Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 2

Khu rừng kì diệu Buổi sáng đẹp trời, cậu bé Tôm và cô bạn Lin-đa của anh ấy quyết định đi dạo trong khu năing gần nhà để khám phá về thiên nhiên. Họ đi sâu vào rừng. Bỗng! Tôm phát hiện ra một con chim có bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ đang đậu trên cành cây trước mặt.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Khu rừng kì diệu

            Buổi sáng đẹp trời, cậu bé Tôm và cô bạn Lin-đa của anh ấy quyết định đi dạo trong khu năing gần nhà để khám phá về thiên nhiên. Họ đi sâu vào rừng. Bỗng! Tôm phát hiện ra một con chim có bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ đang đậu trên cành cây trước mặt. Cậu bé thốt lên: "Ôi! Lin-đa ơi! Cậu nhìn kìa, con chim này có bộ lông đẹp quá!". Lin-đa thích thú trả lời: "Đây là loài chim quý hiếm đó Tôm.". Họ lại tiếp tục đi, một cảm giác lạ lùng khiến họ dừng lại. Lin-đa nhìn quanh và thấy một hàng cây phượng đỏ đang rung rinh theo nhịp gió. Lin-đa nói: "Đó là tiếng của cây hoa phượng, Tôm à. Trông chúng như đang nhảy múa chào đón chúng ta vậy!". Khi hoàng hôn buông xuống, họ ngồi lại với nhau bên bờ hồ nhỏ, ngắm nhìn bầu trời đỏ rực.

            Chuyến đi này đã mang đến cho Tôm và Lin-đa một trải thú vị và đáng nhớ. Họ cảm thấy thiên nhiên mang một vẻ đẹp tuyệt vời, hùng vĩ. Họ rất trân trọng và yêu quý cuộc sống cũng như những gì mà thiên nhiên ban tặng.

Theo Hồng Thư

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Khi vào rừng, Tôm và Lin-đa đã phát hiện ra những điều kì diệu gì?

A. Hàng cây phượng đỏ đang rung rinh theo nhịp gió.

B. Một con chim có bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.

C. Khi hoàng hôn xuống, bầu trời trở nên rực đỏ.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 2. Tôm và Lin-đa có cảm nhận như thế nào về chuyến đi này?

A. Là một chuyến đi kì diệu nhất từ trước đến nay của họ.

B. Là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.

C. Là một chuyến đi bổ ích.

D. Cả ba đáp án đều đúng.

Câu 3. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì?

A. Trân trọng, yêu quý cuộc sống cũng như những gì mà thiên nhiên ban tặng.

B. Cần chăm sóc và bảo vệ các loài cây quý hiếm trong rừng.

C. Cần bảo vệ rừng khỏi những tác hại xấu của môi trường.

D. Giữ gìn, không vứt rác bừa bãi ra môi trường.

Câu 4. Tìm tất cả các kết từ trong đoạn văn dưới đây?

            A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

A. Của, như, bằng.

B. Cái, bằng, trông.

C. Như.

D. Không có kết từ.

Câu 5. Từ in đậm trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

A. Chú hề có cái mũi đỏ chót, trông thật là ngộ nghĩnh.

B. Huy là tay vợt giỏi nhất của Câu lạc bộ cầu lông.

C. Đường chân trời bị mây mù che mất, khiến mặt biển trông như đang nối liền với bầu trời.

D. Bụng trống tròn, to mà rỗng ở bên trong, nên khi vỗ vào trống kêu rất to.

Câu 6. Chọn đại từ thích hợp để điền vào trống:

a) Con suối chảy róc rách suốt cả mùa hè, nên giờ ……………… đã thấm mệt, phải ngủ say để dưỡng sức.

b) Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và ……………… rất tự hào về sản phẩm của mình.

Câu 7. Tìm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”, đặt một câu với từ tìm được.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Viết bài văn tả cô chú lao công ở trường em.

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. D

2. B

3. A

4. A

5. B

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Khi vào rừng, Tôm và Lin-đa đã phát hiện ra những điều kì diệu gì?

