Đề kiểm tra giữa kì II Toán 8 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 2 toán 8 - Đề số 1 có lời giải chi tiết Đề bài Câu 1 (4,0 điểm): Giải các phương trình sau: a) 2.|x−1|=3x−5 b) x(x−1)=72 Câu 2 (2,0 điểm): Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình: Một ô tô phải đi quãng đường AB dài 120km trong thời gian nhất định. Ô tô đi nửa quãng đường đầu với vận tốc lớn hơn dự định là 5km/h và đi nửa quãng đường sau với vận tốc kém dự định là 4km/h. Biết ô tô đến B đúng thời gian dự định. Tính thời gian ô tô dự định đi quãng đường AB. Câu 3 (3,5 điểm): Cho tam giác ABC có các đường cao AD,BE,CF cắt nhau tại H. Gọi M và N lần lượt là hình chiếu vuông góc của D trên AC và CF. a) Chứng minh rằng: CF.CM=CE.CN b) Gọi Q là hình chiếu vuông góc của D trên AB. Chứng minh rằng: QM//EF c) Gọi P là hình chiếu vuông góc của D trên BE. Chứng minh rằng: bốn điểm M,N,P,Q thẳng hàng. Câu 4 (0,5 điểm): a) (Dành cho lớp 8A) Cho các số thực không âm a,b,c thỏa mãn a+b+c=1. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức: P=ab+bc+ca−abca+2b+c b) Cho các số thực a,b,c thỏa mãn a2+b2+c2=1. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức: P=ab+bc+ca. Lời giải chi tiết Câu 1 (VD) Phương pháp: a) Phương trình có dạng: |f(x)|=g(x) Điều kiện: g(x)≥0 Trường hợp 1: f(x)=g(x) Trường hợp 2: f(x)=−g(x) b) Đưa phương trình đã cho về dạng A(x).B(x)=0⇔[A(x)=0B(x)=0 Cách giải: Giải các phương trình sau: a) 2.|x−1|=3x−5 Điều kiện: 3x−5≥0⇔x≥53 Trường hợp 1: 2.(x−1)=3x−5⇔2x−2=3x−5⇔2x−3x=−5+2⇔−x=−3⇔x=3(tm) Trường hợp 2: 2.(x−1)=−3x+5⇔2x−2=−3x+5⇔2x+3x=5+2⇔5x=7⇔x=75(ktm) Vậy tập nghiệm của phương trình là S={3}. b) x(x−1)=72 x(x−1)=72⇔x2−x=72⇔x2−x−72=0⇔x2−9x+8x−72=0⇔(x2−9x)+(8x−72)=0⇔x(x−9)+8(x−9)=0⇔(x+8)(x−9)=0⇔[x+8=0x−9=0⇔[x=−8x=9 Vậy tập nghiệm của phương trình là S={−8;9}. Câu 2 (VD) Phương pháp: Gọi vận tốc ô tô dự định đi quãng đường AB là x(km/h.x>4). Thời gian ô tô dự định đi quãng đường AB là 120x(h). Vận tốc ô tô đi nửa quãng đường đầu là x+5(km/h). Thời gian ô tô đi nửa quãng đường đầu là 60x+5(h) Vận tốc ô tô đi nửa quãng đường sau là x−4(km/h) Dựa vào giả thiết bài cho để lập phương trình. Giải phương trình tìm ẩn x. Đối chiếu với điều kiện rồi kết luận. Cách giải: Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình: Gọi vận tốc ô tô dự định đi quãng đường AB là x(km/h.x>4). Thời gian ô tô dự định đi quãng đường AB là 120x(h). Vận tốc thực ô tô đi nửa quãng đường đầu là x+5(km/h). Thời gian ô tô đi nửa quãng đường đầu là 60x+5(h). Vận tốc thực ô tô đi nửa quãng đường sau là x−4(km/h). Thời gian ô tô đi nửa quãng đường sau là 60x−4(h) Vì ô tô đến B đúng thời gian dự định nên ta có phương trình: 60x+5+60x−4=120x⇒60x(x−4)+60x(x+5)=120(x−4)(x+5)⇔(60x2−240x)+(60x2+300x)=(120x−480)(x+5)⇔60x2−240x+60x2+300x=120x2+600x−480x−2400⇔60x2−240x+60x2+300x−120x2−600x+480x=−2400⇔−60x=−2400⇔x=40(tm) Vậy vận tốc dự định ô tô đi quãng đường AB là 40 (km/h). Thời gian ô tô dự định đi quãng đường AB là: 12040=3(h). Vậy thời gian ô tô dự định đi quãng đường AB là 3(h). Câu 3 (VD) Phương pháp: a) Để chứng minh CF.CM=CE.CN ta chứng minh CECM=CFCN (cùng bằng BCDC). b) Áp dụng định lý Ta-lét đảo để chứng minh EF//MQ Chứng minh AFFQ=AEEM (cùng bằng AHHD). c) Chứng minh: Ba điểm M,N,Q thẳng hàng; M,Q,P thẳng hàng (Áp dụng định lý Ta-lét đảo và tiên đề Ơ-clit) Cách giải: a) Chứng minh rằng: CF.CM=CE.CN Xét ΔBCE và ΔDCM có: ∠BEC=∠DMC=900 ∠C chung ⇒ΔBCE∼ΔDCM (góc – góc) ⇒BCDC=CECM (Tỷ số cặp cạnh tương ứng) (1) Xét ΔBCF và ΔDCN có: ∠DNC=∠BFC=900 ∠C chung ⇒ΔBCF∼ΔDCN (góc – góc). ⇒BCDC=CFCN (Tỷ số cặp cạnh tương ứng) (2) Từ (1) và (2) ta có CECM=CFCN(=BCDC) ⇒CF.CM=CE.CN(dpcm) b) Gọi Q là hình chiếu vuông góc của D trên AB. Chứng minh rằng: QM//EF. Ta có: FH⊥AQDQ⊥AQ}⇒FH//DQ (quan hệ từ vuông góc đến song song). HE⊥ACDM⊥AC} ⇒HE//DM (quan hệ từ vuông góc đến song song). Xét ΔAQD có FH//QD, áp dụng định lý Ta-lét ta có: AFFQ=AHHD (1) Xét ΔAMD có FE//DM, áp dụng định lý Ta-lét ta có: AHHD=AEEM (2) Từ (1) và (2) suy ra AFFQ=AEEM(=AHHD). Xét ΔAQM có AFFQ=AEEM (chứng minh trên). ⇒ EF//MQ (định lý Ta-lét đảo). c) Gọi P là hình chiếu vuông góc của D trên BE. Chứng minh rằng: bốn điểm M,N,P,Q thẳng hàng. *) Chứng minh ba điểm M,N,Q thẳng hàng. Theo câu a) ta có: CECM=CFCN⇒CMCE=CNCF. Xét ΔCEF có CMCE=CNCF⇒MN//EF (định lý Ta-lét đảo). Ta lại có MQ//EF (chứng minh trên). ⇒ Ba điểm M,N,Q thẳng hàng (tiên đề Ơ-Clit). *) Chứng minh ba điểm M,Q,P thẳng hàng. Ta có: DQ⊥ABCF⊥AB} ⇒DQ//CF (quan hệ từ vuông góc đến song song). DP⊥BECE⊥BE} ⇒DP//CE (quan hệ từ vuông góc đến song song). Xét ΔBFC có DQ//CF, áp dụng định lý Ta-let ta có: BDDC=BQQF (1) Xét ΔBEC có DP//CE, áp dụng định lý Ta-let ta có: BDDC=BPPE (2) Từ (1) và (2) suy ra BQQF=BPPE. Xét ΔBFE có BQQF=BPPE suy ra PQ//EF (định lý Ta-lét đảo). Ta lại có MQ//EF nên ba điểm M,Q,P thẳng hàng (tiên đề Ơ-clit). Mà ba điểm M,N,Q thẳng hàng nên bốn điểm M,N,P,Q thẳng hàng. Câu 4 (VDC) Phương pháp: a) Biến đổi, phân tích để biểu thức P thành nhân tử để chứng minh được P≥0. Áp dụng bất đẳng thức Cosi cho hai số thực không âm a và c. Biến đổi để đưa biểu thức P biểu diễn qua b. Từ đó suy ra được P≤14. b) Sử dụng BĐT: a2+b2+c2≥ab+ac+bc. Cách giải: a) Cho các số thực không âm a,b,c thỏa mãn a+b+c=1. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức: P=ab+bc+ca−abca+2b+c *) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P=ab+bc+ca−abca+2b+c. P=ab+bc+ca−abca+2b+c=(a+c)b+ac(1−b)a+b+c+b =(a+c)b+ac(a+c)(a+b+c)+b=(a+c)(b+ac)1+b≥0 ⇒P≥0 với mọi số thực không âm a,b,c. Chọn a=b=0,c=1. Suy ra, P đạt giá trị nhỏ nhất bằng 0 khi {a=b=0c=1. *) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức P=ab+bc+ca−abca+2b+c. Áp dụng bất đẳng thức Cosi cho hai số không âm a và c ta được: a+c≥2ac⇔ac≤a+c2 Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi a=c. Ta có: P=ab+bc+ca−abca+2b+c=(a+c)b+ac(1−b)a+b+c+b =(1−b)b+ac(1−b)1+b=(1−b)(b+ac)1+b, ⇒P=(1−b)(b+ac)1+b≤(1−b)(b+(a+c2)2)1+b =(1−b)(b+(1−b)24)1+b=(1−b)(1+b)24(1+b) =1−b24≤14. Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi {b=0a=ca+c=1⇔{b=0a=c=12 Vậy P đạt giá trị lớn nhất bằng 14 khi {b=0a=c=12. b) Cho các số thực a,b,c thỏa mãn a2+b2+c2=1. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức: P=ab+bc+ca. *) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P=ab+bc+ca. Với mọi số thực a,b,c ta có: (a+b+c)2≥0⇔a2+b2+c2+2ab+2bc+2ac≥0⇔a2+b2+c2≥−2ab−2bc−2ac⇔a2+b2+c2≥−2(ab+bc+ac)⇔−12(a2+b2+c2)≤ab+bc+ac Mà a2+b2+c2=1 và P=ab+bc+ca nên P≥−12. Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi {a+b+c=0a2+b2+c2=1. Chọn a=1√2,b=−1√2,c=0. Vậy P đạt giá trị nhỏ nhất bằng −12 khi a=1√2,b=−1√2,c=0. *) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức P=ab+bc+ca. Với mọi số thực a,b,c ta có: (a−b)2+(a−c)2+(b−c)2≥0⇔a2−2ab+b2+a2−2ac+c2+b2−2bc+c2≥0⇔2a2+2b2+2c2−2ab−2ac−2bc≥0⇔2a2+2b2+2c2≥2ab+2ac+2bc⇔a2+b2+c2≥ab+ac+bc Mà a2+b2+c2=1 và P=ab+bc+ca nên P≤1 với mọi số thực a,b,c. Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi {a−b=0a−c=0b−c=0⇔a=b=c. Mà a2+b2+c2=1 suy ra a2=b2=c2=13⇔a=b=c=1√3. Vậy P đạt giá trị lớn nhất bằng 1 khi a=b=c=13.
|