Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 3Tải về Vùng đất mới Trong một ngôi làng nhỏ, có một chú Sóc Nâu luôn mơ ước được khám phá những điều kì diệu của thế giới xung quanh. Một ngày nọ, cậu quyết định thực hiện ước mơ của mình bằng cách tự mình sang phía bên kia ngôi làng để tìm hiểu về vùng đất mới.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định. II. Đọc thầm văn bản sau: Vùng đất mới Trong một ngôi làng nhỏ, có một chú Sóc Nâu luôn mơ ước được khám phá những điều kì diệu của thế giới xung quanh. Một ngày nọ, cậu quyết định thực hiện ước mơ của mình bằng cách tự mình sang phía bên kia ngôi làng để tìm hiểu về vùng đất mới. Trên đường đi, Sóc Nâu gặp cô bé Mèo Mun đang ngồi dưới tán cây, vẽ những bông hoa với màu sắc tươi tắn. - Bạn ơi, bạn đang làm gì vậy? - Sóc Nâu hỏi. - Tôi đang vẽ những bông hoa mà tôi đã thấy trong khu rừng kia. Đây là hoa dã quỳ, chúng có màu vàng đẹp lắm! - Mèo Mun trả lời với nụ cười tươi tắn. Nghe vậy, Sóc Nâu cảm thấy hứng thú và đã rủ Mèo Mun cùng đi dạo trong rừng với mình. Đi vào sâu rừng, trước mắt họ là những bông hoa dã quỳ đang đua nhau khoe sắc, hòa cùng đàn bướm đủ sắc màu đang bay lượn trên bầu trời. Những chú chim ca thì đang thi nhau hót líu lo trên cành cây và xa xăm là tiếng róc rách của dòng suối mát đang chảy. Tất cả tạo thành một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Sau khi đắm chìm trong khung cảnh hồi lâu thì trời đã bắt đầu tối dần, họ ra khỏi khu rừng với trái tim đầy ắp niềm vui. Vùng đất mới không chỉ mang lại cho anh bạn Sóc Nâu những điều mới mẻ, thú vị mà còn mang đến một tình bạn vô cùng đáng yêu và đáng trân quý. Theo Hồng Thư Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Ước mơ của Sóc Nâu là gì? A. Được ngắm cảnh hoa dã quỳ nở vàng rộm. B. Được khám phá những điều kì diệu xung quanh mình. C. Được nghe tiếng róc rách của dòng suối mát đang chảy. D. Được đi du lịch để khám phá thế giới xung quanh mình. Câu 2. Những chi tiết nào trong khu rừng đã tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp? A. Đàn bướm đủ màu sắc đang bay lượn trên bầu trời. B. Tiếng chim ca hót líu lo, tiếng suối chảy róc rách. C. Những bông hoa dã quỳ đang đua nhau khoe sắc. D. Cả ba đáp án đều đúng. Câu 3. Trong bài đọc, chuyến đi tìm hiểu về vùng đất mới đã mang đến cho Sóc Nâu những gì? A. Những hiểu biết mới mẻ và tình bạn đáng trân quý. B. Biết được nhiều cảnh đẹp xung quanh mình. C. Kết bạn với Mèo Mun. D. Ra khỏi khu rừng với trái tim đầy ắp niềm vui. Câu 4. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. B. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng. C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ. D. Chiếc xe đạp này, ăn phanh thật đấy. Câu 5. Gạch chân dưới các đại từ trong các câu dưới đây: a) Chúng ta hãy cùng nhau đi đá bóng thôi! b) Hôm qua, ai đã là người ra khỏi phòng muộn nhất? c) Cô giáo đang khen ngợi em trước cả lớp trong giờ Ngữ Văn. d) Trong lòng tôi, tự nhiên dâng lên một cảm xúc khó tả. Câu 6. Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây? Chuyến tàu Hà Nội – Sài Gòn khởi hành lúc 20 giờ. A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. B. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. D. Nối các từ ngữ trong một liên danh. Câu 7. Đặt câu viết về việc bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng kết từ. Chỉ ra kết từ ấy. B. Kiểm tra viết Đề bài: Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. -------- Hết -------- Lời giải HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm văn bản sau: Câu 1. Ước mơ của Sóc Nâu là gì? A. Được ngắm cảnh hoa dã quỳ nở vàng rộm. B. Được khám phá những điều kì diệu xung quanh mình. C. Được nghe tiếng róc rách của dòng suối mát đang chảy. D. Được đi du lịch để khám phá thế giới xung quanh mình. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Ước mơ của Sóc Nâu là được khám phá những điều kì diệu xung quanh mình. Đáp án B. Câu 2. Những chi tiết nào trong khu rừng đã tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp? A. Đàn bướm đủ màu sắc đang bay lượn trên bầu trời. B. Tiếng chim ca hót líu lo, tiếng suối chảy róc rách. C. Những bông hoa dã quỳ đang đua nhau khoe sắc. D. Cả ba đáp án đều đúng. