Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 6 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1: Rêu sống trên đá, nơi đất nghèo chất dinh dưỡng, nơi có đủ độ ẩm, góp phần vào việc tạo thành:

A. Than đá                    B. Chất mùn

C. Khí gas                     D. Đá

Câu 2: Quả thịt có đặc điểm:

A. Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng

B. Khi chín thì vỏ dày, cứng

C. Khi chín thì vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả

D. Khi chín thì vỏ khô, mềm, chứa đầy thịt quả

Câu 3: Trước khi gieo trồng, cần tiến hành các biện pháp canh tác làm đất tới xốp nhằm:

A. Tăng độ ẩm trong đất

B. Tạo điều kiện cho các vi khuẩn hoạt động tốt giúp cho đất phì nhiêu

C. Làm cho đất thoáng khí, tăng hàm lượng khí có trong đất

D. Chống ngập, chống úng cho hạt khi gieo trồng

Câu 4: Có thể tìm thấy túi bào tử và bào tử ở bộ phận nào của cây dương xỉ?

A. Rễ                            B. Thân

C. Lá già                       D. Ngọn

Câu 5: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của hạt, cây được chia thành:

A. Cây đơn tính và cây lưỡng tính

B. Cây một lá mầm và cây hai lá mầm

C. Cây có hoa và cây không có hoa

D. Cây một năm và cây lâu năm

Câu 6: Ở hạt ngô, chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở:

A. Phôi nhũ                   B. Rễ mầm

C. Thân mầm                D. Lá mầm

Câu 7: Khi đem gieo hạt có chất lượng tốt vào đất thoáng và ẩm, hiện tượng xảy ra là:

A. Hạt bị hỏng

B. Hạt nảy mầm

C. Hạt phình to ra

D. Không có hiện tượng gì xảy ra

Câu 8: Tên gọi chung của nhóm quả: mơ, đào, xoài, dừa,...là:

A. Quả hạch

B. Quả mọng

C. Quả khô nẻ

D. Quả khô không nẻ

Câu 9: Đặc điểm chung của tảo là:

A. Cấu tạo đơn bào

B. Cấu tạo đa bào

C. Đều sống ở nước mặn

D. Chưa có thân, rễ, lá thực sự

Câu 10: Quan sát hình ảnh cấu tạo của hạt đậu và ngô:

Vì sao lá mầm của cây đậu lại to hơn rất nhiều so với lá mầm của hạt ngô:

A. Vì hạt đậu to hơn hạt ngô.

B. Vì ở đậu, lá mầm là nơi chứa chất dinh dưỡng.

C. Vì cây đậu có kích thước lớn hơn so với cây ngô

D. Vì lá mầm của phôi ở hạt đậu có chức năng bảo vệ phôi.

Câu 11: Cho sơ đồ phát triển của cây dương xỉ như sau:

  ?    → Bào tử→ Nguyên tản → Cây dương xỉ con

Cụm từ thích hợp điền vào dấu hỏi chấm là:

A. Túi bào tử mở

B. Bào tử

C. Nguyên tản

D. Cây dương xỉ con

Câu 12: Cây mà rễ không có lông hút là:

A. Cây bèo tây              B. Cây táo

C. Cây cam                   D. Cây lan

Câu 13: Trong một lần ra vườn chơi, Nam thấy trong vườn nhà mình có vài quả ổi nhỏ rơi dưới đất mặc dù trong vườn không trồng ổi và không có ai bỏ quả ổi ra vườn. Nhận xét nào sau đây có thể giải đáp được thắc mắc của Nam:

A. Quả do các loài ăn quả mang đến, đây là hình thức phát tán nhờ động vật.

B. Quả do gió vận chuyển tới, đây là cách phát tán nhờ gió

C. Quả do cây trong vườn rụng xuống, đây là cách tự phát tán

D. Quả ổi do người khác bỏ ra vườn, đây là cách phát tán do con người

Câu 14: Quan sát hình sau:

