Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 5Tải về Màu sắc từ trái tim Từ khi sinh ra, Lâm đã không thể phân biệt được màu sắc. Với cậu, màu xanh, màu đỏ hay màu vằng đều chỉ là tên gọi. Một ngày nọ, khi đi dạo đến chân núi, Lâm gặp một cô bé đang ngồi vẽ tranh. - Bạn đang vẽ gì vậy? – Lâm lại gần và khẽ hỏi. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định. II. Đọc thầm văn bản sau: Màu sắc từ trái tim Từ khi sinh ra, Lâm đã không thể phân biệt được màu sắc. Với cậu, màu xanh, màu đỏ hay màu vằng đều chỉ là tên gọi. Một ngày nọ, khi đi dạo đến chân núi, Lâm gặp một cô bé đang ngồi vẽ tranh. - Bạn đang vẽ gì vậy? – Lâm lại gần và khẽ hỏi. Cô bé cưởi trả lời: “Tôi đang vẽ bầu trời xanh.”. Lâm nhìn vào bức tranh và càng thêm tò mò: “Bạn có thể nói cho tôi biết màu xanh da trời trông như thế nào không?”. - Đó là màu của sự yên bình và tự do. Khi nhìn nó, cậu sẽ thấy có thêm hi vọng. Lâm lại hỏi về các màu sắc khác và cô bé tiếp tục miêu tả. lâm cẩn thận lắng nghe, thế giới của cậu dần trở nên rực rỡ hơn với màu sắc của hi vọng, tình yêu, hòa bình,… Lâm nhận ra rằng, dù không thể thấy được màu sắc, nhưng cậu có thể cảm nhận sự khác nhau của mỗi vật. Bởi mọi thứ đều có ý nghĩa riêng của mình. Theo Hồng Thư Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Vì sao với Lâm màu xanh, màu đỏ hay màu vàng đều chỉ là tên gọi? A. Vì cậu không thể phân biệt đồ vật. B. Vì cậu không thể phân biệt màu sắc. C. Vì cậu không biết các màu này. D. Vì cậu không thể nhìn thấy. Câu 2. Cô bé đã làm gì để giúp Lâm hiểu hơn về màu sắc? A. Miêu tả lại màu sắc qua bức tranh. B. Dạy Lâm phân biệt màu sắc. C. Miêu tả lại màu sắc qua sự vật. D. Miêu tả màu sắc qua ý nghĩa. Câu 3. Qua bài đọc, em hiểu ra được điều gì? A. Mọi vật đều có ý nghĩa của riêng mình. B. Hãy quan sát mọi vật xung quanh. C. Hãy biết yêu thương, chia sẻ. D. Màu xanh là màu của hi vọng. Câu 4. Tìm trong bài đọc ba đại từ và hai danh từ dùng để xưng hô: Câu 5. Khoang tròn vào kết từ phù hợp trong ngoặc để hoàn thành đoạn văn sau: Khang cầm bút, suy nghĩ thật cẩn thận (nên / rồi) bắt đầu vẽ. Đầu tiên, em dùng màu xanh (dù / để) vẽ bầu trời. Sau đó, em vẽ đồng cỏ xanh, vẽ bông hoa xinh (và / với) vẽ ong bướm bay dập dờn. Cuối cùng, em vẽ một ông mặt trời (với / vì) màu đỏ chói, đang chiếu sáng cho muôn loài. Câu 6. Từ “chân” trong câu dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Cho biết nghĩa của từ đó: Một ngày nọ, khi đi dạo đến chân núi, Lâm gặp một cô bé đang ngồi vẽ tranh. Câu 7. Em hãy tìm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ “yên bình” và đặt một câu với từ vừa tìm được. B. Kiểm tra viết Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó. -------- Hết -------- Lời giải HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm văn bản sau: Câu 1. Vì sao với Lâm màu xanh, màu đỏ hay màu vàng đều chỉ là tên gọi? A. Vì cậu không thể phân biệt đồ vật. B. Vì cậu không thể phân biệt màu sắc. C. Vì cậu không biết các màu này. D. Vì cậu không thể nhìn thấy. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Với Lâm màu xanh, màu đỏ hay màu vàng đều chỉ là tên gọi vì cậu không thể phân biệt màu sắc. Đáp án B. Câu 2. Cô bé đã làm gì để giúp Lâm hiểu hơn về màu sắc? A. Miêu tả lại màu sắc qua bức tranh. B. Dạy Lâm phân biệt màu sắc. C. Miêu tả lại màu sắc qua sự vật. D. Miêu tả màu sắc qua ý nghĩa. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Cô bé đã miêu tả lại màu sắc qua ý nghĩa để giúp Lâm hiểu hơn về màu sắc. Đáp án D. Câu 3. Qua bài đọc, em hiểu ra được điều gì? A. Mọi vật đều có ý nghĩa của riêng mình. B. Hãy quan sát mọi vật xung quanh. C. Hãy biết yêu thương, chia sẻ. D. Màu xanh là màu của hi vọng. Phương pháp giải: Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Qua bài đọc, em hiểu ra được rằng mọi vật đều có ý nghĩa của riêng mình. Đáp án A. Câu 4. Tìm trong bài đọc ba đại từ và hai danh từ dùng để xưng hô: Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Đại từ và Danh từ. Lời giải chi tiết: - Ba đại từ: Tôi, Đó, nó. - Hai danh từ dùng để xưng hô: Bạn, cậu. Câu 5. Khoang tròn vào kết từ phù hợp trong ngoặc để hoàn thành đoạn văn sau: Khang cầm bút, suy nghĩ thật cẩn thận (nên / rồi) bắt đầu vẽ. Đầu tiên, em dùng màu xanh (dù / để) vẽ bầu trời. Sau đó, em vẽ đồng cỏ xanh, vẽ bông hoa xinh (và / với) vẽ ong bướm bay dập dờn. Cuối cùng, em vẽ một ông mặt trời (với / vì) màu đỏ chói, đang chiếu sáng cho muôn loài. Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Kết từ. Lời giải chi tiết: Khang cầm bút, suy nghĩ thật cẩn thận rồi bắt đầu vẽ. Đầu tiên, em dùng màu xanh để vẽ bầu trời. Sau đó, em vẽ đồng cỏ xanh, vẽ bông hoa xinh và vẽ ong bướm bay dập dờn. Cuối cùng, em vẽ một ông mặt trời với màu đỏ chói, đang chiếu sáng cho muôn loài. Câu 6. Từ “chân” trong câu dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Cho biết nghĩa của từ đó: Một ngày nọ, khi đi dạo đến chân núi, Lâm gặp một cô bé đang ngồi vẽ tranh. Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Từ đa nghĩa. Lời giải chi tiết: - Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển. - Nghĩa của từ “chân” trong bài: phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. Câu 7. Em hãy tìm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ “yên bình” và đặt một câu với từ vừa tìm được. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài Từ đồng nghĩa. Lời giải chi tiết: - Từ đồng nghĩa : thanh bình, hòa bình, yên lành - Đặt câu: Làng quê em thật thanh bình, những cánh đồng xanh mướt và tiếng gió nhẹ thổi qua khiến em cảm thấy rất yên tĩnh và vui vẻ. B. Kiểm tra viết Phương pháp giải: Phân tích, tổng hợp. Lời giải chi tiết: Dàn ý: Mở bài: Giới thiệu câu chuyện. – Người kể chuyện. – Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. Thân bài: Kể lại câu chuyện. – Chọn lời xưng hô phù hợp. – Kể đầy đủ các sự việc. Có thể kể chi tiết hơn đối với sự việc chính. – Đặt mình vào vai nhân vật: + Thể hiện lời nói, ý nghĩ,... phù hợp. + Nhận xét, đánh giá nhân vật, sự việc. Kết bài: - Nếu kết thúc của câu chuyện. - Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc hoặc rút ra nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Bài tham khảo 1: Tôi là người em trong câu chuyện "Sự tích cây khế”, và đây là câu chuyện đáng nhớ của cuộc đời tôi. Gia đình tôi từng sống trong cảnh nghèo khó, và khi cha mẹ qua đời, anh trai và tôi phải chia gia tài. Anh trai tham lam, lấy hết nhà cửa, ruộng vườn, trong khi tôi chỉ nhận được một cây khế và một túp lều nhỏ. Dù vậy, tôi vẫn chăm sóc cây khế với tất cả lòng nhiệt thành, hy vọng nó sẽ lớn nhanh và ra trái cho tôi có cái ăn. Một ngày nọ, cây khế kết trái, và quả khế ngọt ngào đã mang lại niềm vui nhỏ trong cuộc sống khó khăn của tôi. Không ngờ, một con chim thần bay đến và ăn quả khế trên cây. Lo lắng vì không còn gì để ăn, tôi đã nói với chim rằng nếu ăn quả khế, chim phải trả cục vàng. Chim thần đồng ý và bảo tôi may một túi ba gang để mang vàng về. Tôi làm theo, và chim đưa tôi đến một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu. Tôi chỉ lấy vừa đủ để bỏ đầy túi ba gang rồi trở về. Nhờ số vàng đó, tôi trở nên giàu có, xây dựng nhà cửa khang trang và giúp đỡ những người nghèo khó. Khi anh trai nghe tin về sự thay đổi của tôi, anh trở nên ghen tị và quyết định đổi tài sản của mình để lấy cây khế. Anh trai may túi mười hai gang để đựng vàng, nhưng vì tham lam, anh lấy đầy túi. Khi chim thần bay qua biển, túi vàng quá nặng khiến anh bị rơi xuống nước và chết. Cuộc đời tôi từ đó trở nên yên bình và hạnh phúc. Bài học từ câu chuyện này là lòng tham lam sẽ dẫn đến kết cục bi thảm, còn sự cần cù, biết đủ và sống lương thiện sẽ mang lại hạnh phúc bền vững. Bài tham khảo 2: Tôi là Thì Là. Tôi muốn kể cho các bạn nghe về sự tích cái tên rất thú vị của mình. Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm. Ai ai cũng hớn hở mong chờ được Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Mỗi loài cây đều diện bộ trang phục xinh đẹp nhất và khoe điểm nổi bật nhất của mình. Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,... Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, tôi mới vội vã chạy đến. Tôi thở hổn hển, lòng rạo rực nói: - Con xin lỗi vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên con đã đến muộn. Xin Trời hãy thương tình đặt cho con một cái tên. Thấy tôi run sợ nên Trời không trách phạt mà thương vô cùng. Ông suy nghĩ mãi rồi ngập ngừng: - Tên của con... thì là... thì là... Tôi nghe vậy mừng quá, hét toáng lên: - Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”! Tôi vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Bà khen tôi: - Con có một cái tên thật đặc biệt! Muôn loài đều rất yêu thích tên của tôi. Từ đó, muôn loài gọi tôi là cây thì là. Qua câu chuyện, em thấy Thì Là rất hiếu thảo. Trong khi mọi loài cây đều tranh thủ nhanh chân đến gặp ông Trời để xin được đặt những cái tên thật đẹp, do bà em bị ốm, nên Thì Là đã tận tình chăm sóc bà. Chính lòng hiếu thảo của em đã làm ông trời cảm động và muôn loài đều rất yêu mến Thì Là.
|