Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 6 - Đề số 2 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 6 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1: Hạt cũng được con người dùng làm thức ăn. Trong cấu tạo của hạt, bộ phận nào bổ dưỡng nhất với con người: A. vỏ hạt B. lá mầm C. lá mầm hoặc phôi nhũ D. phôi nhũ Câu 2: Cây có hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng là: A. Rau muống B. Ngô C. Nhãn D. Loa kèn Câu 3: Đặc điểm chung của các cây sống ở vùng khô hạn là A. Rễ nông B. Lá to C. Thân mọng nước D. Ra hoa quanh năm. Câu 4: Khi dùng dao cắt ngang quả dưa hấu, Nam thấy quả có nhiều thịt quả và có thể dễ dàng cắt đôi quả. Dưa hấu là loại quả: A. quả khô nẻ B. quả khô không nẻ C. quả mọng D. quả hạch Câu 5: Nguyên tản của cây dương xỉ có hình: A. Hình tròn B. Hình vuông C. Hình tim D. Hình tam giác Câu 6: Để làm giống, ta nên chọn những hạt có đặc điểm: A. Tất cả các hạt của cây B. Hạt nhỏ, nhẹ C. Hạt chắc, mẩy, lành lặn D. Hạt to, có thể lành lặn hoặc sứt sẹo đều được Câu 7: Cây dương xỉ non được phát triển từ bộ phận nào dưới đây? A. Bào tử B. Nguyên tản C. Trứng D. Hợp tử Câu 8: Điểm giống nhau giữa hạt của cây Một lá mầm và Hai lá mầm là: A. Có vỏ bao bọc và bảo vệ chất dự trữ và phôi. B. Số lá mầm của phôi C. Chất dinh dưỡng chứa trong phôi nhũ D. Đều có phôi nhũ và lá mầm Câu 9: Trong môi trường nước, hạt của một số cây vẫn có thể nảy mầm được vì: A. Hạt có khả năng lấy ôxi hòa tan trong nước. B. Nước làm tăng độ ẩm trong hạt giúp hạt nảy mầm nhanh. C. Chất dự trữ trong hạt biến đổi thành khí cung cấp cho hạt nảy mầm. D. Hạt nảy mầm không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài. Câu 10: Quả nào sau đây phát tán nhờ động vật: A. bồ công anh B. quả ké đầu ngựa C. quả bông D. quả cải Câu 11: Trong trồng trọt, người nông dân phải thu hoạch các loại quả như đậu, cải trước khi quả chín khô vì: A. Khi quả chín khô, vỏ tách ra, hạt rơi xuống đất khó thu hoạch B. Chất lượng của hạt bị giảm. C. Các loài động vật sẽ ăn hết hạt của quả D. Quả sẽ bị gió vận chuyện đi xa, không thu hoạch được Câu 12: Trước khi rêu hình thành bào tử, diễn ra quá trình: A. Thụ phấn B. Thụ tinh C. Ra hoa D. Kết hạt Câu 13: Ta có thể thu được mẫu tảo xoắn, tảo vòng ở: A. Mặt ao hồ, mương rãnh, ruộng lúa nước,…. B. Vùng ven biển C. Vùng cửa sông D. Mặt ao hồ hoặc ven biển Câu 14: Trong thí nghiệm 1 (SGK – Trang 113), vì sao trong cốc 1 có rất ít hoặc không có hạt nảy mầm: A. Thiếu ánh sáng B. Thiếu độ ẩm C. Thiếu không khí D. Nhiệt độ không thích hợp Câu 15: Nhóm quả gồm toàn quả khô là: A. quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua. B. quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải. C. quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi D. quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan Câu 16: Hạt là do bộ phận nào của hoa biến đổi thành sau thụ tinh? A. Bao phấn B. Vòi nhụy C. Bầu nhụy D. Noãn Câu 17: Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt hai lá mầm nằm ở đâu? A. Phôi nhũ B. Lá mầm C. Phôi D. Chồi mầm Câu 18: Biện pháp nào sau đây không được dùng để cải tạo giống cây trồng? A. Để cây tự phát triển, không cần chăm sóc, tưới nước, bón phân, bắt sâu,… B. Chọn những biến đổi có lợi, phù hợp nhu cầu sử dụng, loại bỏ những cây xấu, chỉ giữ lại những cây tốt làm giống. C. Dùng những biện pháp khác nhau như lai giống, gây đột biến, kĩ thuật di truyền,… để cải biến đặc tính di truyền của giống cây. D. Nhân giống (bằng hạt, bằng chiết, ghép,..) những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng. Câu 19: Thực vật bậc cao gồm những ngành nào ? A. rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín B. tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần C. tảo, rêu, dương xỉ, hạt kín D. tảo, rêu, hạt trần, hạt kín Câu 20: Hầu hết các đại diện của lớp Một lá mầm đều có dạng thân như thế nào ? A. Thân cột B. Thân cỏ C. Thân leo D. Thân gỗ Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (VD): Câu 2 (VD): - Nhãn là hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Chọn C Câu 3 (TH): Chọn C Câu 4 (VD): Câu 5 (NB): - Vậy đáp án đúng là C. Chọn C Câu 6 (VD): Câu 7 (NB): Chọn B Câu 8 (TH): Câu 9 (VD): + Hạt giống của một số loài như sen, súng có khản năng lấy oxi hòa tan trong nước nên có thể nảy mầm - Trong môi trường nước, nhờ có khả năng lấy ôxi hòa tan trong nước, hạt của một số cây vẫn có thể nảy mầm. Chọn A Câu 10 (VD): + Quả bông, quả cải là quả khô nẻ, khi chín vỏ quả tách ra, giải phóng hạt bên trong, thường tự phát tán. + Quả ké đầu ngựa vốc gai, có thể bám vào các loài động vật, thường phát tán nhờ động vật. - Trong các loại quả trên, quả ké đầu ngựa thường phát tán nhờ động vật. Chọn B Câu 11 (VDC): + Đậu và cải là các loại quả khô nẻ. + Các loại quả khô nẻ thường tự phát tán, khi quả chín, đặc biệt là chín khô, vỏ quả sẽ tách ra, giải phóng hạt bên trong. - Như vậy, ta nên thu hoạch các loại quả này trước khi quả chín khô vì khi quả chín khô, vỏ quả tách ra, hạt rơi xuống đất khó thu hoạch. Chọn A Câu 12 (VD): + Sau quá trình thụ tinh mới phát triển thành túi bào tử chứa các bào tử - Như vậy, trước khi rêu hình thành bào tử, diễn ra quá trình thụ tinh. Chọn B Câu 13 (TH): + Các môi trường nước ngọt thường gặp là ao, hồ, mương rãnh, ruộng lúa nước,… - Ta có thể thu được mẫu tảo xoắn, tảo vòng ở mặt ao hồ, mương rãnh, ruộng lúa nước,… Chọn A Câu 14 (TH): + Trong cốc lúc này có không khí nhưng không có nước, hay nói cách khác là độ ẩm. - Như vậy, ở cốc 1 thiếu độ ẩm, hạt không thể nảy mầm được. Chọn B Câu 15 (NB): Chọn D Câu 16 (NB): Chọn D Câu 17 (NB): Chọn B Câu 18 (NB): Chọn A Câu 19 (NB): Chọn A Câu 20 (NB): Chọn B HocTot.Nam.Name.Vn
|