Hãy cho biết quả đó thuộc loại quả gì:

A. quả khô nẻ           B. quả khô không nẻ

C. quả hạch              D. quả mọng

Câu 15: Cho những đặc điểm sau:

1. Quả có gai, móc, lông cứng bám vào lông động vật

2. Quả mọng, chín thơm ăn được, màu sắc hấp dẫn động vật.

3. Quả, hạt khi chín tự nứt, cuống bật lên như lò xo đẩy hạt ra xa.

4. Hạt thường có vỏ cứng không tiêu hóa được.

Những đặc điểm là hình thức thích nghi của quả và hạt với cách phát tán nhờ động vật là:

A. 1; 2; 3                       B. 2; 3; 4

C. 1; 2; 4                       D. 1; 3; 4

Câu 16: Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái được gọi là:

A. Sinh sản vô tính

B. Sinh sản sinh dưỡng

C. Sinh sản hữu tính

D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Câu 17: Các bộ phận của hạt gồm có:

A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

B. vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ.

C. vỏ và phôi.

D. phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Câu 18 (ID: 369854): Quan sát hình ảnh loại quả sau, dự đoán hình thức phát tán của quả:

A. phát tán nhờ gió

B. phát tán nhờ động vật

C. phát tán nhờ con người

D. tự phát tán

Câu 19: Trong các ngành thực vật hiện có, ngành nào có tổ chức cơ thể hoàn thiện nhất?

A. Ngành Rêu               B. Ngành Hạt trần

C. Ngành Dương xỉ       D. Ngành Hạt kín

Câu 20 (ID: 454131): Loài thực vật nào dưới đây được xếp vào lớp Một lá mầm ?

A. Mướp                       B. Cải

C. Tỏi                            D. Cà chua

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.B

2.C

3.C

4.C

5.B

6.A

7.B

8.A

9.D

10.B

11.A

12.A

13.A

14.B

15.C

16.C

17.A

18.B

19.D

20.C

Câu 1 (TH):
+ Rêu có thể sống trên đá, nơi đất nghèo chất dinh dưỡng nhưng có đủ độ ẩm.

+ Nhờ các hoạt động sống của rêu và xác rêu sau khi chết làm tăng lượng chất mùn nơi chúng sinh sống.

- Như vậy, rêu góp phần vào việc tạo thành chất mùn cho đất.

Chọn B

Câu 2 (NB):
Đặc điểm của quả thịt là: khi chín vỏ dày, mềm chứa đầy thịt quả.

VD: Bí ngô, đu đủ

Chọn C

Câu 3 (VD):
+ Đất tơi xốp là đất có các phân tử đất có kích thước nhỏ, giữa các phân tử đất có khoảng trống.

+ Khoảng trống giữa các phân tử đất được lấp đầy bởi không khí.

- Việc làm đất tới xốp giúp cho đất thoáng khí, tăng hàm lượng khí có trong đất.

Chọn C

Câu 4 (NB):
Có thể tìm thấy túi bào tử và bào tử lá già của cây dương xỉ (mặt dưới của lá)

Chọn C

Câu 5 (NB):
+ Các loại cây có thể được phân chia dựa vào đặc điểm cấu tạo của phôi.
+ Cây một lá mầm trong phôi có 1 lá mầm
+ Cây Hai lá mầm trong phôi có 2 lá mầm.
- Dựa vào đặc điểm của hạt, cây được chia thành cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
Chọn B

Câu 6 (VD):
+ Ngô là cây Một lá mầm.
+ Hạt cây một lá mầm có phôi nhũ.
+ Ở hạt có phôi nhũ, chất dinh dưỡng dự trữ được chứa ở phôi nhũ. Như vậy, ở hạt ngô, chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở phôi nhũ.
Chọn A

Câu 7 (NB):
+ Trong đất thoáng, ẩm có không khí, nhiệt độ và độ ẩm, đây là các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

+ Khi gặp điều kiện thích hợp này, hạt có chất lượng tốt sẽ nảy mầm.

