Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 1Tải về Nghề làm gốm Trong một buổi sáng nắng đẹp, cô Linh tổ chức cho cả lớp một chuyến đi tham quan đến làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội. Đầu tiên, chúng em đi đến xưởng làm gốm truyền thống để tìm hiểu về quá trình tạo ra những sản phẩm gốm sứ tuyệt vời.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định. II. Đọc thầm văn bản sau: Nghề làm gốm Trong một buổi sáng nắng đẹp, cô Linh tổ chức cho cả lớp một chuyến đi tham quan đến làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội. Đầu tiên, chúng em đi đến xưởng làm gốm truyền thống để tìm hiểu về quá trình tạo ra những sản phẩm gốm sứ tuyệt vời. Khi đến xưởng, cả lớp ai cũng ngạc nhiên trước sự khéo léo và tài năng của những người thợ làm gốm nơi đây. Người nặn, người vẽ, người nung. Ai ai cũng tất bật tạo ra những bình gốm tinh xảo với đủ hoa văn và màu sắc. - Cô ơi, nghệ nhân ở đây đã học làm gốm từ khi nào vậy ạ? - Trang tò mò hỏi. - Thợ làm gốm thường học nghề từ rất sớm, thậm chí là từ khi còn nhỏ. Bởi vì họ cần nhiều thời gian và tính kiên nhẫn để trở thành những người thợ giỏi. Sau đó, cả lớp được trải nghiệm làm gốm thực tế. Các bạn thích thú tạo, nặn tác phẩm của mình và hiểu rằng làm gốm không chỉ cần sự khéo tay, tỉ mỉ mà còn cần tính kiên nhẫn. Trải qua một ngày thú vị với những trải nghiệm mới lạ, cả lớp trở về trường với nhiều kỉ niệm đẹp và kiến thức mới về làng gốm Bát Tràng. Chúng em hi vọng sẽ được đi trải nghiệm thêm nhiều làng nghề truyền thống hơn nữa. Theo Hồng Thư Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Cô Linh đã tổ chức cho cả lớp đi đâu? A. Đi tham quan sở thú ở Hà Nội. B. Đi tham quan làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội. C. Đi dã ngoại gần làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội. D. Đi học cách làm gốm sứ ở làng gốm Bát Tràng Hà Nội. Câu 2. Vì sao các nghệ nhân gốm lại học nghề từ rất sớm? A. Vì học cần nhiều thời gian và tính kiên nhẫn để trở thành thợ giỏi. B. Vì những người dân ở nơi đây họ rất yêu nghề làm gốm. C. Vì họ cần nhiều thời gian để học cách làm gốm. D. Cả A và C đều đúng. Câu 3. Sau khi tham gia trải nghiệm làm gốm thực tế, các bạn nhỏ đã hiểu được điều gì? A. Những nghệ nhân gốm rất tài năng. B. Công việc làm gốm rất vất vả và khó khăn. C. Làm gốm cần sự khéo tay, tỉ mỉ và tính kiên nhẫn. D. Để làm ra một sản phẩm gốm sứ phải trải qua nhiều công đoạn. Câu 4. Dấu gạch ngang trong bài đọc có tác dụng gì? A. Đánh dấu bộ phận chú thích hoặc giải thích. B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. C. Đánh dấu các ý được liệt kê. D. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. Câu 5. