Đề số 19 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 19 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9

Đề bài

Câu 1. Mối quan hệ giữa các sợi nấm và tảo ở địa y là mối quan hệ khác loài nào sau đây ?

A. Cộng sinh                          B. Hội sinh

C. Cạnh tranh                         D. Kí sinh

Câu 2. Người ta nuôi cấy tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp dể tạo thành ?

A. mô                                     B. Cơ quan

C. cây non                              D. mô sẹo

Câu 3. Kỹ thuật gen gồm có :

A.  2 khâu                               B. 3 khâu

C. 4 khâu                                D. 5 khâu

Câu 4. Ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối tạo nên ADN ?

A. tái tổ hợp                          B. biến dạng

C. ghép                                  D. hai dòng

Câu 5. Sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái là giao phối ?

A. phân tích                           B. phân tính

C. gần                                    D. xa

Câu 6. Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt nam có giới hạn dưới và giới hạn trên là ?

A. 5oC và 40oC                B. 5oC và 42oC

C. 4oC và 42oC                D. 5oC và 43oC

Câu 7. Giữa các cá thể sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào sau đây ?

A. Hội sinh

B. Sinh vật ăn sinh vật khác

C. Cộng sinh

D. Hỗ trợ và cạnh tranh

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không có ở quần thể sinh vật mà chỉ có ở quần thể người ?

A. tỉ lệ giới tính

B. kinh tế - xã hội

C. thành phần nhóm tuổi

D. mật độ

Câu 9. Trong chuỗi thức ăn sinh vật nào là sinh vật sản xuất ?

A. thực vật

B. động vật ăn thực vật

C. động vật ăn thịt

D. vi sinh vật

Câu 10. Tác động lớn nhất của con người làm suy giảm môi trường là gì ?

A. bảo vệ môi trường

B.  chăn thả gia súc

C. phá hủy thảm thực vật

D. cải tạo môi trường

Câu 11. Dầu lửa, than đá, khí đốt tự nhiên và các khoáng sản thuộc dạng tài nguyên nào ?

A. tái sinh

B. không tái sinh

C. năng lượng vĩnh cửu

D. không thuộc dạng nào

Câu 12. Ý nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu quả của việc bón phân hợp lí và hợp vệ sinh cho cây trồng?

A. Tăng độ màu mỡ cho đất

B. không gây ô nhiễm môi trường

C.  không mang mầm bệnh cho người và động vật

D.  hạn chế hạn hán và lũ lụt   

Câu 13. Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc điểm nào ? Do đâu có sự khác nhau đó?

Câu 14. Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý? (đối với tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng)

Câu 15. Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào ? Hãy cho ví dụ từng mối quan hệ đó.

Câu 16. Trong một đồng cỏ có các loài sinh vật sau : cào cào, thỏ, chim ăn sâu, rắn, sâu hại thực vật, cáo, ếch nhái, vi khuẩn.

a. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn

b. Trong lưới thức ăn này có ít nhất mấy chuỗi thức ăn? Hãy viết ra.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

A

D

B

A

C

B

D

B

Câu 1 

Tảo và nấm cộng sinh  với nhau thành địa y

Chọn A

Câu 2 

Nuôi cấy tế bào trên môi trường dinh dưỡng sẽ được mô sẹo, đưa mô sẹo sang các môi trường có chất kích thích sinh trưởng mới hình thành cơ quan

Chọn D

Câu 3

Kỹ thuật gen có 3 khâu:

1. tách gen cần chuyển và thể truyền

2. tạo ADN tái tổ hợp

3. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

Chọn B

Câu 4 

Ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối tạo nên ADN tái tổ hợp

Chọn A

Câu 5

Đây là giao phối gần xảy ra ở các sinh vật gần gũi về mặt di truyền

Chọn C

Câu 6 

Cá rô phi có giới hạn trên là 42 oC; giới hạn dưới 5oC

Chọn B

Câu 7 

Các cá thể cùng loài có mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh

Các quan hệ khác là giữa các loài khác nhau

Chọn D

Câu 8 

Đặc điểm kinh tế- xã hội chỉ có ở quần thể người

Chọn B

Câu 9 

Sinh vật sản xuất: có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ

A: SV sản xuất

B,C: sinh vật tiêu thụ

D: SV sản xuất hoặc SV phân giải

Chọn A

Câu 10 

Tác động lớn nhất của con người làm suy giảm môi trường là phá hủy thảm thực vật.

Chọn C

Câu 11 

Dầu lửa, than đá, khí đốt tự nhiên và các khoáng sản là các tài nguyên không tái sinh

Chọn B

Câu 12 

Bón phân hợp lý, hợp vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường

Chọn B

Câu 13

Phương pháp:

Quần thể người có những đặc trưng kinh tế- xã hội (pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa) mà quần thể sinh vật khác không có. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể,đồng thời cải tạo thiên nhiên.

Cách giải:

Quần thể người có những đặc trưng kinh tế- xã hội (pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa) mà quần thể sinh vật khác không có. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể,đồng thời cải tạo thiên nhiên.

Câu 14 

-Tài nguyên đất: Cải tạo đất, bón phân hợp lý, chống xói mòn, nhiễm mặn.

-Tài nguyên nước: khơi thông dòng chảy, không xả rác, chất thải công nghiệp và sinh hoạt  xuống sông, hồ, biển, tiết kiệm nguồn nước ngọt.

-Tài nguyên rừng: Khai thác hợp lý kết hợp trồng bổ sung, thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.

Câu 15 

* Hỗ trợ            

Cộng sinh: Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

Hội sinh: Địa y sống bám trên cành cây.

* Cạnh tranh

Cạnh tranh: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.

Ký sinh, nửa kí sinh: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò.

SV ăn SV khác: Cây nắp ấm bắt côn trùng.

Câu 16

Lưới thức ăn:

Có ít nhất 4 chuỗi thức ăn: 

Nguồn: sưu tầm

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close