Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 4Tải về Bài Toán khó Trong lớp, Linh là người có tính cách thích dựa dẫm vào người khác. Một lần, khi đang làm bài tập toán, Linh không tự mình tìm cách giải mà đợi Minh làm rồi chép vào vở.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định. II. Đọc thầm văn bản sau: Bài Toán khó Trong lớp, Linh là người có tính cách thích dựa dẫm vào người khác. Một lần, khi đang làm bài tập toán, Linh không tự mình tìm cách giải mà đợi Minh làm rồi chép vào vở. Thấy Linh không chịu suy nghĩ mà chỉ chờ kết quả của mình, Minh liền khuyên bảo: “Bài toán này không khó. Cậu hãy đọc kĩ đề bài và suy nghĩ cách làm. Có chỗ nào không hiểu tớ sẽ hướng dẫn cậu.”. Nghe Minh nói vậy, Linh cặm cụi tính toán thật chi tiết và cẩn thận từng bước một. Cuối cùng, Linh đã giải thành công bài toán. Linh thấy Minh nói đúng, bỗng dưng cảm thấy vui vì bản thân có thể tự giải được một bài toán trọn vẹn. Kể từ đó, Linh không còn thụ động, trông chờ vào Minh và các bạn khác nữa. Theo Hồng Thư Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Linh là người có tính cách như thế nào? A. Lười biếng, vụng về, bướng bỉnh. B. Vui vẻ và hoạt bát. C. Thích dựa dẫm vào người khác. D. Lười biếng, thông minh. Câu 2. Nhờ có lời khuyên của Minh, Linh đã làm được gì? A. Không còn trông chờ vào người khác nữa. B. Giải thành công bài toán khó. C. Chủ động hơn. D. Cả ba đáp án đều đúng. Câu 3. Qua bài đọc trên, em rút ra được bài học gì? A. Cần nỗ lực và chăm chỉ trong học tập. B. Không nên dựa dẫm và trông chờ vào người khác. C. Không được ham chơi, dựa dẫm vào người khác. D. Cần quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh. Câu 4. Trong các câu sau đây câu nào từ miệng được dùng với nghĩa chuyển? A. Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn. B. Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế. C. Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà. D. Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ. Câu 5. Xác định đại từ trong những câu thơ sau và cho biết chúng được dùng làm gì? Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. (Trích “Mẹ và quả” - Nguyễn Khoa Điềm) Câu 6. Tìm kết từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Cảnh mùa thu ở quê em thật đẹp …………….… thơ mộng. Bầu trời thu …………………………… ……………… trong xanh …………………………… thoáng đãng. Ngoài vườn, những bông hoa đua nhau khoe sắc. Hoa cúc tinh khôi …………………… hoa hồng đỏ rực. (Theo Thư Linh) Câu 7. Em hãy tìm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ “cẩn thận” và đặt một câu với từ vừa tìm được. B. Kiểm tra viết Đề bài: Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng, biết ơn người lao động. -------- Hết -------- Lời giải HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm văn bản sau: Câu 1. Linh là người có tính cách như thế nào? A. Lười biếng, vụng về, bướng bỉnh. B. Vui vẻ và hoạt bát. C. Thích dựa dẫm vào người khác. D. Lười biếng, thông minh. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Linh là người có tính cách thích dựa dẫm vào người khác. Đáp án C. Câu 2. Nhờ có lời khuyên của Minh, Linh đã làm được gì? A. Không còn trông chờ vào người khác nữa. B. Giải thành công bài toán khó. C. Chủ động hơn. D. Cả ba đáp án đều đúng. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Nhờ có lời khuyên của Minh, Linh đã giải thành công bài toán khó, chủ động hơn và không còn trông chờ vào người khác nữa. Đáp án D. Câu 3. Qua bài đọc trên, em rút ra được bài học gì? A. Cần nỗ lực và chăm chỉ trong học tập. B. Không nên dựa dẫm và trông chờ vào người khác. C. Không được ham chơi, dựa dẫm vào người khác. D. Cần quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh. Phương pháp giải: Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Qua bài đọc trên, em rút ra được bài học: Không nên dựa dẫm và trông chờ vào người khác. Đáp án B. Câu 4. Trong các câu sau đây câu nào từ miệng được dùng với nghĩa chuyển? A. Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn. B. Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế. C. Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà. D. Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ. Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Từ đa nghĩa. Lời giải chi tiết: - Từ "miệng" ở các câu A, B, C, đều là nghĩa gốc. "Miệng" trong các trường hợp này là bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật, dùng để ăn, đề nói, kêu, hót, .... - Từ "miệng" ở câu D là nghĩa chuyển, có nghĩa là phần trên cùng, ngoài cùng, thông với bên ngoài của vật có chiều sâu. Đáp án D. Câu 5. Xác định đại từ trong những câu thơ sau và cho biết chúng được dùng làm gì? Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. (Trích “Mẹ và quả” - Nguyễn Khoa Điềm) Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Đại từ. Lời giải chi tiết: - Đại từ “Chúng tôi” dùng để xưng hô. - Đại từ “Chúng” dùng để thay thế “những bầu và bí”. Câu 6. Tìm kết từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Cảnh mùa thu ở quê em thật đẹp …………….… thơ mộng. Bầu trời thu …………………………… ……………… trong xanh …………………………… thoáng đãng. Ngoài vườn, những bông hoa đua nhau khoe sắc. Hoa cúc tinh khôi …………………… hoa hồng đỏ rực. (Theo Thư Linh) Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Kết từ. Lời giải chi tiết: Cảnh mùa thu ở quê em thật đẹp và thơ mộng. Bầu trời thu không những trong xanh mà còn thoáng đãng. Ngoài vườn, những bông hoa đua nhau khoe sắc. Hoa cúc tinh khôi còn hoa hồng đỏ rực. Câu 7. Em hãy tìm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ “cẩn thận” và đặt một câu với từ vừa tìm được. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài Từ đồng nghĩa. Lời giải chi tiết: - Từ đồng nghĩa: tỉ mỉ, chu đáo, thận trọng. - Đặt câu: Thím Uyên tỉ mỉ tỉa từng cánh hoa. B. Kiểm tra viết Phương pháp giải: Phân tích, tổng hợp. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo 1: Mỗi học sinh trong chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn những người lao động bởi họ chính là những người đã làm việc không mệt mỏi để xây dựng và duy trì một môi trường sống tốt đẹp cho mọi người. Từ những công việc nhỏ nhặt như quét dọn, thu gom rác thải, cho đến xây dựng các công trình lớn, tất cả đều xuất phát từ bàn tay lao động cần mẫn. Chính nhờ họ, chúng ta mới có những con đường sạch đẹp, những ngôi trường khang trang để học tập. Vì vậy, việc tôn trọng và ghi nhớ công lao của người lao động không chỉ là sự thể hiện lòng biết ơn mà còn là trách nhiệm và ý thức của mỗi học sinh. Bài tham khảo 2: Những người lao động là những anh hùng thầm lặng, góp phần tạo nên cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Học sinh trong mỗi chúng ta cần hiểu rõ và trân trọng công sức của họ, vì mỗi ngày chúng ta được học tập và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành đều nhờ vào sự cống hiến của họ. Từ việc giữ gìn vệ sinh công cộng đến xây dựng hạ tầng, tất cả đều xuất phát từ lòng tận tụy và lao động miệt mài. Vì thế, việc tôn trọng và biết ơn những người lao động là điều mà mỗi học sinh nên ghi nhớ và thực hiện. Bài tham khảo 3: Học sinh cần kính trọng và biết ơn những người lao động vì họ đã thầm lặng cống hiến để mang lại cho chúng ta cuộc sống tiện nghi và môi trường sạch đẹp. Từ việc quét dọn đường phố đến xây dựng những ngôi trường khang trang, mỗi đóng góp của họ đều đáng được trân trọng. Sự chăm chỉ và hy sinh của họ giúp chúng ta có điều kiện học tập và phát triển. Bởi vậy, lòng biết ơn và sự kính trọng dành cho người lao động là cách chúng ta thể hiện trách nhiệm và tình cảm chân thành của mình.
|