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ gạch chân trong mỗi câu sau: a) Mùa xuân là tết trồng cây. b) Tuổi xuân của cô ấy rất đẹp. c) Hương cõng em trên lưng đi quanh xóm. d) Cánh diều lơ lửng trên lưng trời. Câu 6. Từ nào đồng nghĩa với từ “kiên nhẫn”? A. từ tốn B. quyết tâm C. kiên quyết D. nhẫn nại Câu 7. Em hãy đặt một câu với kết từ và cặp kết từ sau: a) Kết từ “còn”: b) Cặp kết từ “bởi … nên”: B. Kiểm tra viết Đề bài: Viết bài văn tả bác bảo vệ của trường em. -------- Hết -------- Lời giải HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm văn bản sau: Câu 1. Cô Linh đã tổ chức cho cả lớp đi đâu? A. Đi tham quan sở thú ở Hà Nội. B. Đi tham quan làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội. C. Đi dã ngoại gần làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội. D. Đi học cách làm gốm sứ ở làng gốm Bát Tràng Hà Nội. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Cô Linh đã tổ chức cho cả lớp đi tham quan làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội. Đáp án B. Câu 2. Vì sao các nghệ nhân gốm lại học nghề từ rất sớm? A. Vì học cần nhiều thời gian và tính kiên nhẫn để trở thành thợ giỏi. B. Vì những người dân ở nơi đây họ rất yêu nghề làm gốm. C. Vì họ cần nhiều thời gian để học cách làm gốm. D. Cả A và C đều đúng. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Các nghệ nhân gốm lại học nghề từ rất sớm vì học cần nhiều thời gian và tính kiên nhẫn để trở thành thợ giỏi. Đáp án A. Câu 3. Sau khi tham gia trải nghiệm làm gốm thực tế, các bạn nhỏ đã hiểu được điều gì? A. Những nghệ nhân gốm rất tài năng. B. Công việc làm gốm rất vất vả và khó khăn. C. Làm gốm cần sự khéo tay, tỉ mỉ và tính kiên nhẫn. D. Để làm ra một sản phẩm gốm sứ phải trải qua nhiều công đoạn. Phương pháp giải: Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Sau khi tham gia trải nghiệm làm gốm thực tế, các bạn nhỏ đã hiểu được làm gốm cần sự khéo tay, tỉ mỉ và tính kiên nhẫn. Đáp án C. Câu 4. Dấu gạch ngang trong bài đọc có tác dụng gì? A. Đánh dấu bộ phận chú thích hoặc giải thích. B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. C. Đánh dấu các ý được liệt kê. D. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Dấu gạch ngang. Lời giải chi tiết: Dấu gạch ngang trong bài đọc có tác dụng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Đáp án B. Câu 5. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ gạch chân trong mỗi câu sau: a) Mùa xuân là tết trồng cây. b) Tuổi xuân của cô ấy rất đẹp. c) Hương cõng em trên lưng đi quanh xóm. d) Cánh diều lơ lửng trên lưng trời. Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Từ đa nghĩa. Lời giải chi tiết: - Nghĩa gốc: a, c - Nghĩa chuyển: b, d Câu 6. Từ nào đồng nghĩa với từ “kiên nhẫn”? A. từ tốn B. quyết tâm C. kiên quyết D. nhẫn nại Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Từ đồng nghĩa. Lời giải chi tiết: Từ đồng nghĩa với từ “kiên nhẫn” là từ “nhẫn nại”. Đáp án D. Câu 7. Em hãy đặt một câu với kết từ và cặp kết từ sau: a) Kết từ “còn”: b) Cặp kết từ “bởi … nên”: Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài Kết từ. Lời giải chi tiết: a) Nhà tôi ở Hà Nội còn nhà Linh ở Quảng Ninh. b) Bởi lười học lại ham chơi nên Huy bị điểm kém bài kiểm tra toán. B. Kiểm tra viết Phương pháp giải: Phân tích, tổng hợp. Lời giải chi tiết: Dàn ý: Mở bài: Giới thiệu về bác bảo vệ trường em: tên, tuổi, Thân