con, nhân hậu, luôn biết giúp đỡ những người xung quanh.

B. Chăm chỉ lao động, biết tự chăm sóc và làm đẹp cho bản thân.

C. Chịu thương chịu khó, yêu thương con, luôn hi sinh bản thân vì gia đình.

D. Thương người, chăm chỉ lao động, hết mình vì công việc.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Những nét phẩm chất đáng quý của người mẹ được miêu tả là chịu thương chịu khó, yêu thương con, luôn hi sinh bản thân vì gia đình.

Đáp án C.

Câu 4. Người con yêu mẹ ở điểm nào?

A. Yêu cái bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.

B. Yêu nỗi vất vả đầu tắt mặt tối để chăm lo gia đình.

C. Yêu tình yêu thương của mẹ.

D. Yêu cái bóng dáng hao gầy, nỗi vất vả của mẹ.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ.

Đáp án A.

Câu 5. Từ nào có thể thay thế từ “hiền hậu” trong câu “Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng.”?

A. yêu thương

B. nết na

C. hiền lành

D. đôn hậu

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Từ đồng nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Từ “hiền hậu” và “đôn hậu” đều có nghĩa là hiền lành và nhân hậu.

Đáp án D.

Câu 6. Từ “lưng” trong đoạn thơ sau từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển?

                                                Lưng(1) núi thì to mà lưng(2) mẹ nhỏ

                                                Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

                                                Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

                                                Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng(3).

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Từ đa nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Lưng (1): bộ phận phía sau của một số vật.

=> Nghĩa chuyển

Lưng (2), (3): phần phía sau của cơ thể người hoặc phần phía trên của cơ thể động vật có xương sống, đối với ngực và bụng.

 

=> Nghĩa gốc

Câu 7.  Hãy nêu cảm nhận của em về tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ trong bài bằng 3 – 4 câu.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung bài đọc, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Em cảm nhận tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ rất sâu sắc và chân thành. Mẹ là người vất vả, luôn làm việc không ngừng nghỉ để lo cho gia đình, và điều đó khiến bạn nhỏ càng thêm thương mẹ. Khi ốm, bạn thấy mẹ lo lắng cho mình, điều đó làm em cảm thấy ấm áp và có thêm sức mạnh. Cuối cùng, em nhận ra rằng mẹ chính là ánh sáng và chỗ dựa vững chắc trong cuộc đời mình, và tình yêu của mẹ luôn in đậm trong trái tim em..

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Hồ Tam Bạc được biết đến như một nét đẹp nổi bật của Thành phố Hải Phòng. Mỗi người mỗi cảm nhận, người bảo hồ đẹp nhất khi trăng lên, người bảo lúc hoàng hôn xuống Nhưng em thì thấy hồ Tam Bạc đẹp nhất vào mỗi buổi sớm mai.

Sớm tinh mơ, từ trên cao nhìn xuống, hồ Tam Bạc như một chiếc gương khổng lồ, sáng long lanh giữa không gian rộng lớn. Màn sương đêm mờ ảo như một tấm chăn voan mỏng, ngủ im lìm. Bầu trời lúc này chưa trong xanh, cao vợi mà trắng bạc, nhiều mây lấp lánh vài vì sao thức thâu đêm. Mặt trăng vẫn còn lang thang dạo chơi với những đám mây trắng xốp trên trời cao. Không gian thật huyền ảo, thơ mộng! Làn gió buổi sớm chớm hè se se, man mát cố lay mọi vật tỉnh giấc. Hàng phượng dọc hai bờ hồ rủ bóng, nhắm nghiền mắt, ngủ say. Tất cả bọn trẻ đều ngủ ngon lành thì bác si già đã thức dậy từ bao giờ, khẽ vuốt chòm râu dài, vẻ trầm ngâm. Hai dãy nhà bên hồ còn ngủ yên, lác đác vài nhà mở cửa. Trên con đường rộng thênh thang, thi thoảng vài chiếc xe chạy vội qua, nhanh như chớp.

Bỗng, tiếng chuông nhà thờ lớn ngân vang, đánh thức cả thành phố. Ông mặt trời khẽ vén màn mây, thức dậy. Bầu trời sáng dần lên, trong trẻo hơn, xanh phớt nhè nhẹ. Mặt trời ửng hồng ở đằng Đông, nhô lên từ từ sau cây gạo cổ thụ phía tượng Đài Nữ Tướng Lê Chân. Nắng nhẹ, dìu dịu như những sợi tơ vàng ai vừa dệt lên. Hàng phượng vĩ bên hồ rủ bóng lá xanh. Những chiếc lá phượng nhỏ bé thi thoảng bị chị gió cuốn xuống hồ, trôi nhẹ. Đã vào hè, hàng phượng bắt đầu nở hoa. Những chùm hoa phượng đỏ hòa vào với nắng mai tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt mỹ. Gió khẽ vờn với làn nước trong vắt, sóng gợn lăn tăn. Chim chóc hót líu lo bài ca bình minh. Dàn đèn bên hồ giờ đã ngủ để lấy sức làm việc khi đêm về. Hai bên hồ là con đường lát đá hoa cương rộng , phủ bóng cây xanh dành cho người đi bộ. Buổi sớm, từng tốp các cụ già đi bộ, các cặp nam nữ thanh niên cùng chạy dọc bờ hồ. Đường phố bắt đầu trở lại sự ồn ã , tấp nập với xe cộ. Tiếng còi xe inh ỏi. Dòng người qua lại đông đúc dần. Hai dãy nhà bên đường thức giấc, hàng quán bắt đầu mở cửa buôn bán.

Bầu trời cao xanh, không một gợn mây. Mặt trời đã lên cao. Ánh nắng bắt đầu gắt hơn, màu nắng vàng hoe nhuộm xuống mặt hồ. Hồ Tam Bạc lung linh, rực rỡ như được dát vàng, dát bạc. Mọi người đã vào trường học, xí nghiệp,… bắt đầu một ngày mới chỉ còn lại những vị khách du lịch đứng chụp ảnh lưu niệm, tản bộ quanh hồ để thưởng thức vẻ đẹp như mơ của Hồ Tam Bạc.

Hồ Tam Bạc vào buổi sáng thật thuần khiết, huyền ảo mà không quá tĩnh lặng. Em rất tự hào vì thành phố Hải Phòng có hồ Tam Bạc.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 5

    Chim vành khuyên và cây bằng lăng Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành: - Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 3

    Tấm vé về miền quê thơ ấu Sau bao nhiêu năm xa, tôi đã về thăm lại làng mình, nhưng đứng giữa cái làng đã đổi thay trong ngọn gió thời gian vù vù thổi, tôi vẫn day dứt nhớ tới một điều gì đó thật sâu xa. Rồi tôi lại tạm biệt làng quê, theo chuyến tàu đi tới thành phố, đi tới nơi bao công việc đang đợi tôi.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 2

    Bài ca về trái đất Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 1

    Trạng Lường – Lương Thế Vinh Lương Thể Vinh sinh năm 1441 tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trần Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close