Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 2

Bài ca về trái đất Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phương pháp giải:

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Bài ca về trái đất

Trái đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

 

Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen ... dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

 

Khói hình nấm là tai họa đấy

Bom H, bom A không phải bạn ta

Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất

Tiếng cười ran cho trái đất không già

Hành tinh này là của chúng ta!

Hành tinh này là của chúng ta!

 (Định Hải)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Sự vật nào xuất hiện ở khổ thơ đầu tiên trong bài thơ?

A. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.

B. Quả bóng xanh, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển.

C. Quả bóng xanh, nấm, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.

D. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, chim gù, trời xanh.

Câu 2. Đọc bài thơ, em thấy điều gì sẽ gây nguy hiểm cho trái đất?

A. Bom H, bom A.                            

B. Khói hình nấm, bom H, bom A.

C. Không có điều gì làm trái đất nguy hiểm cả.

D. Bom H, khói hình nấm, bạn nhỏ.

Câu 3. Em hiểu câu thơ này có ý nghĩa là gì?

“ Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!”

A. Trẻ em quý, đẹp và thơm như hoa.

B. Hoa là sự vật thơm nhất, quý nhất trên đời này.

C. Loài hoa đẹp nhất là loài hoa có màu sắc rực rỡ và mùi thơm nồng nàn nhất.

D. Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như mọi người dù khác nhau về màu da nhưng đều bình đẳng, đáng quý,….

Câu 4. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

A. Mọi người hãy sống đoàn kết vì hòa bình, chống chiến tranh và bảo vệ quyền bình đẳng tất cả các dân tộc trên thế giới.

B. Mọi người phải biết yêu thương đoàn kết với nhau, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn, bất hạnh.

C. Mọi người hãy sống tự do giống như loài hoa thơm ngát, như những cánh chim hải âu.

D. Chúng ta phải bảo vệ các loài chim và các loài hoa.

Câu 5. Em hãy gạch chân đại từ có trong đoạn thơ sau:

“- Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”

Câu 6. Hãy kể 2 – 3 việc làm em sẽ làm để bảo vệ Trái đất của chúng ta?

Câu 7.  Em hãy tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “dũng cảm” và đặt câu với các từ vừa tìm được.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.

Lời giải

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Sự vật nào xuất hiện ở khổ thơ đầu tiên trong bài thơ?

A. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.

B. Quả bóng xanh, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển.

C. Quả bóng xanh, nấm, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.

D. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, chim gù, trời xanh.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Sự vật xuất hiện ở khổ thơ đầu tiên trong bài thơ là: Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, chim gù, trời xanh.

Đáp án D.

Câu 2. Đọc bài thơ, em thấy điều gì sẽ gây nguy hiểm cho trái đất?

A. Bom H, bom A.                            

B. Khói hình nấm, bom H, bom A.

C. Không có điều gì làm trái đất nguy hiểm cả.

D. Bom H, khói hình nấm, bạn nhỏ.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Em thấy khói hình nấm, bom H, bom A sẽ gây nguy hiểm cho trái đất.

Đáp án B.

Câu 3. Em hiểu câu thơ này có ý nghĩa là gì?

“ Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!”

A. Trẻ em quý, đẹp và thơm như hoa.

B. Hoa là sự vật thơm nhất, quý nhất trên đời này.

C. Loài hoa đẹp nhất là loài hoa có màu sắc rực rỡ và mùi thơm nồng nàn nhất.

D. Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như mọi người dù khác nhau về màu da nhưng đều bình đẳng, đáng quý,….

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Câu thơ trên có ý nghĩa là mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như mọi người dù khác nhau về màu da nhưng đều bình đẳng, đáng quý,…..

Đáp án D.

Câu 4. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

A. Mọi người hãy sống đoàn kết vì hòa bình, chống chiến tranh và bảo vệ quyền bình đẳng tất cả các dân tộc trên thế giới.

B. Mọi người phải biết yêu thương đoàn kết với nhau, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn, bất hạnh.

C. Mọi người hãy sống tự do giống như loài hoa thơm ngát, như những cánh chim hải âu.

D. Chúng ta phải bảo vệ các loài chim và các loài hoa.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Mọi người hãy sống đoàn kết vì hòa bình, chống chiến tranh và bảo vệ quyền bình đẳng tất cả các dân tộc trên thế giới.