A. Hàng cây phượng đỏ đang rung rinh theo nhịp gió.

B. Một con chim có bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.

C. Khi hoàng hôn xuống, bầu trời trở nên rực đỏ.

D. Cả A và B đều đúng.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Khi vào rừng, Tôm và Lin-đa đã phát hiện ra hàng cây phượng đỏ đang rung rinh theo nhịp gió và một con chim có bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.

Đáp án D.

Câu 2. Tôm và Lin-đa có cảm nhận như thế nào về chuyến đi này?

A. Là một chuyến đi kì diệu nhất từ trước đến nay của họ.

B. Là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.

C. Là một chuyến đi bổ ích.

D. Cả ba đáp án đều đúng.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Tôm và Lin-đa cảm nhận chuyến đi này là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.

Đáp án B.

Câu 3. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì?

A. Trân trọng, yêu quý cuộc sống cũng như những gì mà thiên nhiên ban tặng.

B. Cần chăm sóc và bảo vệ các loài cây quý hiếm trong rừng.

C. Cần bảo vệ rừng khỏi những tác hại xấu của môi trường.

D. Giữ gìn, không vứt rác bừa bãi ra môi trường.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học: trân trọng, yêu quý cuộc sống cũng như những gì mà thiên nhiên ban tặng.

Đáp án A.

Câu 4. Tìm tất cả các kết từ trong đoạn văn dưới đây?

            A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

A. Của, như, bằng.

B. Cái, bằng, trông.

C. Như.

D. Không có kết từ.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Kết từ.

Lời giải chi tiết:

Các kết từ trong đoạn văn là của, như, bằng.

Đáp án A.

Câu 5. Từ in đậm trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

A. Chú hề có cái mũi đỏ chót, trông thật là ngộ nghĩnh.

B. Huy là tay vợt giỏi nhất của Câu lạc bộ cầu lông.

C. Đường chân trời bị mây mù che mất, khiến mặt biển trông như đang nối liền với bầu trời.

D. Bụng trống tròn, to mà rỗng ở bên trong, nên khi vỗ vào trống kêu rất to.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Từ đa nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Từ "tay" trong câu không chỉ bộ phận trên cơ thể con người, mà chỉ người có khả năng, trình độ giỏi trong một lĩnh vực nào đó.

Đáp án B.

Câu 6. Chọn đại từ thích hợp để điền vào trống:

a) Con suối chảy róc rách suốt cả mùa hè, nên giờ ……………… đã thấm mệt, phải ngủ say để dưỡng sức.

b) Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và ……………… rất tự hào về sản phẩm của mình.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Đại từ.

Lời giải chi tiết:

a) Con suối chảy róc rách suốt cả mùa hè, nên giờ đã thấm mệt, phải ngủ say để dưỡng sức.

b) Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và cô ấy rất tự hào về sản phẩm của mình.

Câu 7. Tìm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”, đặt một câu với từ tìm được.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Từ đồng nghĩa.

Lời giải chi tiết:

- Từ đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn, toại nguyện, …

- Đặt câu: Em rất sung sướng khi mình đạt điểm cao trong kì thi vừa qua.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu về người lao động mà em định tả

Thân bài:

- Tả ngoại hình của cô lao công (tả khái quát)

- Tả hoạt động của cô lao công (tả chi tiết)

Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cô lao công và công việc của cô.

Bài tham khảo 1:

            Bao giờ bạn đã chú ý đến những người lao công chăm chỉ chưa? Họ không ngại bất kỳ khó khăn thời tiết nào để giữ cho môi trường xung quanh luôn xanh tươi, sạch sẽ và đẹp đẽ. Người lao công thường xuyên ghé qua và quét dọn khu vực ngõ nhà tôi, và một trong số họ có tên là Cô Thu.