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Những chi tiết nào trong khu rừng đã tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp: - Đàn bướm đủ màu sắc đang bay lượn trên bầu trời. - Tiếng chim ca hót líu lo, tiếng suối chảy róc rách. - Những bông hoa dã quỳ đang đua nhau khoe sắc. Đáp án D. Câu 3. Trong bài đọc, chuyến đi tìm hiểu về vùng đất mới đã mang đến cho Sóc Nâu những gì? A. Những hiểu biết mới mẻ và tình bạn đáng trân quý. B. Biết được nhiều cảnh đẹp xung quanh mình. C. Kết bạn với Mèo Mun. D. Ra khỏi khu rừng với trái tim đầy ắp niềm vui. Phương pháp giải: Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Trong bài đọc, chuyến đi tìm hiểu về vùng đất mới đã mang đến cho Sóc Nâu những hiểu biết mới mẻ và tình bạn đáng trân quý. Đáp án A. Câu 4. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. B. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng. C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ. D. Chiếc xe đạp này, ăn phanh thật đấy. Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Từ đa nghĩa. Lời giải chi tiết: Từ “ăn” trong câu “Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ” được dùng với nghĩa gốc chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng của người hoặc động vật. Đáp án C. Câu 5. Gạch chân dưới các đại từ trong các câu dưới đây: a) Chúng ta hãy cùng nhau đi đá bóng thôi! b) Hôm qua, ai đã là người ra khỏi phòng muộn nhất? c) Cô giáo đang khen ngợi em trước cả lớp trong giờ Ngữ Văn. d) Trong lòng tôi, tự nhiên dâng lên một cảm xúc khó tả. Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Đại từ. Lời giải chi tiết: a) Chúng ta hãy cùng nhau đi đá bóng thôi! b) Hôm qua, ai đã là người ra khỏi phòng muộn nhất? c) Cô giáo đang khen ngợi em trước cả lớp trong giờ Ngữ Văn. d) Trong lòng tôi, tự nhiên dâng lên một cảm xúc khó tả. Câu 6. Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây? Chuyến tàu Hà Nội – Sài Gòn khởi hành lúc 20 giờ. A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. B. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. D. Nối các từ ngữ trong một liên danh. Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Dấu gạch ngang. Lời giải chi tiết: Tác dụng của dấu gạch ngang là nối các từ ngữ trong một liên danh. Đáp án D. Câu 7. Đặt câu viết về việc bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng kết từ. Chỉ ra kết từ ấy. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài Kết từ. Lời giải chi tiết: Chúng ta cần bảo vệ môi trường vì nó là nguồn sống của tất cả mọi người. Kết từ trong câu là: vì. B. Kiểm tra viết Phương pháp giải: Phân tích, tổng hợp. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo 1: Nhiều bạn vẫn còn phân vân về việc tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Cá nhân mình hoàn toàn ủng hộ hoạt động này. Bởi vì đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, thể hiện được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của đồng bào ta. Giúp những người có hoàn cảnh kém may mắn được giúp đỡ, được an ủi phần nào. Không chỉ vậy, khi tham gia các hoạt động thiện nguyện đó, chúng ta còn học được nhiều bài học bổ ích về cách hoạt động nhóm, cách thực hiện nhiệm vụ, cách giúp đỡ mọi người. Từ đó trưởng thành hơn qua từng lần tham gia. Ngoài ra, việc tham gia những hoạt động tập thể như vậy sẽ giúp chúng ta trở nên tự tin, mạnh dạn, tích cực hơn rất nhiều. Cùng với đó, trong những lần tham gia, chúng ta còn được kết bạn với những người bạn, người anh, người chị tốt bụng, năng động khác, mở rộng mối quan hệ bạn bè. Với những lợi ích như vậy, các bạn đừng ngần ngại tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn nhé. Bài tham khảo 2: Tham gia thiện nguyện mang lại cho học sinh những trải nghiệm thực tế quý báu, giúp các bạn hiểu rõ hơn về cuộc sống và những khó khăn mà người khác phải đối mặt. Qua đó, các bạn có thể phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng thích nghi và tư duy sáng tạo khi đối diện với những tình huống thực tế. Những trải nghiệm này không chỉ làm phong phú thêm hành trang sống mà còn giúp các bạn học sinh cảm thấy tự hào và tự tin hơn vào bản thân, sẵn sàng đương đầu với thử thách trong cuộc sống. Bài tham khảo 3: Em nghĩ rằng việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn là rất tốt. Khi tham gia các hoạt động này, chúng em sẽ học được cách chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ người khác. Điều đó không chỉ giúp đỡ những người nghèo khổ, mà còn giúp chúng em trở thành những người tốt, biết quan tâm đến mọi người xung quanh. Em cảm thấy rất vui khi có thể mang niềm vui đến cho những người cần giúp đỡ, và từ đó em cũng học được nhiều bài học quý giá về lòng nhân ái và sự cảm thông. Em hy vọng sẽ có nhiều bạn cùng tham gia để chúng ta có thể làm được nhiều việc tốt đẹp hơn cho xã hội.
|