Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 6 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1: Với quả tự phát tán, thời điểm phát tán của quả và hạt là: A. Khi quả vừa được tạo thành B. Khi quả đang phát triển C. Khi quả đã chín D. Mọi thời điểm trong quá trình phát triển của quả Câu 2: Nối tên thành phần cấu tạo lá ở cột A với chức năng tương ứng ở cột B: Lựa chọn đúng là: A. 1-a; 2-b; 3-c B. 1-b; 2-c; 3-d C. 1-c; 2-d; 3-a D. 1-c; 2-a; 3-b Câu 3: Cây được phân chia thành cây một lá mầm và hai lá mầm dựa vào: A. Số lá mầm của phôi B. Số lá mầm của cây C. Số chồi mầm của cây D. Số phôi của hạt Câu 4: Đâu là quả thịt ? A. Quả đậu Hà lan B. Quả bông C. Quả đu đủ D. Quả thìa là Câu 5: Tảo lục có màu lục vì: A. Trong tế bào có thể màu chứa chất diệp lục. B. Tảo có thể phát ra ánh sáng màu lục. C. Tảo hấp thụ ánh sáng màu lục. D. Tế bào phản xạ lại ánh sáng màu lục. Câu 6: Đối với thực vật, sự phát tán của quả và hạt có ý nghĩa: A. Giúp cho sự duy trì, phát triển nòi giống trong những điều kiện khác nhau. B. Giúp tăng khả năng hô hấp, quang hợp và hút nước, muối khoáng. C. Giúp chất lượng của quả và hạt không bị mất đi D. Giúp con người có thể dễ dàng tìm thấy quả và hạt của cây. Câu 7: Điều kiện nào sau đây KHÔNG PHẢI điều kiện cần cho hạt nảy mầm: A. Nhiệt độ B. Độ ẩm C. Ánh sáng D. Không khí Câu 8: Bào tử của cây dương xỉ được chứa trong bộ phận nào sau đây: A. Hoa B. Túi bào tử C. Lá D. Bao phấn Câu 9: Quan sát hình sau: Hãy cho biết quả đó thuộc loại quả gì: A. quả khô nẻ B. quả khô không nẻ C. quả hạch D. quả mọng Câu 10: Ở Hạt đậu, chất dinh dưỡng được dự trữ ở: A. Phôi nhũ B. Rễ mầm C. Thân mầm D. Lá mầm Câu 11: Ở những cây một lá mầm, chất dinh dưỡng thường được dự trữ ở: A. Lá mầm B. Phôi C. Nhũ D. Vỏ hạt Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây chứng tỏ dương xỉ tiến hóa hơn rêu? A. Có thân, lá chính thức. B. Có rễ chính thức, có mạch dẫn. C. Chứa chất diệp lục. D. Sinh sản bằng bào tử. Câu 13: Lựa chọn phương án thích hợp, chú thích cho hình vẽ: A. 1 – Thân giả, 2 – Lá; 3 – Rễ B. 1 – Lá, 2 – Thân; 3 – Rễ giả C. 1 – Thân; 2 – Lá, 3 – Rễ giả D. 1 – Rễ; 2 – Lá giả, 3 – Thân Câu 14: Mối quan hệ giữa rễ với thân là A. Rễ tổng hợp các chất để nuôi thân B. Thân tổng hợp chất hữu cơ được tích lũy ở rễ C. Thân vận chuyển các chất rễ hấp thụ được lên lá D. Cả 3 quan hệ trên Câu 15: Vì sao cần phải bảo quản hạt giống tốt: A. Hạt giống tốt giúp hạt giữ được nhiệt độ ổn định hơn khi nảy mầm B. Hạt giống tốt giúp hạt lấy được nhiều không khí hơn khi nảy mầm C. Hạt giống tốt giúp hạt có độ ẩm tốt hơn khi nảy mầm D. Hạt giống tốt có chất lượng tốt, khả năng nảy mầm cao hơn Câu 16: Khi ăn chuối tiêu, Hùng thấy trong quả chuối không có hạt. Hùng thắc mắc không biết vì sao? Nhận xét nào sau đây có thể giải đáp thắc mắc của Hùng: A. Ở hoa