            Cô Thu, bước sang ngưỡng tuổi 40, đã tạo nên một hình ảnh rất ấn tượng. Cô có vóc dáng cân đối và làn da mịn màng với sắc tố da ngăm đen. Tóc của cô dài đến thắt lưng, màu đen nhánh, luôn được buộc gọn gàng phía sau gáy. Gương mặt trái xoan kết hợp với nụ cười luôn tươi tắn trên môi cô tạo nên sự thân thiện và gần gũi. Cô luôn mặc bộ đồ công nhân vệ sinh môi trường màu xanh lá cây, đội một chiếc nón lá truyền thống và chân thì mang đôi giày vải mềm. Để bảo vệ sức khỏe, cô đeo khẩu trang màu nâu để ngăn bụi bẩn từ môi trường làm việc xâm nhập vào phổi. Nhưng đặc biệt hơn, cô còn đeo đôi găng tay để bảo vệ đôi bàn tay của mình khỏi vết thương và xước xát.

            Cô thường bắt đầu làm việc sớm vào buổi sáng và tiếp tục vào buổi tối. Nếu buổi sáng là lúc cô quét dọn đường phố, thì buổi chiều, cô lại gom góp rác thải vào một chiếc xe đẩy và đẩy nó đi đến nơi xử lý. Tiếng chổi quét vang vọng đều đều đã trở nên quen thuộc với mọi người vào buổi sáng, và khi mặt trời tỏ sáng, mọi người đều tự hào thấy con đường sạch sẽ, không còn những rác thải lơ lửng và lá cây rơi rụng. Đôi bàn tay của cô Thu, có những vết chai sạn đã nhanh nhẹn điều khiển chiếc chổi, sau đó là đưa rác vào chiếc xe đẩy. Mọi ngóc ngách đã trở nên tinh tươm sạch sẽ. Cô làm công việc này với sự đam mê và tận tâm tuyệt đối. Dù trời nắng hay trời mưa, cô Thu luôn làm việc một cách kiên định. Thậm chí trong những đêm có gió bão và mưa lớn, mọi người đã nghĩ rằng con đường sẽ bị chìm trong rác thải và lá cây, nhưng đến sáng hôm sau, họ đã bất ngờ khi thấy mọi thứ được Cô Thu dọn dẹp thật sạch sẽ.

            Công việc của cô Thu, cùng với sự hy sinh không nói ra đã góp phần làm cho môi trường xung quanh trở nên tươi đẹp và trong lành hơn. Thật may mắn khi em có cơ hội chạy bộ buổi sáng cùng ông nội, và lúc đó, em thấy hình ảnh của Cô Thu đang làm việc trên đường phố. Điều đó đã khiến em nhận ra rằng mọi nghề nghiệp, bất kể lớn hay nhỏ, đều xứng đáng được trân trọng và quý trọng. Công việc của Cô Thu, dù thường diễn ra trong tĩnh lặng, lại mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của chúng ta.

Bài tham khảo 2:

            Trường học của chúng tôi rất rộng, với hàng loạt phòng học, nhưng luôn luôn sạch sẽ và dễ chịu, và tất cả nhờ đôi bàn tay tận tâm của bác lao công.

            Những dòng thơ của nhà thơ Tố Hữu về "tiếng chổi tre" đã đánh thức sự tưởng tượng của tôi. Tôi đóng mắt và thấy hình ảnh bác lao công trường tôi làm việc trên từng chi tiết, rõ nét và sống động hơn.

            Bác lao công, dù đã trên 45 tuổi, vẫn là một phụ nữ mạnh mẽ và siêng năng. Mỗi lúc tôi nhìn ra, tôi luôn thấy bóng hình của bác di chuyển từ đây đến đó - có lúc ở sân trường, có lúc ở vườn cây. Bác là một người linh hoạt và nhanh nhẹn. Một ngày, khi tôi về trường muộn, tôi thấy bác đang dọn dẹp các phòng học. Từ xa, bác như một "người bảo vệ" của môi trường. Bác kín đáo, chỉ để lộ đôi mắt. Một tay cầm cây chổi, tay còn lại đẩy thùng rác, bác tiến đến từng lớp sau giờ học. Mỗi lớp học trở thành một chiến trường. Bác cúi xuống, nhặt từng mảnh giấy vụn và rác thải từ ngăn bàn, bỏ chúng vào thùng rác. Sau đó, bác cắm chổi và quét từng phòng liền kề. Mọi chúng tôi thấy rằng bụi bẩn đổ ra đâu, chổi bác đã làm sạch. Chúng tôi thậm chí thấy chúng loạn trốn như một đàn kiến mất tổ. Sàn nhà trở nên sáng bóng và sạch sẽ. Bác sau đó sắp xếp lại bàn ghế, làm cho các phòng học trở nên ngăn nắp. Khi thấy bảng đen bẩn, bác lao công ngay lập tức lau sạch nó, nhìn anh ta tự hào. Toàn bộ các phòng học đã được dọn dẹp kỹ lưỡng. Bác như một người anh hùng, đắm chìm vào cuộc chiến đấu mỗi khi bước vào một phòng học lộn xộn, và rồi khi ra khỏi nó, lại để lại một thế giới bình yên.