bài - Tả ngoại hình của bác bảo vệ: + Dáng người, dáng đi + Khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, mái tóc - Tả tính cách của bác bảo vệ + Bác rất nghiêm khắc nhưng cũng rất thương yêu học sinh + Bác luôn đúng giờ và cần mẫn trong công việc + Bác luôn vui vẻ, hoà nhã, quan tâm học sinh - Tả một số hoạt động của bác bảo vệ + Canh giữ cổng + Trông giữ xe + Kiểm tra an ninh trật tự trong trường học Kết bài: Cảm nghĩ của em về bác bảo vệ Bài tham khảo 1: Ông nội em sau khi nghỉ hưu từng làm công việc bảo vệ ở một ngôi trường gần nhà, chính vì vậy em luôn tôn trọng các bác bảo vệ trong trường. Nhất là bác Khoa, bác là bảo vệ cao tuổi nhất luôn gợi cho em nhớ đến ông nội. Em rất hay nói chuyện với bác Khoa, năm nay bác đã gần 50 tuổi, cũng gần bằng với tuổi của ông em, bác bắt đầu làm bảo vệ ở trường em từ năm em vào lớp 1, đến nay cũng đã được gần 5 năm. Bác Khoa có dáng người đậm, từng bước đi của bác vẫn mang tác phong của một người lính vì bác là một bộ độ về hưu. Em đã quen thuộc với hình ảnh bác vào mỗi sáng sớm mặc chiếc áo xanh, đội mũ bảo vệ, tay cầm chiếc còi và ngồi trước cổng trường chờ đón học sinh vào trường. Mỗi bạn học sinh hay thầy cô giáo đi qua đều chào bác, bác đáp lại bằng một nụ cười rất tươi, thi thoảng còn trêu đùa vài câu như "thằng bé này có cái áo đẹp nhỉ!" hoặc "nhanh lên không vào lớp bây giờ!" Bác thân thiện và gần gũi là vậy nhưng đối với những học sinh nghịch ngợm bác luôn nghiêm khắc và thẳng tay phạt lỗi. Dù trời nắng hay mưa to bác Khoa vẫn hàng ngày hai tay chắp sau lưng đi theo dõi quanh sân trường. Đối với em bác Khoa không chỉ là một bác bảo vệ của trường học mà từ lâu em đã coi bác như một người thân của mình, yêu quý và kính trọng bác. Bài tham khảo 2: Mỗi buổi sáng đạp xe tới trường, em lại bắt gặp hình bóng thân quen của bác bảo vệ. Bác Sơn là người bảo vệ ở trường được mọi người kính nể. Năm nay bác đã ngoài năm mươi tuổi dáng người cao, gầy của bác in đậm những khó khăn mưu sinh. Mái tóc bác điểm vài sợi bạc, trên gương mặt gầy gầy, xương xuất hiện nếp nhăn theo năm tháng. Ánh mắt bác hiền từ, bác luôn nhìn lũ học trò chúng em tới trường, vui chới với cái nhìn trìu mến và nụ cười nhân hậu. Mỗi lúc như vậy, em như thấy bác lạc quan hơn, yêu đời hơn khi ngắm nhìn những mầm non hồn nhiên, tràn đầy sức sống. Bác gắn bó với trường em hơn ba năm rồi. Ngày trước bác từng tham gia nhập ngũ và chiến tranh đã cướp đi một cánh tay của bác nhưng với nghị lực sống kiên cường, bác không chấp nhận sống ỷ vào tiền trợ cấp. Công việc làm bảo vệ không quá khó khăn mà đó cũng là lúc bác thấy mình sống ý nghĩa hơn khi cống hiến sức mình để chúng em có cuộc sống như ngày hôm nay. Mỗi giờ ra chơi, chúng em thường xuống phòng bác bác vệ. Có khi nghe bác kể về những ngày kháng chiến oanh liệt của quân và dân ta, có khi chúng em giúp bác dọn cỏ ở sân trường. Nhờ có bàn tay siêng năng, cần cù của bác mà những chậu cây cảnh luôn được cắt tỉa gọn gàng, sân trường, nhà để xe lúc nào cũng ngay ngắn, sạch sẽ. Bác Sơn rất chăm chỉ đọc