Chọn B

Câu 8 (NB):
+ Quả mơ, đào, xoài, dừa,... có đặc điểm chung là có hạch cứng bọc lấy hạt.

- Vậy nhóm quả mơ, đào, xoài, dừa,... gọi chung là quả hạch.

Chọn A

Câu 9 (TH):
+ Tảo gồm các loại tảo đơn bào và đa bào.

+ Tảo gồm các loài sống ở môi trường nước ngọt và môi trường nước mặn.

+ Các loài tảo dù đơn bào hay đa bào đều chưa có thân, rễ lá thực sự.

- Như vậy, đặc điểm chung của tảo là chưa có thân, rễ, lá thực sự.

Chọn D

Câu 10 (VD):
+ Hạt đậu không có phôi nhũ, hạt ngô có phôi nhũ.
+ Ở hạt, chất dinh dưỡng dự trữ chứa ở phôi nhũ hoặc lá mầm (với những hạt không có phôi nhũ).
- Đậu có chất dinh dưỡng chứa ở lá mầm, nên lá mầm của đậu thường phình to.
Chọn B

Câu 11 (NB):
+ Bào tử được chứa trong túi bào tử.

+ Khi vòng cung cơ ở túi bào tử mở ra, các bào tử rơi ra ngoài.

- Vậy cụm từ cần điền là “túi bào tử”.

Chọn A

Câu 12 (VD):
+ Khi cây sống ở nơi ngập nước, nước đủ cung cấp cho cây nên cây có rễ kém phát triển, không có lông hút.

- Vậy cây bèo tây là cây mà rễ không có lông hút.

Chọn A

Câu 13 (VDC):
+ Trong vườn nhà Nam không trồng ổi nên không thể do cây trong vườn rụng xuống.

+ Không có ai bỏ ổi ra vườn.

+ Quả ổi có kích thước lớn, nên không thể phát tán nhờ gió.

+ Quả ổi có hương thơm, nhiều thịt quả, là thức ăn của nhiều loại động vật.

- Có thể dự đoán, quả ổi do các loài ăn quả mang đến, đây là hình thức phát tán nhờ động vật.

Chọn A

Câu 14 (VD):
+ Quả me là quả có vỏ mỏng, cứng, khô và không tách vỏ khi chín.

- Vậy quả me thuộc loại quả khô không nẻ.

Chọn B

Câu 15 (TH):
+ Để phát tán được nhờ động vật, quả và hạt phải có các đặc điểm phù hợp, hoặc là thu hút các loài động vật tới ăn, hoặc là có thể bám vào cơ thể của chúng.

+ Các đặc điểm cụ thể như: Quả có gai, móc, lông cứng bám vào lông động vật; quả mọng, chín thơm ăn được, màu sắc hấp dẫn động vật; hạt thường có vỏ cứng không tiêu hóa được.

- Những đặc điểm của quả và hạt thích nghi với cách phát tán nhờ động vật là: 1; 2; 4.

Chọn C

Câu 16 (NB):
Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái được gọi là sinh sản hữu tính.

Chọn C

Câu 17 (NB):
Hạt gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

Chọn A

Câu 18 (VD):
+ Quả trong hình có gai nhọn ở đầu hạt, tỏa ra xung quanh.

+ Đặc điểm này giúp quả, hạt của quả có thể bám vào cơ thể các loài động vật khi chúng cham vào.

- Hình thức phát tán của quả trong hình là phát tán nhờ đông vật.

Chọn B

Câu 19 (NB):
Ngành Hạt kín là ngành có tổ chức cơ thể hoàn thiện nhất, tiến hóa nhất.

Chọn D

Câu 20 (NB):
Cây tỏi là cây Một lá mầm, các cây còn lại là Hai lá mầm.

Chọn C

 HocTot.Nam.Name.Vn

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close