            Không có công việc nào là nhỏ bé, và mọi đóng góp, dù lớn hay nhỏ, đều mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như công việc của bác lao công tận tâm tại trường tôi, mặc dù ít người biết đến, nhưng nó đã tạo nên không gian thoải mái và sạch sẽ cho chúng tôi.

Bài tham khảo 3:

            Trường tiểu học của tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

"Những đêm hè

Khi ve ve

Đã ngủ

Tôi lắng nghe

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác

Hàng me…"

Khi đọc bài thơ "tiếng chổi tre" của nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng bác lao công cần mẫn, vất vả nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn,cụ thể và sinh động hơn.

            Bác lao công năm nay đã ngoài 45 tuổi tuy vậy bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại.có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi lại thấy bác ở vườn cây nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang đang dọn dẹp các phòng học. Nhìn từ xa trông bác như một "vệ sĩ "của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ nhìn thấy đôi mắt. Tay cầm cây chổi, tay đẩy thùng rác bác đến từng lớp một sau giờ học. Lớp nào cũng như 1 chiến trường. Bác cúi xuống nhặt từng mẩu giấy vụn và những giấy rác trong ngăn bàn bỏ vào thùng rác rồi bác lại cặm cụi quét hết lớp này đến lớp khác. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. chúng sợ chạy loạn như một đàn kiến vỡ tổ. Sàn nhà đã sạch bóng bác lại vội vàng kê lại những dãy bàn cho chúng tôi. cối buổi thấy anh bảng đen mặt lem luốc bác liền lau cho anh, nhìn anh thật kiêu hãnh. khắp cả gian phòng đã được dọn dẹp sạch sẽ. Bác đưa cặp mắt liếc qua liếc lại như đang ngắm nhìn lại những thành quả của mình.bàn ghế, bảng đen, cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn. Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác. Bóng bác cứ âm thầm lặng lẽ một mình trên những phòng học dài. Bác như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn mà khi bước ra là cả một thế giới bình yên.

            Không có công việc nào là thấp kém, mọi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng nó đã mang đến cho chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 3

    Vùng đất mới Trong một ngôi làng nhỏ, có một chú Sóc Nâu luôn mơ ước được khám phá những điều kì diệu của thế giới xung quanh. Một ngày nọ, cậu quyết định thực hiện ước mơ của mình bằng cách tự mình sang phía bên kia ngôi làng để tìm hiểu về vùng đất mới.

  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 4

    Bài Toán khó Trong lớp, Linh là người có tính cách thích dựa dẫm vào người khác. Một lần, khi đang làm bài tập toán, Linh không tự mình tìm cách giải mà đợi Minh làm rồi chép vào vở.

  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 5

    Chuyện vẽ An rất thích vẽ tranh. Một lần tình cờ, An quen ông Minh - một nghệ nhân làm gốm. Ông chia sẻ: "Nghề này cũng giống như cháu vẽ tranh vậy, có thể thoả sức sáng tạo. Bởi chúng đều là nghệ thuật. Mà nghệ thuật thì không có giới hạn.".

  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 1

    Nghề làm gốm Trong một buổi sáng nắng đẹp, cô Linh tổ chức cho cả lớp một chuyến đi tham quan đến làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội. Đầu tiên, chúng em đi đến xưởng làm gốm truyền thống để tìm hiểu về quá trình tạo ra những sản phẩm gốm sứ tuyệt vời.

  • Đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Việt 5 - Cánh diều

    Gồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close