Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 6 - Đề số 5 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 6 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1: Quả của 1 cây khi chín, cuống héo dần và rụng xuống. Quá trình phát tán này là: A. Phát tán nhờ gió B. Phát tán nhờ động vật C. Phát tán nhờ con người D. Tự phát tán Câu 2: Đặc điểm giúp thân thực hiện chức năng vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống các cơ quan là: A. Gồm các tế bào sống lớn, xếp sát nhau tạo mạch rây B. Gồm các tế bào sống, có vách dày tạo mạch rây C. Gồm mạch gỗ và mạch rây D. Gồm các tế bào chết, vách mỏng tạo mạch gỗ và mạch rây Câu 3: Lựa chọn phương án chứa từ còn thiếu, hoàn thành nhận xét sau: A. 1 - Phôi nhũ, 2 – Lá mầm B. 1 – Lá mầm, 2 – Phôi nhũ C. 1 – Vỏ, 2 – Lá mầm D. 1 – Phôi nhũ, 2 – Vỏ Câu 4: Bào tử của cây dương xỉ sẽ phát triển thành: A. Cây con B. Cây dương xỉ C. Nguyên tản D. Túi bào tử Câu 5: Quan sát hình sau: Hãy cho biết quả đó thuộc loại quả gì: A. quả khô nẻ B. quả khô không nẻ C. quả hạch D. quả chanh Câu 6: Đặc điểm thường thấy ở cây mọc nơi râm mát, ẩm nhiều: A. Lá dạng gai B. Rễ sâu, lan rộng C. Thân vươn cao, cành tập trung ở ngọn D. Rễ kém phát triển hoặc không có rễ Câu 7: Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt là: A. Nhiệt độ B. Độ ẩm C. Chất lượng của hạt D. Không khí Câu 8: Quyết tiến hoá hơn rêu ở đặc điểm: A. Có thân, lá, rễ giả B. Có rễ, thân, lá, sinh sản bằng hạt C. Có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn D. Có đủ rễ, thân, lá, hoa, qủa, hạt Câu 9: Ở cây hai lá mầm, chức năng của lá mầm là: A. Chứa chất dự trữ B. Bảo vệ phôi C. Phát triển thành cây mới D. Tổng hợp chất hữu cơ Câu 10: Môi trường sống của tảo rong mơ là: A. Nước ngọt B. Nước mặn C. Nước lợ D. Nước ngọt và nước mặn Câu 11: Hoạt động nào sau đây của con người cũng giúp phát tán hạt và các loại quả: A. Khai thác các loại gỗ quý B. Trồng thêm các loại cây hoa màu, cây ăn quả C. Thu hoạch và buôn bán, trao đổi sản phẩm quả, hạt của cây D. Nghiêm cấm chặt phá rừng, tuyên truyền bảo vệ cây xanh Câu 12: Nhóm nào sau đây gồm những cây đều là cây 1 lá mầm: A. Lạc, đậu B. Ngô, lạc C. Ngô, lúa D. Đậu, lúa Câu 13: Khi gieo trồng, để đảm bảo hạt giống nảy mầm cao. Ta nên chọn những hạt giống có đặc điểm: A. Hạt nhỏ, lành lặn B. Hạt căng, tròn, không sứt sẹo C. Hạt to, lành lặn hoặc sứt sẹo đều được D. Tất cả các hạt lành lặn Câu 14: Cho các diễn biến sau: 1. Túi bào tử mở nắp, các bào tử rơi ra 2. Tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái, sau đó phát triển thành túi bào từ. 3. Bào tử nảy mầm thành cây con Diễn biến của quá trình sinh sản của rêu là: A. 1 – 2 – 3 B. 3 – 2 – 1 C. 2 – 1 – 3 D. 2 – 3 – 1 Câu 15: Nhóm quả nào dưới đây gồm những quả khô? A. Cải, cà chua, nhãn, xà cừ B. Cải, đậu xanh, chi chi, xà cừ C. Ổi, bưởi, bông, chuối D. Cải, thìa là, bông, nho Câu 16: Phôi do bộ phận nào của hoa sau khi thụ tinh biến đổi thành: A. Vỏ noãn B. Hợp tử C. Phần còn lại của Noãn D. Bầu nhụy Câu 17: Hạt cũng được con người dùng làm thức ăn. Trong cấu tạo của hạt, bộ phận nào bổ dưỡng nhất với con người: A. vỏ hạt B. lá mầm C. lá mầm hoặc phôi nhũ D. phôi nhũ Câu 18: Cây trồng có nguồn gốc từ: A. Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại B. Cây trồng rất đa dạng C. Cây trồng có nguồn gốc nhập ngoại D. Cây trồng nhiều hơn cây dại Câu 19: Cây nào dưới đây có cơ quan sinh sản là nón? A. Rong mơ. B. Dương xỉ. C. Thông. D. Rêu. Câu 20: Nhóm gồm toàn những cây hai lá mầm là: A. Cây cam, cây vải thiều, cây tỏi B. Cây tỏi, cây táo, cây cà chua C. Cây bưởi, cây cà chua, cây nhãn D. Cây lúa, cây xoài, cây ngô Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (TH): + Khi chín, cuống của quả héo đi và quả rụng xuống. - Đây là quá trình tự phát tán. Chọn D Câu 2 (TH): + Mạch rây có chức năng vận chuyển chất hữu cơ từ lá tới các cơ quan. - Vậy đặc điểm giúp thân thực hiện chức năng vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống các cơ quan là gồm mạch gỗ và mạch rây. Chọn C Câu 3 (NB): Câu 4 (NB): - Vậy bào tử phát triển thành nguyên tản. Chọn C Câu 5 (VD): - Vậy quả dừa thuộc lại quả hạch. Chọn C Câu 6 (NB): - Vậy đặc điểm thường thấy ở cây mọc nơi râm mát, ẩm nhiều là có thân vươn cao, cành tập trung ở ngọn. Chọn C Câu 7 (NB): + Trong các yếu tố trên, nhiệt độ, độ ẩm, không khí là những yếu tố bên ngoài, chất lượng của hạt là yếu tố bên trong. - Như vậy, yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt là chất lượng của hạt. Chọn C Câu 8 (TH): Rêu và quyết đều sinh sản bằng bào tử, chưa có hoa. Chọn C Câu 9 (TH): Câu 10 (NB): + Nước biển là môi trường nước mặn. - Môi trường sống của tảo rong mơ là nước mặn. Chọn B Câu 11 (VD): + Quả và hạt của cây được chuyển tới nơi khác xa nơi nó mọc được gọi là phát tán. - Như vậy, thông qua việc thu hoạch và buôn bán, trao đổi sản phẩm quả, hạt của cây, con người cũng giúp phát tán hạt và các loại quả. Chọn C Câu 12 (VD): Câu 13 (VD): + Hạt có chất lượng tốt là những hạt căng, tròn, không sứt sẹo. - Khi gieo trồng, để đảm bảo hạt giống nảy mầm cao, ta nên chọn những hạt giống căng, tròn, không sứt sẹo. Chọn B Câu 14 (TH): + Đầu tiên, tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái, sau đó phát triển thành túi bào từ. + Sau đó, túi bào tử khi chín mở nắp, các bào tử rơi ra + Bào tử nảy mầm thành cây con - Diễn biến của quá trình sinh sản của rêu là 2 – 1 – 3 Chọn C Câu 15 (NB): Chọn B Câu 16 (NB): - Phôi do hợp tử sau khi thụ tinh biến đổi thành. Chọn B Câu 17 (VD): Câu 18 (NB): Chọn A Câu 19 (NB): Chọn C Câu 20 (NB): Chọn C HocTot.Nam.Name.Vn
|