Đề số 20 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 20 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9

Đề bài

Câu 1. Thế nào là môi trường sống của sinh vật?

A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật.

B. Là nơi ở của sinh vật.

C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật.

Câu 2. Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?

A. Vì con người có tư duy, có lao động.

B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.

C. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.

D. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.

Câu 3. Cây ưa sáng thường sống nơi nào?

A. Nơi quang đãng

B. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.

C. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình

D. Nơi khô hạn.

Câu 4. Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?

A. Cây vẫn mọc thẳng

B. Cây luôn quay về phía mặt trời.

C. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.

D. Ngọn cây rũ xuống.

Câu 5. Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?

A. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.

B. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.

D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

Câu 6. Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật như thế nào?

A. Chỉ hoạt động vào lúc trước mặt trời mọc và lúc hoàng hôn.

B. Chủ yếu hoạt động vào ban ngày.

C. Chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn hoặc khi trời tối.

D. Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.

Câu 7. Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là:

A. Có chi dài hơn

B. Cơ thể có lông dày và dài hơn (ở thú có lông).

C. Chân có móng rộng

D. Đệm thịt dưới chân dày.

Câu 8. Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt?

A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi 

B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói.

C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu 

D. Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi.

Câu 9. Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật có quan hệ khác loài nào sau đây?

A. Cộng sinh

B. Sinh vật ăn sinh vật khác 

C. Cạnh tranh.

D. Kí sinh

Câu 10. Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?

A. Làm tăng thêm sức thổi của gió. 

B. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ.

C. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất.

D. Giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây.

Câu 11. Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do

A. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt

B. Con người dùng lửa sưởi ấm

C. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn

D. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng

Câu 12. Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là

A. Động vật mất nơi cư trú

B. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái.

C. Môi trường bị ô nhiễm

D. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng

Câu 13. a. Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ?

b. Viết 3 chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới (mỗi chuỗi có ít nhất 4 loài sinh vật)?

Câu 14. Qua các bài thực hành tìm hiểu môi trường, em hãy nhận xét tình hình môi trường nước ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống?

Câu 15. Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

C

D

A

C

B

D

7

8

9

10

11

12

B

D

B

D

A

B

Câu 1 

Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

Chọn C

Câu 2 

Con người được tách ra thành 1 nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.

Chọn D

Câu 3 

Cây ưa sáng thường sống nơi quang đãng.

Chọn A

Câu 4 

Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc về phía ánh sáng.

Chọn C

Câu 5 

Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

Chọn B

Câu 6

Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật: Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.

Chọn D

Câu 7 

Các động vật ở vùng lạnh có lông dày và dài giúp giữ ấm cơ thể.

Chọn B

Câu 8 

Chim và thú là động vật hằng nhiệt: Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi.

Chọn D

Câu 9 

Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật có quan hệ: Sinh vật ăn sinh vật khác

Chọn B

Câu 10 

Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây.

Chọn D

Câu 11 

Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt.

Chọn A

Câu 12 

Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái.

Chọn B

Câu 13 

a.Hệ sinh thái: Là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định bao gồm quẫn xã và khu vực sinh sống của quần xã (sinh cảnh) 

VD: Một khu rừng, một cái ao,…

b.Ví dụ về chuỗi thức ăn:

1. Thực vật → cào cào → ếch → VSV

2. Thực vật → cào cào → ếch→rắn → VSV

3. Thực vật → hươu → hổ →VSV

Câu 14 

- Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm:

+Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt

+Đất bị ô nhiễm do sử dụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt

+Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí

- Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm:

+Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường

+Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định

+Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.

Câu 15

Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:

- Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.

- Cấm săn bắn động vật hoang dã

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.

- Ứng dụng KHCN vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật 

Nguồn: sưu tầm

 HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close