Đáp án A.

Câu 5. Em hãy gạch chân đại từ có trong đoạn thơ sau:

“- Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Đại từ.

Lời giải chi tiết:

“- Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”

Câu 6. Hãy kể 2 – 3 việc làm em sẽ làm để bảo vệ Trái đất của chúng ta?

Phương pháp giải:

Căn cứ kiến thức của bản thân , suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Tắt đèn khi không sử dụng.

- Vứt rác đúng nơi quy định.

- Trồng cây xanh.

- Tắt vòi nước khi không sử dụng.

- Em sẽ nói với bạn bè và gia đình về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

- …

Câu 7.  Em hãy tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “dũng cảm” và đặt câu với các từ vừa tìm được.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Từ đồng nghĩa với từ “dũng cảm”: gan dạ, can đảm.

Đặt câu:

- Cậu bé gan dạ đã không ngần ngại chạy vào trong ngọn lửa để cứu chú mèo mắc kẹt.

- Trong cuộc thi leo núi, Nam đã thể hiện sự can đảm khi vượt qua những đoạn đường khó khăn nhất.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Quê hương em nằm ở một vùng nông thôn yên bình và thơ mộng. Mỗi khi có dịp trở về, em luôn cảm nhận được sự thân thuộc và yên ả của nơi này. Cảnh vật ở đây tuy giản dị nhưng lại chứa đựng biết bao vẻ đẹp tinh khôi và ấm áp, khiến lòng em luôn tràn ngập những kỷ niệm khó quên.

Bình minh vừa hé, ánh nắng nhẹ nhàng len lỏi qua những tán lá xanh um, rọi xuống cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ. Mùi hương của đồng quê tươi mới và trong lành làm dịu lòng người. Tiếng chim hót vang vọng, chào đón một ngày mới đầy năng lượng và sức sống. Khi mặt trời lên cao, cả làng quê bừng sáng. Ánh nắng chiếu sáng mọi góc đường, ngõ xóm. Người nông dân bắt đầu công việc trên cánh đồng, tiếng cười nói vui vẻ vang lên khắp nơi. Trẻ con tụ tập trước sân nhà, chơi những trò chơi dân gian, tiếng cười giòn tan hòa cùng với tiếng ve kêu râm ran. Buổi chiều, ánh nắng dịu nhẹ, phủ lên cánh đồng một màu vàng óng ánh. Bầu trời chuyển sắc, từ xanh thẫm sang đỏ rực rồi hồng phớt. Tiếng côn trùng bắt đầu rả rích, báo hiệu một buổi tối yên bình sắp đến. Buổi tối, ánh trăng tròn vành vạnh treo cao trên bầu trời, rải ánh sáng dịu dàng xuống mặt đất. Những ngôi nhà tranh, những con đường làng đều ngập tràn trong ánh trăng, tạo nên một khung cảnh thanh bình và yên ả. Người dân quây quần bên mâm cơm gia đình, kể cho nhau nghe những câu chuyện trong ngày.

Những cảnh đẹp yên bình của quê hương đã tạo nên những ký ức khó phai trong lòng em. Mỗi khoảnh khắc đều đọng lại những cảm xúc ngọt ngào, đem lại nguồn năng lượng tích cực. Em luôn tự hào về nơi mình sinh ra và mong muốn góp phần gìn giữ vẻ đẹp giản dị này cho mai sau.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 3

    Tấm vé về miền quê thơ ấu Sau bao nhiêu năm xa, tôi đã về thăm lại làng mình, nhưng đứng giữa cái làng đã đổi thay trong ngọn gió thời gian vù vù thổi, tôi vẫn day dứt nhớ tới một điều gì đó thật sâu xa. Rồi tôi lại tạm biệt làng quê, theo chuyến tàu đi tới thành phố, đi tới nơi bao công việc đang đợi tôi.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 4

    Tình mẹ Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 5

    Chim vành khuyên và cây bằng lăng Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành: - Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 1

    Trạng Lường – Lương Thế Vinh Lương Thể Vinh sinh năm 1441 tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trần Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close