sách báo, bác có vốn hiểu biết sâu rộng. Nhiều lần bác tặng chúng em những cuốn sách cũ, ý nghĩa. Bác nói rằng việc đọc trau dồi trí tuệ và giúp ta bớt cô đơn. Em nghĩ đó là lời dạy bổ ích. Bác Sơn vui tính, thân thiện nên được cả thầy và trò kính yêu. Bác giữ gìn ngôi an toàn trường để chúng em học tập hiệu quả hơn. Mỗi khi giữa những đám học trò đụng độ, bác lại là người khuyên giải, can ngăn, bác mang lại thiện chí mà không làm mất lòng bạn nào. Mỗi ngày đến trường, thấy dáng hình quen thuộc của bác bảo vệ trong nhà xe, trên sân trường, em thấy lòng mình vui tươi, cảm giác vững tâm hơn. Giọng nói trầm ấm của bác xóa tan những khoảng cách về tuổi tác, bác tỏ ra thấu hiểu những cô cậu học trò bé nhỏ nên những chiếc kẹo bác chia cho chúng em vừa là động viên chúng em học tập vừa gửi gắm tình thương yêu của tấm lòng hiền hậu, dễ mến. Bác Sơn là người bảo vệ trường đáng kính của trường em, em học hỏi nhiều điều tốt từ con người bác. Mai này dù có đi đâu về đâu, em cũng không thể quên bóng hình thân thương của bác nơi mái trường tuổi thơ. Bài tham khảo 3: Người gắn bó với chúng em ở ngôi trường tiểu học này không chỉ có các thầy cô, bạn bè mà còn có cả bác bảo vệ nữa. Bác là người giữ cho ngôi trường của em đảm bảo an toàn, bình yên. Với em, bác bảo vệ như một người hùng giữ trường vậy. Em không rõ bác đã gắn bó với ngôi trường này từ bao giờ, chỉ biết là khi em chập chững bước chân vào trường thì đã thấy bác. Bác năm nay gần 60 tuổi rồi, nhưng trông bác vẫn còn phong độ lắm. Dáng người bác cao và đậm trông rất khỏe khoắn. Đôi tay của bác to và chắc nịch. Vậy nên mỗi lần bác gõ trống, em đều nghe thấy tiếng trống to, giòn giã và dứt khoát. Em rất thích ngắm nhìn khuôn mặt hiền từ, phúc hậu của bác. Mỗi lần chúng em đi qua cổng trường chào bác, bác đáp lại với một nụ cười rất tươi. Tuy nhiên, nếu có học sinh vi phạm như trèo cây, xả rác bừa bãi hay nói tục thì khuôn mặt bác nghiêm lại. Đôi mắt của bác đen, ẩn dưới đôi lông mày rậm. Vầng trán của bác cao, mỗi khi bác cười bác hay nhíu mày nên những vết nhăn trên trán lại xuất hiện. Bác là một người rất tận tâm với công việc. Hàng ngày, bác đánh trống báo hiệu giờ vào lớp. giờ tan học rất chính xác. Nhiều lúc lười học, em mong ngóng tiếng trống tan học của bác biết bao nhiêu. Ban ngày, bác ngồi ở bốt bảo vệ cổng trường, không cho học sinh nào trốn tiết hay bỏ ra ngoài đi chơi, cũng không để cho người không có phận sự vào trường học. Đến chiều tối, khi tất cả đã về hết chỉ còn lại bác với ngôi trường thì bác cầm chiếc đèn pin đi dọc hành lang các lớp học để kiểm tra. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cáo và có sức khỏe bền bỉ. Bởi ngày nào cũng vậy, ngày nắng cũng như ngày mưa, bác đều phải đi tuần quanh trường. Đôi khi thấy những bạn học sinh cá biệt trèo bàn ghế, phá hỏng đồ của trường bác nghiêm khắc phê bình. Cũng nhờ có bác mà cây cối trong trường luôn xanh tốt. Trường em, ai cũng yêu quý bác. Nhờ có bác mà ngôi trường của em luôn an toàn, bình yên, rộn rã tiếng cười thơ trẻ vì đã có bác bảo vệ.
|