chuối tiêu không diễn ra sự thụ phấn, hạt không được tạo thành B. Ở hoa chuối tiêu không diễn ra sự thụ tinh, hạt không được tạo thành C. Hạt của quả rất nhỏ, không thể quan sát bằng mắt thường D. Hạt của quả không màu, nên không thể quan sát được Câu 17: Các bộ phận của hạt gồm có: A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. B. vỏ và phôi. C. vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ. D. phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Câu 18: Từ cây cải dại người ta cải tạo thành thứ cây A. cải bắp B. cà chua C. bầu D. cam Câu 19: Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử? A. Tảo B. Dương xỉ C. Rêu D. Hạt trần Câu 20: Cây dừa cạn được xếp vào lớp Hai lá mầm vì Hình cây dừa cạn A. rễ cọc, hoa 5 cánh B. rễ chùm, hoa 6 cánh. C. rễ cọc, hoa 6 cánh. D. rễ chùm, hoa 5 cánh. Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (TH): + Khi chín, vỏ quả tách ra, giải phóng hạt, giúp hạt phát tán. - Như vây, với quả tự phát tán, thời điểm phát tán của quả và hạt là khi quả đã chín. Chọn C Câu 2 (TH): + Biều bì chứa lỗ khí có chức năng thoát hơi nước. + Gân lá gồm các bó mạch có chức năng vận chuyển các chất. - Vậy đáp án đúng là 1-c; 2-a; 3-b. Chọn D Câu 3 (NB): Câu 4 (NB): Quả khô - Đặc điểm: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng Quả thịt - Đặc điểm: khi chín mềm, vò dày chứa đây thịt quả bên trong Cách giải: Quả thịt là quả đu đủ. Các quả còn lại đều là quả khô. Chọn C Câu 5 (NB): + Chất diệp lục có màu lục - Tảo xoắn có màu lục vì trong tế bào có thể màu chứa chất diệp lục. Chọn A Câu 6 (VD): + Từ hạt này trong điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành cây mới. - Như vậy, nhờ phát tán, các loài cây có thể duy trì, phát triển nòi giống trong những điều kiện khác nhau. Chọn A Câu 7 (NB): - Trong các điều kiện trên, ánh sáng không phải điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Chọn C Câu 8 (NB): + Trong các túi bào tử chứa lượng lớn bào tử. - Vậy bào tử của cây dương xỉ được chứa trong túi bào tử. Chọn B Câu 9 (VD): - Vậy quả đậu tương thuộc quả khô nẻ. Chọn A Câu 10 (VD): Câu 11 (TH): Câu 12 (TH): A sai, cả 2 đều có thân, lá thật C sai, cả 2 đều có diệp lục D sai, đều sinh sản bằng bào từ Chọn B Câu 13 (TH): + Thân rêu ngắn, không phân nhánh (tương ứng với 1) + Lá rêu mỏng, nhỏ (tương ứng với 2) + Rễ giả là các sợi nhỏ ở phần gốc phía dưới (tương ứng với 3) - Thứ tự chú thích cho hình là: 1 – Thân; 2 – Lá, 3 – Rễ giả Chọn C Câu 14 (NB): Chọn B Câu 15 (VD): + Hạt có chất lượng tốt sẽ có khả năng nảy mầm cao hơn. + Việc bảo quản tốt sẽ giúp hạt giữ được chất lượng. - Nhu vậy, cần phải bảo quản hạt giống tốt vì hạt giống có chất lượng tốt, khả năng nảy mầm cao hơn. Chọn D Câu 16 (VD): Câu 17 (NB): Chọn A Câu 18 (NB): Chọn A Câu 19 (NB): Chọn C Câu 20 (TH): Chọn A HocTot.Nam.Name.Vn
|