Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9 Đề bài Câu 1. Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì: A. Tạo ra các cặp gen dị hợp B. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại C. Chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại D. Cả 3 ý trên Câu 2. Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam là: A. Lúa, ngô, đậu tương B. Lúa, khoai, sắn C. Lúa, khoai, dưa hấu D. Ngô, khoai, lạc Câu 3. Các tác nhân vật lí gây đột biến nhân tạo là: A. Các tia phóng xạ B. Sốc nhiệt C. Tia tử ngoại D. Cả A, B và C Câu 4. Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là: A. Lai khác dòng B. Lai khác thứ C. Lai kinh tế D. Cả A, B và C Câu 5. Theo nghĩa đúng nhất, môi trường sống của sinh vật là: A. Nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn B. Nơi sinh vật cư trú C. Nới sinh vật làm tổ D. Nơi sinh vật sinh sống Câu 6. Nhóm nhân tố nào dưới đây đều thuộc nhóm nhân tố hữu sinh? A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm B. Con người và các sinh vật khác C. Khí hậu, nước, đất D. Các sinh vật khác và ánh sáng Câu 7. Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng? A. Bạch đàn, lúa, lá lốt B. Trầu không, ngô, lạc C. Ớt, phượng, hồ tiêu D. Tre, dừa, thông Câu 8. Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt? A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất B. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu C. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, cá ngừ Câu 9. Đặc điểm của tháp dân số trẻ là: A. Đáy tháp rộng B. Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu thị tỉ lệ tử vong cao C. Tuổi thọ trung bình thấp D. Cả A, B và C Câu 10. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở: A. Độ đa dạng B. Độ nhiều C. Độ thường gặp D. Cả A, B và C Câu 11. Cây có lớp bần dày vào mùa đông là do ảnh hưởng của nhân tố: A. Đất B. Ánh sáng C. Nhiệt độ D. Các cây sống xung quanh Câu 12. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là quan hệ cộng sinh? A. Ấu trùng trai bám trên da cá B. Vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu C. Địa y bám trên cành cây D. Cây Tầm gửi sống trên cây hồng Câu 13. Dùng vi khuẩn E.coli để sản xuất hoocmon insulin là ứng dụng A. Công nghệ gen B. Công nghệ tế bào C. Phương pháp chọn lọc cá thể D. Phương pháp chọn lọc hàng loạt Câu 14. Ví dụ nào sau đây không phải là một quần thể sinh vật A. Các cá thể cá trôi cùng sống ở 1 ao B. Các cá thể lúa trong một ruộng C. Các cá thể ốc bươu cùng sống ở 1 ao D. Các cá thể cá trôi ở 2 ao cạnh nhau Câu 15. Trong các loại tài nguyên sau, thuộc loại tài nguyên tái sinh là : A. Tài nguyên đất B. Dầu mỏ C. Tài nguyên khoáng sản D. Năng lượng gió Câu 16. Một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí là A. Chất thải rắn B. Khí thải từ hoạt động GTVT C. Khí Biogas D. Nước thải sinh hoạt Câu 17. Nhóm sinh vật nào là nhóm sinh vật hằng nhiệt: A. Cá chép, cóc, bồ câu, thằn lằn. B. Nấm, lúa, chim sẻ, cá lóc, kỳ nhông C. Nấm, ngô, thằn lằn, giun đất, cá chép D. Cá voi, hổ, mèo rừng, chuột đồng. Câu 18. Hậu quả dẫn đến từ sự gia tăng dân số quá nhanh là: A. Điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn B. Trẻ được hưởng các điều kiện để học hành tốt hơn C. Thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện D. Nguồn tài nguyên ít bị khai thác hơn Câu 19. Xác định một quần xã ổn định, ta căn cứ vào: A. Độ đa dạng B. Tỉ lệ sinh tử C. Thời gian tồn tại D. Phạm vi phân bố Câu 20. Các tập hợp sau, tập hợp nào không là quần thể sinh vật: A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng B. Đàn cá sống ở sông C. Đàn chim sẻ sống trong rừng cây D. Các cây thông trong rừng. Câu 21. Thế nào là một lưới thức ăn? Cho ví dụ một lưới thức ăn có ít nhất 3 mắt xích chung. Câu 22. Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Câu 23. Nêu điểm khác nhau của các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? Chúng ta cần phải sử dụng các nguồn tài nguyên đó như thế nào? Vì sao? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì: + Tạo ra các cặp gen dị hợp + Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại + Chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại Chọn D Câu 2 Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam là: Lúa, ngô, đậu tương Chọn A Câu 3 A,B,C đều là tác nhân vật lí gây đột biến. Chọn D Câu 4 Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là: lai kinh tế. Chọn C Câu 5 Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh vật sinh sống. Chọn D Câu 6 Con người và các sinh vật khác là các yếu tố hữu sinh. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu, thổ nhưỡng... là các yếu tố vô sinh. Chọn B Câu 7 Những cây ưa sáng là tre, dừa, thông. Chọn D Câu 8 Các sinh vật hằng nhiệt gồm chim và thú: Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu. Chọn B Câu 9 Đặc điểm của tháp dân số trẻ là: + Đáy tháp rộng + Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu thị tỉ lệ tử vong cao + Tuổi thọ trung bình thấp Chọn D Câu 10 Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở cả ba chỉ số: Độ đa dạng, độ nhiều và độ thường gặp. Chọn D Câu 11 Cây có lớp bần dày vào mùa đông là do ảnh hưởng của nhân tố nhiệt độ, lớp bần có khả năng cách nhiệt. Chọn C Câu 12 Quan hệ cộng sinh là quan hệ chặt chẽ giữa 2 loài, trong đó cả 2 loài cùng có lợi. A,D : kí sinh C: hội sinh Chọn B Câu 13 Dùng vi khuẩn E.coli để sản xuất hoocmon insulin là ứng dụng công nghệ gen (chuyển gen vào E.coli) Chọn A Câu 14 VD D không phải là 1 quần thể vì các cá thể đó sống ở các sinh cảnh khác nhau. Chọn D Câu 15 Tài nguyên tái sinh là đất. Dầu mỏ và khoáng sản là tài nguyên hữu hạn. Gió là tài nguyên vô hạn. Chọn A Câu 16 Khí thải từ hoạt động GTVT sẽ làm ô nhiễm không khí. Nước thải, chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường nước, đất Khí biogas sẽ được dùng để đun nấu. Chọn B Câu 17 Các sinh vật hằng nhiệt gồm chim và thú: Cá voi, hổ, mèo rừng, chuột đồng. Chọn D Câu 18 Hậu quả dẫn đến từ sự gia tăng dân số quá nhanh là thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện. Chọn C Câu 19 Một quần xã ổn định sẽ có độ đa dạng cao. Chọn A Câu 20 Tập hợp: Đàn cá sống ở sông không phải là quần thể vì có nhiều loài cá khác nhau. Chọn B Câu 21 Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. Câu 22 * Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác. * Các tác nhân: - Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt - Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học - Các chất phóng xạ - Các chất thải rắn - Các sinh vật gây bệnh * Các biện pháp cơ bản: - Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt - Cải tiến công nghệ để sản xuất ít gây ô nhiễm - Sử dụng năng lượng không sinh ra khí thải như năng lượng gió, năng lượng mặt trời… - Trồng nhiều cây xanh - Sản xuất lượng thực thực phẩm an toàn - Hạn chế tiếng ồn - Tăng cường công tác giáo dục vệ sinh môi trường Câu 23 * Các dạng tài nguyên: - Tài nguyên không tái sinh: sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như: than đá, dầu lửa… - Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi như: đất, nước, sinh vật… - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: sử dụng mãi mãi không gây ô nhiễm môi trường như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời … * Chúng ta cần sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau * Vì nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Nguồn: sưu tầm HocTot.Nam.Name.Vn
|